Mỹ lập trận địa tên lửa tại Hàn Quốc, một mũi tên trúng nhiều đích

Theo dõi VGT trên

Mỹ đang có kế hoạch lập trận địa tên lửa tại quốc gia đồng minh Hàn Quốc nhằm đối phó với hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc lo ngại đây là chiến lược giúp Mỹ thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Đông Á.

Mỹ lập trận địa tên lửa tại Hàn Quốc, một mũi tên trúng nhiều đích - Hình 1

THAAD là hệ thống phòng thủ trên không chính xác nhất hiện nay

“Mượn dịp” Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa

Ngày 13-2, quân đội Mỹ đã triển khai thêm các hệ thống tên lửa Patriot tới Hàn Quốc, để đối phó với Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh bằng công nghệ tên lửa đạn đạo.

Trụ sở quân đội Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cuối tuần qua cho biết, việc triển khai hệ thống tên lửa này là một phần trong bài diễn tập sẵn sàng ứng cứu khẩn cấp sắp diễn ra với quân đội Hàn Quốc. “Việc tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã đi ngược lại ý muốn của cộng đồng quốc tế. Điều này yêu cầu Mỹ – Hàn Quốc phải duy trì khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo một cách hiệu quả. Các bài diễn tập đảm bảo rằng, chúng tôi luôn sẵn sàng chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên” – Trung tướng Thomas Vandal, Chỉ huy trưởng Quân đoàn 8 của USFK cho biết.

Các hệ thống tên lửa Patriot được điều động từ căn cứ quân sự Fort Bliss ở Texas và sẽ được đặt cùng vị trí với những hệ thống PAC-2 và PAC-3 Patriot ở căn cứ không quân Osan, cách Thủ đô Seoul khoảng 55 km về phía Nam. Patriot được sử dụng để đ.ánh chặn máy bay và tên lửa ở phạm vi 96 km.

Việc triển khai hệ thống Patriot diễn ra trong bối cảnh Washington cân nhắc việc triển khai hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc. Thông tin này được đưa ra sau khi Triều Tiên đưa thành công một vệ tinh quan sát lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy hôm 7-2 vì mục đích khoa học. Tuy nhiên, các nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng đây là một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo.

Triều Tiên không được phép phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Vụ thử nghiệm này dấy lên nhiều quan ngại hơn sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch hôm 6-1.

Video đang HOT

Trung Quốc lo đối phó

Kế hoạch triển khai THAAD tới Hàn Quốc của Mỹ vấp phải chỉ trích từ Trung Quốc và Nga. Hai quốc gia này cho rằng, đây là mối đe dọa lớn tới sự cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực. Dù Seoul và Washington khẳng định, THAAD cần thiết để chống lại một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tiềm tàng từ Bình Nhưỡng, nhưng Bắc Kinh và Matxcơva vẫn nghi ngờ hệ thống này sẽ được sử dụng để đối phó với Trung Quốc và rất có thể là để do thám vùng Viễn Đông

của Nga.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã gặp Đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc Kim Jang-soo để bày tỏ quan điểm rằng, việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc sẽ “gây hại nhiều hơn lợi”. Phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc cũng cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang nếu THAAD được triển khai tại Hàn Quốc, đồng thời tỏ ra lo lắng về một liên minh quân sự lớn mạnh hơn giữa Seoul, Washington và Tokyo.

Nhạc Cương – một Đại tá quân đội Trung Quốc đã về hưu khi trò chuyện với tờ South China Morning Post có trụ sở ở Hồng Kông đã cho rằng: “Nếu THAAD được triển khai tại Hàn Quốc, bước tiếp theo sẽ là liên kết với hệ thống tên lửa phòng thủ tại Nhật Bản. Điều này dẫn tới Hàn Quốc hình thành liên minh quân sự với Mỹ và Nhật Bản, giống như một tổ chức NATO thu nhỏ. Trung Quốc đang cố tránh tình trạng này, bởi mối đe dọa quân sự khi đó sẽ lớn hơn nhiều so với sự xuất hiện của một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo”. Cũng theo cựu sĩ quan nói trên, mục đích triển khai hệ thống THAAD là nhằm thay đổi cán cân an ninh chiến lược ở Đông Á, làm suy yếu lợi thế quân sự của Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Từ Quang Dụ, nhà nghiên cứu cao cấp của Hiệp hội kiểm soát và giải trừ vũ khí Trung Quốc, cho rằng: “Radar băng tần X của THAAD có khả năng theo dõi trong phạm vi 3.000 – 4.000 km, có thể giám sát cả Trung Quốc và Nga. Điều này có nghĩa, mọi cuộc diễn tập trên bộ và trên không đều sẽ bị phát hiện, tần suất và số lượng của các máy bay cũng như vị trí của mọi phi trường quân sự cũng bị phơi bày”.

Trong khi đó, Mỹ đang có các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc để giải thích rằng việc lắp đặt hệ thống phòng thủ này không nhằm phá hoại lợi ích an ninh của Trung Quốc, hãng tin Yonhap dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết ngày 15-2. Tuy nhiên, Bắc Kinh tỏ ra không quan tâm tới lời giải thích từ phía Washington.

Theo_An ninh thủ đô

Mỹ hụt hơi, đuối sức, các đồng minh hoang mang?

Cán cân sức mạnh quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương đang chuyển sang thế có phần bất lợi cho siêu cường Mỹ khi Trung Quốc và Triều Tiên liên tục thách thức sự đáng tin cậy của những cam kết an ninh của Mỹ và Lầu Năm Góc đang đối mặt với những hạn chế về chi tiêu quân sự. Đây là nội dung của một bản nghiên cứu vừa được công bố ngày hôm qua (19/1).

Mỹ hụt hơi, đuối sức, các đồng minh hoang mang? - Hình 1

Ảnh minh hoạ

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược đã thực hiện một nghiên cứu cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong bản nghiên cứu này, giới nghiên cứu bày tỏ sự "quan ngại" về việc chính sách "tái cân bằng" của Tổng thống Barack Obama ở Châu Á có thể sẽ không đủ để đảm bảo các lợi ích của Mỹ trong khu vực.

Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng thực hiện nghiên cứu nói trên theo Điều luật Quốc phòng năm 2015.

"Các hành động của Trung Quốc và Triều Tiên đang liên tục thách thức sự đáng tin cậy của các cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực Châu Á và ở tốc độ phát triển năng lực quân sự của Mỹ như hiện nay, cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực đang thay đổi theo hướng bất lợi cho Mỹ", nghiên cứu đã chỉ ra như vậy.

Giới lãnh đạo Lầu Năm Góc và những người ủng hộ Bộ Quốc phòng trong Quốc hội cho rằng, những nỗ lực nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển quân sự của Trung Quốc cũng như đối phó được với các mối đe doạ an ninh đang vấp phải cản trở từ việc cắt giảm chi tiêu ngân sách mà chính phủ Mỹ đưa ra từ hồi năm 2011 nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt lớn ở nước này.

Quốc hội đã thông qua một dự luật chi tiêu đến cuối năm 2016 nhằm giải quyết những quan ngại nói trên nhưng chưa đưa ra được một giải pháp lâu dài.

Bản nghiên cứu vừa được công bố đã đưa ra 4 khuyến nghị:

Thứ nhất, Nhà Trắng nên phát triển một chiến lược tái cân bằng riêng sau khi nhận thấy có những sự bối rối, lúng túng trong bộ máy chính phủ về chiến lược này. Trong số nhiều vấn đề khác, bản nghiên cứu chỉ ra rằng, chính quyền của ông Obama nên tăng cường kết nối với Quốc hội và phối hợp tốt hơn với các đồng minh.

Khuyến nghị thứ hai là Washington nên tăng cường nỗ lực để củng cố sức mạnh cho các đồng minh cũng như đối tác, bao gồm trong lĩnh vực an ninh hàng hải. "Nhiều nước đang vật lộn một cách khó khăn để giảm thiểu các nguy cơ về an ninh khu vực. Những nguy cơ đó trải rộng từ các cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn đến những tranh chấp hàng hải và các mối đe doạ từ tên lửa", bản nghiên cứu phân tích.

Khuyến nghị thứ ba là Mỹ nên duy trì và mở rộng sự hiện diện quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ tư, Mỹ nên tăng cường phát triển các năng lực mới cho lực lượng vũ trang của nước này, như khả năng chống lại các mối đe doạ ngày càng tăng từ tên lửa đạn đạo đối với tàu thuyền và căn cứ của Mỹ.

Thông tin về việc cán cân sức mạnh quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương đang thay đổi theo hướng bất lợi đối với Mỹ thực sự khiến các nước đồng minh của họ lo ngại.

Châu Á vốn đang phải chứng kiến nhiều cuộc đối đầu, trong đó nổi bật là những cuộc đối đầu giữa các đồng minh của Mỹ như Philippines, Nhật Bản với Trung Quốc. Cả Philippines và Nhật Bản đều muốn trông chờ vào siêu cường Mỹ để đối phó với một Trung Quốc ngày càng "ghê gớm". Bản thân Washington cũng muốn cùng phối hợp với các đồng minh của mình để tạo thế đối trọng với Trung Quốc, kiềm chế bớt sự nổi lên một cách đáng ngại của cường quốc Châu Á này.

Trong thời gian qua, người ta đã thấy Mỹ liên tục thắt chặt mối quan hệ đồng minh với hai nước thân thiết là Nhật Bản, Philippines đồng thời đẩy mạnh các mối quan hệ đối tác khác trong khu vực. Washington cũng nỗ lực giúp đỡ các nước đồng minh và đối tác trong việc tăng cường sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, những nỗ lực này có vẻ như là chưa đủ, nhất là trong thời điểm Mỹ có nhiều mối bận tâm cũng như bị hạn chế về năng lực tài chính.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần
10:08:48 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam
10:24:00 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"
10:03:21 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024
Phát ngôn thách thức CĐM, hot TikToker "bay màu" kênh triệu follow
10:09:17 16/06/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Putin tiết lộ số binh sĩ tham gia xung đột tại Ukraine

14:32:38 16/06/2024
Đến tháng 5, tạp chí Mỹ Financial Times đưa tin làn sóng tuyển quân hàng loạt lần hai ở Nga sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một lần nữa, người phát ngôn Peskov bác bỏ tuyên bố.

Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh

14:31:48 16/06/2024
Trooping the Colour năm nay là lễ diễu hành mừng sinh nhật Vua Charles III lần thứ hai kể từ khi ông lên ngôi và lần đầu tiên kể từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

14:18:22 16/06/2024
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn giao dịch chính của Nga, gây rối loạn thị trường tài chính và có thể thúc đẩy nước này dạng hóa sang thị trường châu Á.

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Có thể bạn quan tâm

Em vợ Lê Dương Bảo Lâm mất hồn vía sau va chạm xe tải, cú sốc khó quên

Sao việt

14:56:11 16/06/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Quỳnh Trang - em vợ Lê Dương Bảo Lâm đăng tải hình ảnh mới. Cô diện trang phục đơn giản, check-in tại nhà riêng cùng người thân. Đính kèm loạt ảnh tươi tắn, em vợ Lê Dương Bảo Lâm cập nhật tình hình hiện tại...

Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố

Tv show

14:54:36 16/06/2024
Ca sĩ Quang Bình hiếm hoi xuất hiện, chia sẻ về chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, con trai danh ca Hùng Cường cũng trải lòng về chuyện đổ vỡ hôn nhân và biến cố bệnh tật.

Bộ Công an bắt Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa

Pháp luật

14:38:04 16/06/2024
Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa. Sáng 16.6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt 2 lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa.

James Su và dàn mỹ nam Thái Lan phá banh hit Baby Monster, CĐM chê thảm hoạ

Sao châu á

14:34:34 16/06/2024
Dù nhận về một số ý kiến trái chiều nhưng SHEESH vẫn được xem là sản phẩm âm nhạc thành công của nhóm nhạc nữ tân binh BABYMONSTER. Ca khúc không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà còn có sức lan tỏa ở nhiều quốc gia.

Cần Thơ lần đầu xuất hiện mưa đá

Tin nổi bật

14:19:32 16/06/2024
Lượng mưa phổ biến 2 - 10mm có nơi trên 10mm. Trong mưa dông đề phòng dông sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lốc xoáy và gió giật mạnh; cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét cấp 1.

4 kiểu tóc tăng độ dày cho tóc thưa mỏng, "hack" gương mặt nhỏ gọn hơn

Làm đẹp

14:09:10 16/06/2024
Tóc thưa mỏng là vấn đề khiến nhiều nàng đau đầu. Tuy nhiên, các nàng có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách, một trong số đó là lựa chọn kiểu tóc phù hợp.

Màn tái ngộ của 2 ngôi sao 'Phía trước là bầu trời' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Hậu trường phim

14:03:42 16/06/2024
Từng là cặp đôi gây tiếc nuối nhất trong Phía trước là bầu trời , Đức Trí và Kiều Anh lại vào vai trái tuyến ở phim Trạm cứu hộ trái tim .

10 set đồ công sở có màu sắc nổi bật nhưng vẫn chuẩn thanh lịch giúp nàng trẻ hóa phong cách

Thời trang

13:27:16 16/06/2024
Khi xây dựng phong cách công sở, nhiều chị em có xu hướng ưa chuộng những set đồ mang tông màu trung tính làm chủ đạo.

Đang trong lúc gần gũi hết mình sau chuyến công tác xa, vậy mà lại trở thành đêm định mệnh nhất cuộc đời

Góc tâm tình

13:04:27 16/06/2024
Sau chuyến công tác về nhà tôi chỉ muốn lao vào ôm lấy vợ để thỏa nỗi nhớ mong bao ngày, vậy mà tai nạn lại xảy ra lúc nửa đêm.

Phim vừa chiếu đã được khen hài hước nhất hiện tại, nữ chính diễn đỉnh như "bị nhập"

Phim châu á

12:55:08 16/06/2024
Sau khi bộ phim Dù Tôi Không Phải Người Hùng kết thúc, đài JTBC tiếp tục kết hợp cùng Netflix cho ra mắt tác phẩm hài hước, lãng mạn mới có tên Cô Ấy Ngày Và Đêm (Miss Night and Day).

Cách nấu bún măng vịt đơn giản tại nhà, vừa ngon lại thanh ngọt dễ ăn, cuối tuần ai cũng thích

Ẩm thực

12:46:38 16/06/2024
Bún vịt thơm ngon, thanh ngọt, dễ ăn đảm bảo cả nhà sẽ thích vào dịp cuối tuần.Nếu cuối bạn chưa biết phải nấu món gì cho gia đình thưởng thức, có thể tham khảo cách nấu bún măng vịt dưới đây nhé!