Muốn bổ máu và hệ tiêu hóa, đừng bỏ qua các loại rau củ tốt cho sức khỏe này
4 loại rau củ sau đây có tác dụng đối với sức đề kháng và hệ tiêu hoá tốt hơn hẳn.
Thời tiết mùa thu khô ráo, mát mẻ nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy việc tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp đóng vai trò rất quan trọng để chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật.
Các loại rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu bao gồm nhóm rau xanh, nhóm củ có màu. Ngoài việc bổ sung các vitamin và khoáng chất thì các loại rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu này còn có tác dụng làm ấm, giữ ấm cho cơ thể của bạn. Việc giữ ấm cơ thể là cần thiết để tránh xa các tổn thương liên quan tới lá lách và dạ dày.
Dưới đây là top 4 rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình. Lưu ý, tuỳ vào sự hấp thụ của cơ thể mà tác động lên sức khoẻ sẽ có một số sai khác. Nếu cảm thấy băn khoăn bạn nên tìm kiếm tới sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng.
Ngoài ra đối với những người có tiền sử dị ứng với một số rau củ nào đó cũng nên thận trọng, tham khảo ý kiến của bác sĩ chủ trị để có lời khuyên phù hợp.
1. Cải bó xôi ( rau bina) giúp bổ máu và hỗ trợ hệ tiêu hoá
Cải bó xôi hay còn gọi là rau bina được biết đến là một siêu thực phẩm với nguồn giá trị dinh dưỡng dồi dào. Trong cải bó xôi có lượng lớn caroten, protein, các khoáng chất như Fe, Ca, P và vitamin K cùng lượng lớn riboflavin.
Cải bó xôi có giá trị dinh dưỡng cao được coi như một “siêu thực phẩm” (Ảnh: Internet)
Công dụng:
- Ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loét miệng (nhiệt miệng), bị viêm môi
- Phòng tránh các bệnh về da phổ biến trong mùa thu, đặc biệt là giúp da bớt sần sùi hơn
- Bồi bổ khí huyết
- Hỗ trợ quá trình tiêu hoá
Lưu ý khi ăn cải bó xôi:
- Người đang bị đông máu hay đang uống thuốc giúp làm loãng máu chẳng hạn như Coumadin thì nên hạn chế ăn do trong cải bó xôi giàu vitamin K – một loại vitamin gây đông máu nếu sử dụng nhiều.
- Người bị suy thận. Do người bị suy thận gặp vấn đề về đào thải khoáng chất dư thừa ra khỏi máu như Kali. Khi chức năng thận suy yếu, Kali bị tồn đọng nhiều có thể khiến tính mạng bị nguy hiểm!
Video đang HOT
2. Củ sen là rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu nhờ công dụng làm ấm
Củ sen là loại củ phổ biến trong mùa thu. Nhờ tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, đặc biệt giúp giảm ho khan mà củ sen được xếp vào hàng các loại rau củ tốt cho sức khoẻ.
Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao như Fe, Ca, protein, tinh bột và rất nhiều các khoáng chất khác nữa nên củ sen có công dụng bổ khí huyết và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả.
Củ sen có tác dụng bổ khí, bổ phổi (Ảnh: Internet)
Nói cách khác, củ sen là rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu nên ăn. Tuy nhiên, nếu như bạn thuộc các trường hợp dưới đây thì cần chú ý nếu muốn ăn:
- Người bị tiểu đường do củ sen rất giàu tinh bột
- Người bị hội chứng đại tràng kích thích, hay bị chướng bụng hoặc bị viêm loét đại tràng không nên ăn do củ sen có nhiều chất xơ
3. Súp lơ trắng: rất giàu vitamin
Do trong súp lơ trắng có chứa nhiều vitamin mà cơ thể cần hàng ngày như vitamin C, vitamin K, Ca, axit folic, vitamin K và chất xơ nên súp lơ trắng luôn được gợi ý là một loại rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu mà bạn nên ăn.
Súp lơ trắng rất giàu vitamin A và vitamin C (Ảnh: Internet)
Theo nghiên cứu, trong mỗi 200 gram súp lơ trắng đã có tới 75% hàm lượng vitamin A cần thiết cho một ngày.
Công dụng của súp lơ trắng:
- Tăng cường sức đề kháng nhờ giàu chất chống oxy hoá. Hơn nữa, chất chống oxy hoá này còn bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do có hại nhờ glucosinolates và isothiocyanates
- Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hoá
- Kháng viêm, phòng tránh khỏi các bệnh đường hô hấp vào mùa thu phổ biến do vi khuẩn và virus xâm nhập.
Đối với phụ nữ mang thai muốn ăn súp lơ trắng thì cần phải chú ý, không nên ăn quá nhiều, nhất là trong những tháng đầu do hàm lượng vitamin C lớn trong súp lơ trắng có thể khiến bạn bị sảy thai nếu dư thừa.
4. Bí ngô: Giúp da bớt khô hơn
Thời tiết hanh khô vào mùa thu có thể khiến nhiều người bị nứt nẻ mặt, tay, chân thậm chí có thể ra máu nếu như vết nứt sâu.
Bí ngô lại là một thực phẩm giàu vitamin A và vitamin E, là rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu có công dụng làm mềm da, giảm nhanh các triệu chứng khô nứt.
Các món ăn từ bí ngô rất dễ chế biến (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, bí ngô cũng giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Lưu ý:
Mặc dù bí đỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nếu ăn không đúng cách thì có thể gây phản tác dụng. Bạn nên chú ý một số vấn đề sau khi ăn bí đỏ để hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng nhất:
- Không ăn bí đỏ bỏ ngăn đá đã chuyển sang màu nâu đậm. Tốt nhất là ăn đến đâu mua đến đấy, không nên tích trữ quá nhiều do trong bí đỏ có thể xảy ra quá trình hô hâp ky khi, lên men va co kha năng gây ngô đôc
- Không ăn bí đỏ khi đang bị rối loạn tiêu hoá, các bệnh về dạ dày
- Không ăn quá nhiều do bí đỏ giàu vitamin A, nếu dư thừa có thể gây vàng da
Phải làm gì khi trẻ bị hội chứng kém hấp thu?
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là tình trạng phổ biến hiện nay. Dù mẹ cho bé ăn thực đơn phong phú đầy đủ, nhưng do hệ tiêu hóa của trẻ kém, cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
( Ảnh minh họa)
"Thủ phạm" khiến trẻ kém hấp thu
Tình trạng trẻ kém hấp thu khiến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển như kẽm, vitamin nhóm B, lysin,... Từ đó sức đề kháng của trẻ bị giảm, dễ bị mắc bệnh hơn, việc phát triển chiều cao và trí tuệ cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ kém hấp thu:
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, vi chất
Trẻ phải ăn dặm quá sớm, mẹ không tập cho trẻ làm quen dần với các loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp, hoặc tính dị nguyên cao như các loại hải sản, lòng trắng trứng, nhất là ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. Chế độ ăn không cân bằng 4 nhóm thực phẩm, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
Vì khẩu phần ăn không đủ chất, cơ thể bé bị thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như kẽm, magie, canxi,...làm trẻ ăn không ngon miệng, gây mệt mỏi, chán ăn, làm khả năng hấp thu kém đi.
Loạn khuẩn đường ruột
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Rối loạn tiêu hóa
Hội chứng kém hấp thu có thể do trẻ ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chứa chất độc hại, bị ôi thiu ... sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.
Thiếu enzym
Thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn khi có enzym hay men tiêu hóa do tuyến nước bọt, gan, tụy,... tiết ra. Thiếu enzym sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.
Do bệnh lý
Nếu trẻ bị mắc bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, hoặc trẻ phẫu thuật cắt đoạn ruột, điều trị bệnh bằng tia xạ... cũng gây ra tình trạng hấp thu kém ở trẻ.
Để trẻ hấp thu tốt hơn
Khi thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ biếng ăn, thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi, sút cân, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết, phân có mùi tanh thì phụ huynh nên có những biện pháp chăm sóc phù hợp để hệ tiêu hóa non nớt của bé ổn định trở lại.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho bé ăn vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều tránh làm trẻ sợ ăn.
Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi thay đổi loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít một rồi tăng dần để bé quen. Nếu trẻ có biểu hiện kém hấp thu thì tạm ngừng rồi thử lại sau.
Sau thời gian dùng thuốc kháng sinh, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và dùng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần đối với trẻ trên 24 tháng.
Vận động thường xuyên: Cho trẻ chơi và hoạt động thể chất giúp ruột co bóp nhiều hơn, trẻ ăn ngon miệng và quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.
Cần bỏ thói quen xấu như cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, nịnh trẻ bằng đồ chơi, điện thoại để trẻ ăn, kéo dài bữa ăn quá lâu... để hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
Vì sao chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng chống ung thư hiệu quả? Chất xơ trong thực phẩm xúc tiến quá trình tiêu hóa, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể mau chóng hơn. Các món ăn giàu chất xơ còn chứa nhiều loại hoạt chất chống oxy hoá và vitamin C. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có hai loại chất xơ là loại thô (xơ không hòa tan) và loại mịn (xơ hòa...