Tìm hiểu trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày?
Sức khỏe của trẻ nhỏ là mối quan tâm duy nhất của các mẹ sau khi có con. Các mẹ lần đầu trở thành mẹ cảm thấy bỡ ngỡ và lo lắng rằng liệu trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày? Tìm hiểu tần suất đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi qua bài viết dưới đây.
Đối với trẻ 2 tháng tuổi, đây được xem là giai đoạn chuyển giao giữa thời điểm sơ sinh và nhũ sinh. Do trẻ đã dần quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ nên đã tự hấp thu được các chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn qua nước tiểu cũng như phân của trẻ.
Vì vậy, vấn đề xảy ra khiến mẹ cảm thấy không biết con mình có đang khỏe mạnh hay không dựa vào tần suất đi ngoài của trẻ, vậy trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày được coi là hợp lý.
1. Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài có đặc điểm như thế nào?
Thực tế cho biết rằng trẻ khi ở 2 tháng tuổi đã ổn định cơ bản về hệ tiêu hóa nhưng đối với cơ chế hoạt động của hệ thống này lại chưa hoàn chỉnh. Do đó tần suất đi ngoài của trẻ ở thời điểm 2 tháng tuổi vẫn chưa được ổn định, sẽ có khoảng thời gian trẻ đi ngoài nhiều lần và cũng có những trẻ đi ngoài rất ít. Tuy nhiên, một vài đặc điểm dưới đây sẽ giúp các mẹ biết rằng con mình đang khỏe mạnh thông qua:
- Màu sắc phân của trẻ, đây được coi là đặc điểm quan trọng nhất giúp người mẹ có thể biết được tình trạng sức khỏe trẻ và phản ánh tình trạng của hệ tiêu hóa.
Phân của trẻ khi bú bằng sữa mẹ sẽ có màu vàng nhẹ hoặc hơi xanh, tính chất phân hơi sệt và đặc mịn như kem, cũng có khi phân lỏng như phân khi bị tiêu chảy. Phân trẻ lúc này còn xuất hiện các bọt li ti.
Phân của trẻ được bú bằng sữa công thức sẽ phụ thuộc vào loại sữa mà trẻ bú mỗi ngày, phân có tính chất nhão giống bơ đậu phộng và có màu sắc như nâu sậm, nâu vàng, nâu xanh. Ngoài ra, mùi của phân trẻ bú sữa công thức sẽ nặng và hăng hơn so với phân bú sữa mẹ.
Giải đáp thắc mắc cho các mẹ về vấn đề trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là trẻ khỏe mạnh – Ảnh Internet
- Một số trường hợp hệ thống tiêu hóa của trẻ do mới ở độ tuổi 2 tháng tuổi nên chưa được tốt, điều này khiến phân đôi khi bị loãng và phân có màu hoa cà hoa cải. Tuy nhiên, nhận biết bé khỏe mạnh dựa vào tổng trạng bé bình thường, không sốt, không quấy khóc thì bé vẫn đang phát triển bình thường và mẹ không nên quá lo ngại.
2. Tần suất trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?
Video đang HOT
Thông thường tần suất trẻ đi ngoài khi 2 tháng tuổi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong tổng trạng cơ thể của trẻ như: chất lượng sữa trẻ hấp thu vào cơ thể, dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, cách thức mẹ cho trẻ bú như thế nào, sức khỏe của người mẹ khi cho con bú.
- Trẻ bú sữa mẹ có tần suất đi ngoài như thế nào?
Đối với trẻ 2 tháng tuổi có chế độ dinh dưỡng được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, số lần đi ngoài của trẻ có màu hoa cà hoa cải từ 2 đến 3 lần một ngày là bình thường. Tần suất này cũng cho biết rằng trẻ sẽ liên tục đi ngoài theo tần suất này đến khi trẻ 3 đến 4 tháng tuổi.
Có nhiều trường hợp tần suất đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi có thể từ 4 đến 5 lần một ngày nhưng cơ thể trẻ không xuất hiện các triệu chứng bất thường thì đây vẫn là dấu hiệu cho biết trẻ đang phát triển bình thường, khỏe mạnh.
- Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày khi bú sữa công thức?
Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần là thắc mắc của nhiều mẹ khi cho trẻ bú sữa công thức. Nếu trẻ bú sữa công thức hoàn toàn thì số lần đi ngoài sẽ ít hơn khoảng 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý rằng khi cho trẻ bú sữa công thức hoàn toàn thì trẻ dễ xuất hiện tình trạng táo bón hơn so với trẻ bú sữa mẹ và có thể trẻ không đi ngoài cả ngày. Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây chỉ là đặc điểm bình thường khi trẻ bú sữa ngoài.
Trẻ bú sữa công thức sẽ đi ngoài ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ – Ảnh Internet
3. Những biểu hiện bất thường khi đi ngoài
- Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng, không đàm máu và số lần đi tiểu cũng như số lượng phân tăng lên.
- Trẻ có thể bị táo bón nếu 5 ngày liên tiếp không đi ngoài, phân nhỏ như phân thỏ và vón cục, khô, cứng khiến bé khó chịu khi đi ngoài.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc khi đi vệ sinh bị táo bón.
- Trường hợp phân của trẻ có màu xanh lá, đối với trẻ sơ sinh thì phân có màu xanh lá là bình thường, tuy nhiên trẻ 2 tháng tuổi phân vẫn có màu xanh có thể do loại sữa bé đang được cho bú không phù hợp.
- Nếu phân trẻ nhạt màu, phân trắng, nhạt màu có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ nên cẩn trọng với các bệnh lý về gan mật ở trẻ và cần tìm nguyên nhân để điều trị kịp thời.
4. Cách chăm sóc trẻ để trẻ đi ngoài bình thường, khỏe mạnh
- Bé bú sữa mẹ hoàn toàn
Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì chế độ dinh dưỡng và cách cho trẻ bú của mẹ tốt nhất sẽ giúp trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ổn định, bình thường.
Mẹ nên chủ động bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, các chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp cung cấp dinh dưỡng cho trẻ, giúp gia tăng nhu động ruột cho trẻ dễ đi tiêu hơn.
Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để trẻ khỏe mạnh mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ dinh dưỡng – Ảnh Internet
Người mẹ cần uống đủ nước mỗi ngày, nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, các loại đồ uống có ga.
Kiểm tra nếu phân trẻ có màu xanh nhạt thì mẹ nên cho bé bú đủ lượng sữa nhu cầu, bú nhiều phần sữa sau giàu năng lượng và bỏ bớt phần sữa trước khi cho trẻ bú.
Mẹ cần lưu ý cho bé bú đủ 2 bên ngực, bú hết 1 bên thì chuyển cho trẻ bú sang bên còn lại.
- Đối với trẻ được bú sữa công thức
Cần chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều cữ cho trẻ, điều này giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn cũng như giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể trẻ từ 2 tháng tuổi phát triển.
Cần hạn chế cho trẻ bú quá no trong một lần bú.
Đặc biệt lưu ý luôn khử trùng sạch sẽ các dụng cụ và rửa tay bằng xà phòng khi chuẩn bị cho trẻ bú sữa bình tránh các nguy cơ làm nhiễm trùng hệ tiêu hóa ở trẻ bú hoàn toàn bằng sữa công thức.
Để ý một số phản ứng của trẻ đối với loại sữa công thức đang dùng như cơ thể trẻ không phát triển đủ, phụ huynh cần gặp bác sĩ để có thể thay đổi thích hợp và bổ sung năng lượng giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Pha sữa công thức cho trẻ một cách đúng cách để tránh tình trạng táo bón ở trẻ.
2 lý do chính khiến bác sĩ cần phải thông báo cân nặng của bé sau khi sinh cho sản phụ và người nhà
Sau khi sinh, bác sĩ sẽ thông báo cho sản phụ và người nhà cân nặng của bé sớm nhất có thể. Và đây chính là lý do.
1. Cho người mẹ và gia đình biết tình trạng của trẻ
Bất cứ người mẹ nào sau khi sinh con điều đầu tiên muốn biết cũng là tình trạng của trẻ. Ví dụ như con là trai hay gái, có khỏe mạnh không và được bao nhiêu cân. Chỉ số cân nặng là một trong những yếu tố mà các gia đình cũng muốn cập nhật sớm nhất vì nó phần nào phản ánh sức khỏe của đứa trẻ mới sinh. Nói chung, cân nặng của trẻ sơ sinh cần vượt quá 2,5kg là đủ.
2. Tránh tình trạng trao nhầm con
Khi em bé vừa chào đời, các bác sĩ và y tá cho gia đình biết cân nặng của bé vì một lý do quan trọng nữa là tránh trường hợp trao nhầm con. Mỗi đứa trẻ sinh ra có một cân nặng riêng và bố mẹ cần nhớ để phân biệt giữa nhiều đứa trẻ sơ sinh đẻ cùng một thời điểm, cùng ngày. Tuy rằng hiện tại sau khi sinh cả mẹ và bé được đeo vòng tay và chân ghi rõ thông tin để tránh nhầm lẫn nhưng suy cho cùng chuyện gì cũng có thể xảy ra nên bố mẹ cũng cần cẩn thận.
Ngoài cân nặng, người nhà cần hỏi bác sĩ một số thông tin khác như việc cho bé bú sữa đúng cách, liều lượng bao nhiêu là phù hợp khi thời điểm mới sinh, cách chăm sóc bé trong những ngày đầu... để có thể chăm con tốt nhất.
Hướng dẫn mẹ cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế Chỉ cần thực hiện đúng cách cho trẻ sơ sinh bú thì sữa mẹ sẽ về nhiều cũng như em bé có thể bú thoải mái mà không bị gò bó hay khó chịu. Mọi người đều nghĩ rằng, việc cho con bú là bản năng của người mẹ và hết sức đơn giản. Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện đúng...