Mỹ thử thành công hai tên lửa siêu vượt âm
Lầu Năm Góc cho biết ngày 13/7, Mỹ đã thử nghiệm thành công hai tên lửa siêu vượt âm của tập đoàn vũ khí Lockheed Martin Corp.
Vụ thử diễn ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng lo ngại rằng Nga và Trung Quốc đã thành công hơn trong phát triển vũ khí siêu vượt âm.
Một chiếc B-52H Stratofortress cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards, California, mang theo một vũ khí ARRW ngày 14/5. Ảnh: Lực lượng Không quân Mỹ
Theo hãng tin Reuters, Không quân Mỹ xác nhận họ đã thử nghiệm thành công Vũ khí Phản ứng nhanh Phóng từ Máy bay (ARRW) được phóng từ trên không ngoài khơi bờ biển California.
Trong thử nghiệm, tên lửa đẩy được gắn dưới cánh của một máy bay B-52H rồi được phóng đi. Trong các cuộc thử nghiệm trước đây, vũ khí không tách rời khỏi máy bay.
Lockheed cho biết trong một tuyên bố: “Cuộc thử nghiệm thành công thứ hai này chứng tỏ khả năng của ARRW trong tiếp cận và chịu được tốc độ siêu vượt âm khi vận hành, thu thập dữ liệu quan trọng để sử dụng trong các thử nghiệm tiếp theo và xác nhận khả năng tách an toàn khỏi máy bay”.
Chuẩn tướng Không quân Heath Collins, Giám đốc điều hành chương trình nói trên, cho biết: “Chúng tôi đã hoàn thành loạt thử nghiệm tên lửa đẩy và sẵn sàng chuyển sang thử nghiệm toàn diện vào cuối năm nay”. Thử nghiệm toàn diện gồm thử nghiệm tên lửa đẩy và đầu đạn.
Vũ khí siêu vượt âm di chuyển trong tầng khí quyển cao ở tốc độ hơn 5 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 6.200 km mỗi giờ.
Trong một cuộc thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm khác, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) xác nhận họ đã thực hiện thành công vụ thử nghiệm đầu tiên đối với vũ khí siêu vượt âm Operational Fires. Cuộc thử nghiệm được thực hiện tại White Sands ở New Mexico.
Các cuộc thử nghiệm thành công cho thấy Mỹ tiến bộ trong nỗ lực phát triển vũ khí siêu vượt âm, mà trước đây Mỹ đã nhiều lần thử thất bại và có nguy cơ tụt hậu trong cuộc chạy đua vũ trang với các siêu cường.
Operational Fires là một hệ thống phóng từ mặt đất, sẽ tấn công nhanh chóng và chính xác các mục tiêu quan trọng, đồng thời xuyên thủng hệ thống phòng không hiện đại của đối phương. DARPA đã yêu cầu và nhận được 45 triệu USD cho Operational Fires trong năm tài chính 2022.
Video đang HOT
Những cuộc thử nghiệm thành công này diễn ra sau khi Mỹ thử nghiệm thất bại một loại vũ khí siêu vượt âm khác là Common Hypersonic Glide Body ngày 29/6 tại ở Hawaii.
Các nhà sản xuất vũ khí như Lockheed, Northrop Grumman Corp và Raytheon Technologies Corp đều đã chào hàng các chương trình vũ khí siêu vượt âm với các nhà đầu tư khi thế giới tập trung vào cuộc chạy đua vũ trang mới liên quan oại vũ khí mới nổi này.
Trước đó, ngày 28/5, tại vùng biển Bắc Cực, Hạm đội Phương Bắc của Nga đã phóng một tên lửa từ một tàu khu trục nhỏ ở Biển Barents. Theo hãng thông tấn TASS, tên lửa siêu vượt âm Tsirkon được cho là có khả năng di chuyển với tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh và đã thành công khi bắn trúng mục tiêu cách đó hơn 1.000 km trên biển Bạch Hải.
Tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon được phóng thử từ tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk ngày 4/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ trong 5 tháng đầu năm, Nga đã tiến hành tổng cộng 14 vụ phóng tên lửa, trong đó có tên lửa siêu vượt âm – vũ khí ngày càng được coi là mối đe dọa đối với Mỹ và NATO.
Ngày 20/4, Điện Kremlin cho biết họ đã thực hiện một vụ phóng thử thành công tên lửa liên lục địa mới Sarmat từ Bắc Cực để đánh trúng mục tiêu cách đó 5.600 km ở cực Đông nước Nga. Mặc dù bản thân Sarmat không được coi là vũ khí siêu vượt âm, nhưng Moskva có kế hoạch kết hợp nó với Avangard – một thiết bị bay siêu vượt âm có khả năng phóng hạt nhân.
Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bộ này cũng đang theo dõi sát sao các cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí hiện đại của Nga tại Bắc Cực.
Gần đây, Nga thông báo nước này sẽ tiến hành thêm 19 vụ phóng vũ khí tại Bắc Cực cho đến hết năm, trong đó có các hệ thống vũ khí tầm xa siêu vượt âm với độ chính xác cao.
Trong 3 năm qua, Mỹ đã đầu tư gần 10 tỷ USD để phát triển vũ khí siêu vượt âm. Nga và Trung Quốc thì đang ráo riết thử nghiệm. 9 quốc gia khác bắt tay vào nghiên cứu, làm dấy lên nỗi lo ngại một cuộc chạy đua vũ trang đã khởi động.
Theo các chuyên gia, với tính năng di chuyển với tốc độ cao và có thể thay đổi hướng đi khi đang bay, các loại tên lửa siêu vượt âm rất khó để hệ thống phòng không thông thường đánh chặn. Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện hè năm ngoái, Thượng nghị sĩ Angus King thừa nhận: “Khi nói đến vũ khí siêu vượt âm, hệ thống phòng tên lửa của phương Tây không thể theo dõi và đánh chặn chúng”.
Trong khi Nga được cho là quốc gia thử nghiệm nhiều vũ khí siêu vượt âm nhất, thì Trung Quốc lại được đánh giá là sở hữu những vũ khí phức tạp hơn. Một cuộc thử nghiệm “bắn phá quỹ đạo” vào tháng 10/2021 của Trung Quốc ấn tượng đến mức trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley đã gọi đây là “một sự kiện công nghệ rất quan trọng”.
Một số nhà lập pháp, như Hạ nghị sĩ Matt Gaetz đã chỉ trích Lầu Năm Góc đã tụt lại so với Nga và Trung Quốc về phát triển vũ khí siêu vượt âm. Trong khi đó, Quốc hội đã tăng cường tài trợ cho Lầu Năm Góc phát triển chương trình siêu vượt âm, đầu tư 4,7 tỷ USD vào năm 2023, vượt mức 3,8 tỷ USD cho năm 2022.
Một tên lửa siêu vượt âm ở Mỹ hiện có giá khoảng 100 triệu USD, trong khi chỉ mất 1 triệu USD để chế tạo ra một tên lửa hành trình. Trong khi đó, các cuộc thử nghiệm của tên lửa siêu vượt âm Mỹ không phải lúc nào cũng thành công.
Quân đội Mỹ dùng khí cầu giám sát vũ khí siêu vượt âm
Dự án khí cầu COLD STAR của Mỹ có thể ẩn nấp trong không phận của đối phương nhằm lấp các lỗ hổng trong việc phủ sóng thông tin liên lạc và cảm biến vệ tinh.
Một khí cầu quân sự của Quân đội Mỹ. Ảnh: AP
Tương tự các cuộc không chiến thời thế kỷ 19, Mỹ đang nghiên cứu sử dụng khí cầu để theo dõi tên lửa siêu vượt âm và giám sát bầu trời.
Tờ Politico đưa tin khí cầu này này có thể bay đến độ cao 18.000 - 27.000 mét và trở thành trợ thủ đắc lực cho mạng lưới giám sát vệ tinh rộng khắp của Mỹ, cũng như phục vụ mục tiêu theo dõi vũ khí siêu vượt âm của các nước như Nga và Trung Quốc.
Một số tài liệu của Lầu Năm Góc cho thấy công nghệ Kiến trúc tầng bình lưu Covert Long-Dwell (COLD STAR) đang được chuyển giao từ các nhà khoa học thuộc Bộ Quốc phòng cho quân đội Mỹ. Về ngân sách, hai năm qua, Lầu Năm Góc đã chi 3,8 triệu USD cho các dự án phát triển khinh khí cầu giám sát tầm cao và sẽ chi thêm 27,1 triệu USD trong năm tài chính 2023.
Ông Tom Karako, thành viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) có trụ sở tại Washington, cho biết các hệ thống hoạt động ở tầm cao hoặc rất cao có nhiều lợi thế về độ bền, khả năng cơ động và trọng tải linh hoạt.
Báo quốc phòng Tactical Defense Media nhận định về mặt phòng thủ tên lửa, khí cầu COLD STAR có khả năng phủ sóng diện rộng với các cảm biến bao quát góc rộng từ trên không có thể theo dõi hoạt động của các tên lửa hành trình đang bay tới.
Trong khi các cảm biến trên mặt đất đã được coi là "xương sống" trong phòng thủ tên lửa kể từ thời Chiến tranh Lạnh, CSIS cho biết chúng có nhiều hạn chế.
Ví dụ, độ cong của Trái đất đã làm giảm hiệu quả theo dõi của chúng đối với các mối đe dọa bay thấp như tên lửa hành trình. Ngoài ra, các trạm cảm biến trên mặt đất bị hạn chế về số lượng do có kích thước lớn và vị trí cố định. Việc phát ra nguồn năng lượng đáng kể khiến chúng trở thành mục tiêu tấn công tiềm năng.
Lầu Năm Góc đang đưa dự án khí cầu tầm cao vào phục vụ. Ảnh: AFP
Ngược lại, CSIS lưu ý rằng các cảm biến trên khí cầu có thể phát hiện các mối đe dọa tên lửa ở phạm vi lớn hơn so với trên mặt đất. Các trạm cảm biến bay lơ lửng này cũng có thể mang theo nhiều loại thiết bị hơn. Chúng có chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với vệ tinh. Tạp chí Military Review ước tính chi phí phát triển và vận hành ban đầu của một khí cầu tầm cao là 100.000 USD, tiết kiệm nhiều so với chi phí 1,6 tỷ USD cho một vệ tinh hồng ngoại.
Tuy nhiên, CSIS cũng chỉ ra những điểm hạn chế đối với cảm biến trên khinh khí cầu, trong đó đòi hỏi một cấu trúc mạng lưới chặt chẽ hơn, cũng như giảm độ chính xác của cảm biến do bị giới hạn về kích thước, trọng lượng và công suất.
Ngoài ra, Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cũng đề cập đến khả năng chúng dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và hỏa hoạn từ mặt đất. Một số nguồn tin nói rằng nhiều khinh khí cầu giám sát của Mỹ và nước ngoài đã bị mất tích do thời tiết bất lợi. Khả năng dễ bị tổn thương của chúng trước hỏa lực của đối phương cũng gây ra những ý kiến trái chiều.
Một mặt, những người ủng hộ nói rằng những quả khí cầu như vậy có độ sống sót cao nhờ tiết diện radar thấp (RCS) và có thể chịu được một số cú tấn công trước khi mất độ cao. Mặt khác, một số người lại khẳng định khí cầu là mục tiêu trong tầm bắn của một số loại vũ khí.
Popular Mechanics mô tả COLD STAR là loại khinh khí cầu có thể hoạt động ẩn mình trong không phận của đối phương, với tính năng điều hướng tự động, cảm biến độ chính xác cao và tích hợp trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, khí cầu COLD STAR còn trong suốt đối với radar phòng không nhờ loại bỏ các đường thẳng và góc tạo ra phản hồi radar mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn với Politico, Giám đốc kỹ thuật Russell Van Der Werff tại Raven Aerostar, công ty sản xuất khí cầu COLD STAR, cho biết cấu tạo của khinh khí cầu gồm một bộ phận điều khiển chạy bằng pin Mặt trời cùng các thiết bị điện tử nhằm phục vụ mục đích an toàn bay, điều hướng và thông tin liên lạc.
Một hệ thống khác có thể đang được Lầu Năm Góc xem xét là Hệ thống cảm biến tên lửa hành trình tấn công trên bộ (JLENS). Nó có công nghệ mạng lưới và cảm biến tiên tiến để cung cấp khả năng theo dõi mặt đất liên tục, khắp 360 độ và chính xác cao đối với tên lửa hành trình và các mối đe khác. Nó bao gồm một hệ thống radar điều khiển hỏa lực và một hệ thống giám sát diện rộng.
Các hệ thống trên có thể hoạt động cùng nhau hoặc độc lập, cũng như vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Ngoài ra, JLENS có thể được tích hợp với tên lửa đánh chặn SM-6 và Patriot.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết trong cuộc thử nghiệm vào tháng 10/2015, khí cầu điều khiển hỏa lực JLENS đã bị đứt khỏi dây neo do lỗi thiết bị giảm phát tự động và gió lớn, khiến quả bóng bay lơ lửng trên vùng nông thôn Pennsylvania và cuối cùng hạ cánh xuống thị trấn Moreland. Kết quả, Quân đội Mỹ đã quyết định từ bỏ dự án JLENS sau khi bỏ ra 2 tỷ USD chi phí phát triển.
Cuộc đua của các nhà thầu quân sự Mỹ trong đánh chặn vũ khí siêu vượt âm Các tập đoàn vũ khí hàng đầu của Mỹ như Raytheon, Northrop đang cạnh tranh để phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu vượt âm. Một tên lửa siêu vượt âm của Nga khai hỏa. Ảnh: AP Theo một thông báo mới đây của Lầu Năm Góc, Raytheon Technologies và Northrop Grumman đã giành được các hợp đồng riêng lẻ để...