Muốn làm lãnh đạo có cần học giỏi Toán?
Đây là câu hỏi thú vị của một học sinh dành cho GS Ngô Bảo Châu trong khuôn khổ Ngày hội Toán học Mở năm 2021.
Sáng 17/1, Ngày hội Toán học Mở 2021 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp Sở GD&ĐT TP.HCM và ĐH Văn Lang (TP.HCM) tổ chức, đã diễn ra tại ĐH văn Lang với chủ đề “Toán học làm cho thế giới tốt đẹp hơn”.
GS Ngô Bảo Châu giao lưu trực tuyến với học sinh, sinh viên trong ngày hội Toán học Mở. Ảnh: M.N.
Toán học có khác biệt đặc thù
GS Ngô Bảo Châu, với tư cách là giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, cũng tham gia ngày hội bằng kết nối trực tuyến. Mở đầu, nhiều học sinh giao lưu trực tuyến với GS Ngô Bảo Châu (từ Mỹ) về việc học và dạy Toán hiện nay.
Bạn Nguyễn Đình Quốc Bảo, lớp 10 chuyên toán, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), hỏi GS Ngô Bảo Châu việc học giỏi Toán có gì khác các môn khác.
Theo GS Châu, xét về mặt kỷ luật học tập, việc học Toán cơ bản không có gì khác so với các môn khác nhưng có một số đặc thù. Trong đa số môn xã hội hay khoa học tự nhiên, trước một vấn đề, bước đầu tiên là miêu tả sự việc, tiếp theo là tư duy trên cơ sở những số liệu mô tả đó. Trong khi các môn khoa học khác chỉ dừng lại mở mức độ suy diễn hợp lý, Toán học phân biệt rõ ràng giữa suy diễn hợp lý và suy diễn đúng.
“Trong Toán học, chỉ hoàn toàn đúng, chính xác mới được công nhận, còn trong các môn khoa học khác, chân lý có thể chấp nhận ở mức độ hợp lý và tương đối đúng”, GS Châu giải thích.
Giáo sư cho rằng chính sự đòi hỏi như vậy cũng là khó khăn của người học Toán. Khi gặp vấn đề trong cuộc sống, họ luôn muốn suy diễn một cách chính xác nhưng thực tế cuộc sống không như Toán học. Có những vấn đề, chúng ta phải chấp nhận những suy luận hợp lý, gần đúng.
“Ở khía cạnh ngược lại, tôi nghĩ đó cũng là điểm mạnh của người giỏi Toán. Họ phân biệt được đâu là suy luận hợp lý và đâu là suy luận chính xác. Họ tỉnh táo hơn”, ông đánh giá.
Video đang HOT
Học sinh đặt câu hỏi về việc học Toán cho GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: M.N.
Bạn Hoàng Yến, trường Quốc tế Nam Mỹ, thắc mắc cuộc sống đang dần bị chi phối bởi công nghệ số, kiến thức Toán học nào cần thiết cho học sinh để thích ứng với yêu cầu hiện nay.
GS Châu thừa nhận công nghệ số đang tác động ngày càng lớn đến đời sống con người và Toán học đóng vai trò chủ chốt trong phát triển công nghệ số. Ngành khoa học có liên quan trực tiếp nhất đến công nghệ số là thống kê và xác suất. Đó là nền tảng cơ bản trong công nghệ, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, nhiều ngành khoa học khác đã và sẽ cần cho công nghệ số như khoa học thuật toán.
“Trong cuộc sống công nghệ số, tôi nghĩ việc an toàn thông tin là việc tối quan trọng nên khoa học về an toàn thông tin, khoa học mật mã cũng rất cần thiết. Khoa học mật mã cũng dựa trên cơ sở Toán học. Đó là những điều cơ bản, còn trong tương lai rất khó dự đoán điều gì, kiến thức nào là cái mà chúng ta cần nhất, nhưng chắc chắn Toán học sẽ phát triển để đáp ứng yêu cầu trong cuộc sống số đưa ra”, GS Châu nêu quan điểm.
Các bạn học sinh hứng thú với trò chơi về Toán học. Ảnh: M.N.
Giỏi Toán có thể làm lãnh đạo?
Trong phần giao lưu với GS Ngô Bảo Châu, bạn Huỳnh Thị Thanh Thảo, học sinh trường THPT Phú Lâm (TP.HCM) khiến hội trường bất ngờ, xôn xao với câu hỏi nếu muốn làm lãnh đạo hoặc trở thành người thành công, học sinh có cần học giỏi Toán không.
GS Châu cho biết trong thời gian 10 năm qua, ông nhiều lần về Việt Nam công tác, được gặp gỡ nhiều lãnh đạo Nhà nước và các doanh nghiệp. Giáo sư cũng bất ngờ khi được biết có những lãnh đạo cao cấp xuất thân là học sinh chuyên Toán, giỏi Toán.
Giỏi Toán có thể trở thành lãnh đạo nhưng họ không chỉ giỏi Toán mà cần có những yếu tố khác nữa.
Ông cho biết ở Việt Nam có rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp là người giỏi Toán. Tư duy Toán học giúp họ phần nào đó trong công việc. Đặc biệt, người giỏi Toán có tư duy, suy luận phân tích, đánh giá thông tin giúp họ có những quyết định đầu tư chính xác.
Hàng ngàn học sinh thích thú với ngày hội Toán học mở 2021
Các hoạt động triển lãm, trải nghiệm về Toán học được tổ chức xuyên suốt Ngày hội, với 20 đơn vị phối hợp nội dung là các trường đại học, trung học, doanh nghiệp, nhà xuất bản.
Ngày 17/1, Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và Hội Toán học TP.HCM tổ chức Ngày hội Toán học mở năm 2021 với chủ đề "Toán học cho một Thế giới tốt đẹp hơn - Mathematics for a Better World" thu hút hơn 3.000 học sinh sinh viên tham gia.
Học sinh sinh viên hào hứng với những trải nghiệm ở ngày hội
Ngày hội Toán học mở là một trong những sự kiện thường niên nhằm quảng bá bộ môn Toán học đến với học sinh, sinh viên, phụ huynh, nhà nghiên cứu toán học và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm và giao lưu mới mẻ, sáng tạo, như đối thoại mở, bài giảng đại chúng vừa thực tiễn vừa chuyên sâu, không gian triển lãm toán học,...
Học sinh, sinh viên thích thú trải nghiệm các trờ chơi về toán
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, sinh viên - học sinh còn được giao lưu trực tuyến với Nhà toán học, GS. Ngô Bảo Châu về ứng dụng toán học trong thực tiễn mới của thời đại 4.0.
Ở góc độ chuyên sâu hơn, sinh viên - học sinh và giáo viên - giảng viên được tiếp cận các bài giảng đại chúng về "Mô phỏng số trong in 3D" (GS. TS. Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện Công nghệ CIRTECH, Đại học Công nghệ Tp.HCM) và "Về Chương trình THPT môn Toán 2018 và Chương trình A-level của Anh" (TS. Nguyễn Phụ Hoàng Lân - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
Hơn 1.000 học sinh sinh viên giao lưu trực tuyến với GS Ngô Bảo Châu
Các hoạt động triển lãm, trải nghiệm về Toán học được tổ chức xuyên suốt Ngày hội, với 20 đơn vị phối hợp nội dung là các trường đại học, trung học, doanh nghiệp, nhà xuất bản. Đặc biệt, "Không gian Toán học kỳ thú" trưng bày những sản phẩm, mô hình STEM - ROBOT, tương tác công nghệ in 3D, CNC, khu lắp ráp 3D, trải nghiệm công nghệ có tùy biến... do học sinh nghiên cứu và thực hiện...
Học sinh trải nghiệm các ứng dụng của Toán vào kỹ thuật số
Học sinh ứng dụng Toán vào các trò chơi
Cờ vua cũng là môt môn học, môn thể thao đòi hỏi ứng dụng về Toán
Chuyện chưa kể về chủ nhân tấm HCV Olympic Hóa học quốc tế đầu tiên ở Nam Định Đàm Thị Minh Trang là chủ nhân của tấm HCV Olympic Hóa học quốc tế đầu tiên ở Nam Định. Nữ sinh xuất sắc giành HCV Olympic Hóa học quốc tế năm 2020 với số điểm 91,12/100. Đàm Thị Minh Trang chụp ảnh lưu niệm với Ban giám hiệu Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Với thành tích trên, mới đây, Đàm Thị...