Muốn bé ăn rau? Đừng nói rau tốt
Đối với trẻ em, những thông điệp về ăn uống lành mạnh không hề có tác dụng.
Trẻ không thích ăn những thực phẩm được gắn mác “tốt cho sức khỏe”
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Chicago, Mỹ thấy rằng trẻ em tuổi tiền học đường, từ 3-5 tuổi, sẽ ít ăn những loại thức ăn được nói rằng những thành phần trong đó sẽ khiến chúng thông minh hơn hay khỏe mạnh hơn, vì trẻ tin rằng thức ăn “tốt” thì sẽ không “ngon”.
Các nhà nghiên cứu gợi ý các bậc cha mẹ và nhà sản xuất chỉ nên đơn giản là phục vụ những mặt hàng “không kèm theo bất cứ thông điệp nào về mục đích”.
Các tác giả kết luận: “Trẻ nhỏ thường hiểu thông điệp về thức ăn một cách máy móc rằng nếu một món nào đó tốt cho mục đích này thì nó không thể là phương tiện để đạt được mục đích khác. Như vậy, nếu một món nào đó được giới thiệu là sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, hoặc giúp đạt được một mục tiêu nào đó, thì trẻ sẽ kết luận rằng món đó không ngon và do đó sẽ ăn ít hơn so với những món được giới thiệu là ngon hoặc không kèm theo thông điệp gì.”
Để kiểm tra giả thuyết này, các tác giả đã tiến hành nhiều test khác nhau về khẩu vị trên trẻ tuổi tiền học đường ở trường McGaw YMCA, bang Illinois, Mỹ.
Trong một tình huống, một nghiên cứu viên đọc cho các bé nghe câu chuyện về một bé gái tên là Tara đã ăn loại bánh giòn Wheat Thins trước khi đóng kịch.
Video đang HOT
Câu chuyện có hai phiên bản, một nhắm vào những lợi ích sức khỏe của món bánh giòn, còn phiên bản kia thì không kèm theo bất kỳ thông điệp nào.
Trong phiên bản “sức khỏe”, câu chuyện trình bày món bánh giòn như một công cụ để được mạnh hơn, khỏe hơn, giàu sinh lực hơn, trong đó nghiên cứu viên chỉ vào cơ bắp ở tay mình để minh họa.
Để xác nhận là trẻ hiểu rõ thông điệp của câu chuyện, khi kết thúc câu chuyện, nghiên cứu viên sẽ hỏi các bé: “Các cháu có biết là bánh Wheat Thins tốt cho sức khỏe của các cháu không?”.
Dự đoán của các nhà nghiên cứu hóa ra là đúng, trẻ ít ăn món bánh giòn hơn khi bánh được phục vụ kèm theo thông điệp về sức khỏe.
Đa số trẻ liên hệ việc ăn uống lành mạnh với những thuật ngữ như “làm con khỏe”, “tốt cho con”, “giúp con mau lớn”, và “cho con sức lực”.
Song một số cũng nghĩ rằng thông điệp này đồng nghĩa với việc phải tránh xa món tráng miệng.
Nghiên cứu cũng tham khảo một nghiên cứu trước đây thấy rằng trẻ từ 9 – 11 tuổi thích đồ uống được ghi nhãn là “Nước uống mới” hơn đồ uống có tên “Nước uống mới tốt cho sức khỏe”.
Nghiên cứu sẽ được đăng trên tờ Journal of Consumer Research.
Cẩm Tú
Theo Daily Mail
Lười ăn rau khiến bạn trở nên "vừa xấu vừa yếu"
Lười ăn rau có thể dẫn tới ung thư đấy nhé!
Táo bón
Một trong những vai trò quan trọng nhất của rau đối với sức khỏe của chúng ta là cung cấp chất xơ (xenlulozơ), giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nó có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột và ức chế sự tăng sinh các vi khuẩn có hại.
Việc thiếu chất xơ sẽ làm giảm kích thích nhu động ruột. Điều này chính là nguyên nhân gây ra táo bón, khiến chúng ta cảm thấy đau, thậm chí là chảy máu khi đi vệ sinh. Nghiêm trọng hơn, việc thường xuyên bị táo bón sẽ làm sản sinh ra các chất độc hại do chất thải bị tích tụ trong ruột quá lâu. Về lâu dài, nó còn dẫn đến bệnh trĩ.
Thiếu vitamin
Rau là nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho cơ thể, trong đó có cả những loại vitamin mà hoa quả không thể cung cấp. Vì thế, lười ăn rau đồng nghĩa với việc thiếu rất nhiều vitamin quan trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn có tác động không nhỏ tới nhan sắc của chúng ta.
Việc thiếu vitamin có thể gây nên những tác động xấu tới sức khỏe của răng, lợi, dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng và các bệnh về răng miệng. Không chỉ thế, nó còn làm giảm sự phát triển của xương, da, thị giác, gây nên các bệnh như quáng gà, viêm da nang tóc, nhiễm trùng dưới da, mụn trứng cá... Thậm chí, thiếu vitamin còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần.
Giảm khả năng miễn dịch
Các thành phần chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene có rất nhiều trong các loại rau. Việc ăn ít rau có thể khiến cho cơ thể bị thiếu đi các chất này. Hậu quả là các gốc tự do trong cơ thể không có cơ hội phát triển, lượng dinh dưỡng mất cân bằng. Kéo theo đó sẽ là sự suy giảm khả năng miễn dịch, khiến chúng ta mất đi khả năng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Không tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia, các chất có trong rau, đặc biệt là các loại rau có màu đậm như rau dền, rau cải, rau ngót... có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ tim và mạch máu. Một chế độ ăn có nhiều rau sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu hay các cơn đau tim, đột quỵ sau này. Ngược lại, ăn ít rau sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Vì thế, bạn không được lười ăn rau đâu nhé!
Tăng nguy cơ ung thư
Chất chống oxy hóa có trong rau xanh được coi là một liều thuốc có tác dụng chống lại rất nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư. Các hợp chất này có khả năng tương tác và ngăn ngừa các gốc tự do có hại làm ảnh hưởng xấu tới cấu trúc tế bào, từ đó chống lại căn bệnh ung thư. Điều đó có nghĩa, lười ăn rau sẽ khiến cho nguy cơ ung thư bị tăng lên gấp nhiều lần đấy!
Theo VNE
Hoang mang: Nhiễm sán vì ăn rau trồng ao đầm Thông tin về những loại rau trồng ruộng nước, ở ao đầm nhiễm sán gây hại cho người dùng đã từng xuất hiện nay lại nóng lên trên các trang mạng. Thông tinh gây kinh hãi Mới đây trên các trang mạng xã hội, một số thành viên có chia sẻ thông tin cảnh báo với mọi người rằng cần phải cẩn thận...