Na vào mùa ngọt thơm nhưng ‘đại kỵ’ với những người này
Na là trái cây mùa hè quen thuộc ở Việt Nam và được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon lại vô cùng bổ dưỡng.
Tuy nhiên, loại quả này cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của một số nhóm người nhất định dưới đây.
Những người không nên ăn na
Người mắc bệnh tiểu đường
Na có chỉ số đường huyết tương đối cao, nghĩa là khi ăn na, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh chóng. Điều này gây khó khăn cho người bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết.
Bên cạnh đó, na cũng chứa một lượng đường tự nhiên khá cao, đặc biệt là khi chín quá. Việc tiêu thụ quá nhiều đường từ na có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn một lượng na vừa phải, khoảng 250g/ngày (tương đương 1 quả) và không quá 3 lần/tuần. Tránh ăn na quá chín hoặc chưa chín. Na chín vừa sẽ có vị ngọt thanh và ít gây tăng đường huyết đột ngột.
Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn na. Ảnh: Health Shot
Người suy thận
Na chứa một lượng kali đáng kể. Kali là một khoáng chất quan trọng cho cơ thể, nhưng đối với người bệnh suy thận, khả năng đào thải kali qua thận bị hạn chế. Việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu, gây ra các vấn đề về tim mạch, thần kinh cơ.
Thận có chức năng lọc máu và đào thải các chất thải, bao gồm cả kali. Khi thận bị suy yếu, việc lọc và đào thải kali trở nên khó khăn hơn. Việc ăn quá nhiều na sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn, gây tăng thêm gánh nặng lên cơ quan này. Người bệnh suy thận không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn na, nhưng cần phải hạn chế lượng tiêu thụ và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Video đang HOT
Người thừa cân, béo phì
Na là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, đối với người thừa cân, béo phì, việc tiêu thụ quá nhiều na có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.
Na chứa một lượng đường tự nhiên khá cao. Khi ăn nhiều na, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng đường dư thừa thành mỡ, từ đó làm tăng cân.
Na không tốt cho người bị thừa cân, béo phì. Ảnh: Shutter Stock
Việc tiêu thụ quá nhiều na có thể cung cấp lượng calo vượt quá nhu cầu cơ thể, dẫn đến tăng cân. So với các loại trái cây khác, na chứa ít chất xơ hơn. Chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân. Việc ăn na mà không kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất xơ khác có thể khiến bạn nhanh đói và ăn nhiều hơn. Người thừa cân béo phì chỉ nên ăn một lượng na vừa phải, khoảng 250g/ngày (tương đương 1 quả) và không quá 3 lần/tuần.
Một số lưu ý khác khi ăn na
- Không nên ăn na quá nhiều: Mặc dù na rất bổ dưỡng, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như tăng đường huyết, tăng cân và các vấn đề tiêu hóa.
- Chọn na chín vừa: Na chín vừa sẽ có vị ngọt thanh mát và dễ tiêu hóa hơn so với na xanh hoặc quá chín.
- Không ăn hạt na: Hạt na có chứa chất độc, nếu vô tình nhai vỡ hạt có thể gây ngộ độc.
- Không nên ăn na lúc đói: Ăn na lúc đói có thể làm tăng lượng đường trong máu đột ngột và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Không nên kết hợp na với một số loại thực phẩm: Na không nên kết hợp với các loại thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, thanh long vì có thể gây lạnh bụng, khó tiêu.
- Lưu ý khi chế biến na: Khi chế biến na thành các món ăn khác, nên hạn chế thêm đường để tránh tăng lượng đường hấp thu vào cơ thể.
Việt Nam có một đặc sản đang vào mùa, là thuốc quý vừa bổ máu vừa ngừa ung thư
Quả na, hay còn gọi là mãng cầu ta, là loại quả nhiệt đới thơm ngon và bổ dưỡng đang vào mùa ở Việt Nam.
Nhưng ít ai biết rằng, bên trong những múi na trắng muốt ấy chứa đựng vô vàn dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Quả na tốt cho người thiếu máu
Na là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào - một khoáng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hemoglobin - thành phần chính của hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu.
Na cũng chứa một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm. Sự kết hợp giữa sắt và vitamin C trong quả na giúp tối ưu hóa việc bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Na vừa bổ máu vừa có khả năng ngăn ngừa ung thư. Ảnh: Getty Images
Tăng cường sức khỏe mắt
Na rất giàu vitamin A - một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ giác mạc, duy trì độ ẩm cho mắt, ngăn ngừa khô mắt và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Vitamin C trong loại quả này cũng giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do, hỗ trợ sản xuất collagen, giúp duy trì độ đàn hồi của các mạch máu trong mắt.
Bên cạnh đó, na còn chứa các carotenoid như lutein và zeaxanthin, được biết đến với khả năng bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại từ màn hình điện tử và ánh nắng mặt trời. Lutein và zeaxanthin cũng giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Na cũng chứa một lượng nhỏ riboflavin, một loại vitamin B giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và hội chứng khô mắt.
Ngăn ngừa ung thư
Na chứa nhiều flavonoid như quercetin và kaempferol - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng acetogenins được tìm thấy trong quả na có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại cho tế bào khỏe mạnh
Là một chất chống oxy hóa quan trọng, vitamin C trong na giúp trung hòa các gốc tự do và giảm nguy cơ tổn thương DNA, một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành ung thư. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ cao trong na giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, từ đó giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Quả na tốt cho sức khỏe tim mạch
Na chứa một lượng lớn magie và kali, hai khoáng chất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Magie giúp thư giãn mạch máu và ngăn ngừa co thắt, trong khi kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể, từ đó giảm huyết áp. Vitamin B6 có trong na giúp giảm homocysteine, một loại axit amin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Na là một trong những trái cây rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Shutter Stock
Ngoài ra, na giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid, giúp bảo vệ tế bào tim khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch. Do chứa nhiều chất xơ, na cũng giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó bảo vệ tim mạch.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Vitamin B6 trong na giúp giảm buồn nôn và nôn, các triệu chứng thường gặp trong thời kỳ ốm nghén. Vitamin A và C trong na rất quan trọng cho sự phát triển của mắt, da, tóc và hệ miễn dịch của thai nhi.
Na cũng có thể làm giảm nguy cơ sảy thai, giảm thiểu cơn đau chuyển dạ khi sinh nở và tăng sản xuất sữa mẹ sau khi sinh. Kali và magie trong na giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật và các biến chứng tim mạch khác trong thai kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn nên tham khải ý kiến của bác sĩ trước khi ăn na, đặc biệt nếu có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc dị ứng với na.
Ngăn ngừa viêm khớp
Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C có trong na giúp trung hòa các gốc tự do gây viêm nhiễm trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, người có lượng vitamin C thấp trong máu có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.
Na cũng chưa magie là một khoáng chất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp, giúp giảm viêm, tăng cường mật độ xương và giảm đau khớp. Bên cạnh đó, kaempferol có trong na, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kaempferol có thể giúp giảm viêm khớp và các triệu chứng liên quan.
Đặc sản Lạng Sơn siêu giàu 2 loại vitamin dưỡng trắng da, tăng collagen lại còn tốt cho xương khớp, trí não Tranh thủ món đặc sản đang chính vụ để thu được nhiều lợi ích cho cơ thể, nếu không bạn sẽ phải tiếc hùi hụi đó nhé! Đặc sản Lạng Sơn rất giàu vitamin A, C giúp dưỡng trắng da, tăng collagen Đó chính là quả na! Na là loại quả quen thuộc của người Việt, đang vào mùa chín rộ. Ở nước...