Mùa Sen đang rộ, làm ngay những món ăn ngon đặc trưng này
Cây hoa sen là một trong số những loài thực vật đa tác dụng. Các bộ phận của cây đều có những công dụng riêng. Hoa sen được ưa chuộng để trang trí, các bộ phận cung cấp thực phẩm gồm: ngó sen, củ sen, hạt sen.
Hoa sen thường chỉ nở vào mùa hè, nhưng ở mỗi vùng miền, hoa sen lại nở vào thời gian khác nhau. Ở miền Nam: từ tháng 3 dương lịch sen đã nở tràn ngập các đầm. Còn ở miền Bắc, mùa sen lại bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài đến đầu tháng 9.
Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, từ đầu tháng 5, tại nhiều đầm sen ở miền Bắc, hoa sen đã bung nở rực rỡ và xuất hiện nhiều trên các gánh hàng rong khắp các con phố Hà Nội.
Sau đây là công thức thực hiện các món ăn đặc trưng được chế biến từ ngó sen, củ sen, hạt sen.
Món gỏi ngó sen tôm thịt
1. Gỏi ngó sen tôm thịt:
* Nguyên liệu:
- Ngó sen: 300 gram; Cà rốt: 50 gram
- Tôm sú: 200 gram; Thịt ba rọi: 200 gram
- Rau răm: 50 gram; Hành tím: 5 củl; Ớt: 4 trái; Chanh: 2 trái
- Đậu phộng: 50 gram; Dấm: 100 ml; Đường: 200 gram; Nước mắm: 1 muỗng canh
* Cách chế biến:
- Rau răm, hành phi, ớt cắt sợi, chanh, đậu phộng rang
- Chẻ đôi ngó sen, cắt khúc và ngâm trong hỗn hợp dấm đường, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.Sau một tiếng, vớt ngó sen và vắt nhẹ cho ráo nước.
- Luộc thịt heo với một ít muối, gừng xắt lát mỏng. Khi thịt chín, cho thịt vào tô nước đá lạnh để thịt giòn. Sau đó cắt thịt thành sợi có độ dài tương xứng với cọng sen.
- Hấp tôm với ít gừng trong khoảng 5 phút. Khi tôm chín, cho tôm vào tô đá lạnh. Đợi tôm nguội, bóc vỏ, chẻ đôi thân tôm.
- Cà rốt, rau răm, ớt xắt miếng vừa ăn; Chanh vắt lấy nước.
- Rang chín đậu phộng, bóc vỏ, đập dập.
- Lột vỏ hành tím, bào mỏng. Làm nóng chảo dầu, cho hành tím vào làm hành phi.
- Lần lượt cho ngó sen, cà rốt, rau răm, hành phi, ớt sợi vào tô. Cho tiếp 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, nước cốt chanh vào, trộn đều.
- Cho gỏi vừa trộn ra đĩa, cho thịt heo, tôm, đậu phộng, rau răm lên trên. Món này dùng kèm nước mắm chua ngọt và bánh phồng tôm hay bánh tráng nướng.
2. Canh củ sen nấu tôm
Video đang HOT
* Nguyên liệu
- 2 củ sen
- 2 búp sen tươi hoặc hạt sen khô
- 5 con tôm lớn
- 1 củ cà rốt
- Bột nêm, tiêu, hành, ngò (rau mùi)
* Cách chế biến:
- Búp sen tươi bỏ vỏ, lấy hạt, bỏ tâm sen.
- Củ sen và cà rốt thái miếng vừa ăn.
- Làm nóng dầu ăn rồi cho tôm vào xào khoảng 3 phút thì cho nước vào.
- Tiếp đến cho củ sen, hạt sen, cà rốt vào nấu, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Nếu dùng hạt sen khô thì bạn cần đun mềm hạt sen trước rồi mới thả vào nồi canh.
- Sau 15 phút dọn ra tô rắc hành lá, ngò và tiêu.
Chè hạt sen
3. Chè hạt sen
* Nguyên liệu:
- 50g bột hạnh nhân đã được rang thơm.
- 20ml sữa tươi, dừa khô nạo vắt lấy nước cốt.
- 50g hạt sen tươi hoặc hoặc hạt sen khô.
- Đường (lượng đường tùy khẩu vị).
* Cách chế biến:
- Ngâm hạt sen vào nước cho nở ra. Sau đó đun mềm hạt sen rồi cho đường vào cho vừa ăn.
- Làm ấm sữa, sau đó cho sữa và bột hạnh nhân vào nồi hạt sen, cho thêm nước cốt dừa lên trên.
Các món ăn được chế biến từ Sen đều mang giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe: Ngó sen có tính ấm, hỗ trợ trong chữa ho, bổ máu, …; Củ sen cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể, bảo vệ tim, điều hòa huyết áp, kiểm soát chứng đau đầu, hay lo lắng; Hạt sen có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, cải thiện chứng mất ngủ…
Những món ăn được chế biến từ Sen luôn mang hương vị độc đáo, riêng biệt, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng trong thực đơn các món ngon hàng ngày của bữa cơm gia đình Việt.
An Nhiên
Theo giaoducthoidai.vn
Nộm ngon ngậm hóa chất: Coi chừng ngó sen, hoa chuối trắng muốt
Hàng tấn ngó sen, hoa chuối bào được ngâm hoá chất, chất tẩy trắng, hàn the trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Số ngó sen, hoa chuối bào này nghiễm nhiên trở thành món nộm ngon ở nhà hàng nếu như không được phát hiện.
Ra quy định lợn không được ăn hoa chuối, bèo tây, Bộ NN&PTNT nói gì?Ông trùm chuối Việt: 'Tôi khởi nghiệp tới 25 lần!'Hoa sen, chim phóng sinh... tăng giá mạnh dịp Rằm tháng giêngLo sợ nhiễm loại hóa chất độc hại, cấm cửa táo Trung QuốcQuản lý hóa chất nông nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu
Phát hiện gần 2 tấn ngó sen, hoa chuối bào 'ngậm thuốc độc'
Mới đây, Công an TP.HCM bất ngờ ập vào 3 cơ sở sản xuất thực phẩm tại khu dân cư Bến Lức, phường 7, quận 8, TP.HCM kiểm tra và phát hiện các địa điểm này dùng hoá chất, chất tẩy trắng, hàn the để ngâm rau củ trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Tại đây, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm như ngó sen, hoa chuối bào ngâm hoá chất, chất tẩy trắng và hàn the. Tại 3 điểm, công an thu giữ 200kg chất tẩy trắng, 5kg hàn the, 100kg acid acetic, đây đều là những hoá chất không dùng cho người ăn. Khu vực sản xuất thì dơ bẩn, không đảm bảo vệ sinh.
Hoa chuối bào được ngâm với hoá chất tẩy trắng.
Chủ 3 cơ sở khai nhận dùng hoá chất đổ trực tiếp vào để làm trắng ngó sen và chuối bào trước khi cung cấp sỉ cho các chợ đầu mối, chợ lẻ, quán ăn và đưa đi nhiều tỉnh thành tiêu thụ.
Dùng muối đá Himalaya bị hoại tử chân
Đá muối Himalaya được quảng cáo với những tác dụng thần kỳ như chữa được các bệnh về da, ngăn ngừa những chất độc, sóng điện từ do máy móc điện tử sinh ra và ngăn chặn khử độc, khôi phục không khí trong lành do khói thuốc, máy in,... giúp có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn.
Nhưng thời gian gần đây, nhiều bác sĩ đã đưa ra cảnh báo về những nguy hại nhãn tiền khi sử dụng đá muối Himalaya. Theo các chuyên gia, sức nóng của đèn đá muối Himalaya lâu ngày có thể gây giãn tĩnh mạch, dẫn đến vỡ mạch máu, gây hoại tử chân - thối thịt và nhiều điều tồi tệ khác.
'Điều đáng sợ hơn là có người nghe quảng cáo mua cái gọi là muối Himalaya ăn cho bổ tốt, ăn riết rồi huyết dịch tim mạch rối loạn, có người thậm chí phải vào bệnh viện Tây y chạy thận vì suy thận! Còn số người đặt chân vào hộp đá muối bị bỏng, bị lở loét hoại tử bàn chân thì chuyện thường ngày ở các bệnh viện' - y sĩ y học cổ truyền Tuệ Lâm chia sẻ.
Mua bào ngư 7 triệu/kg, ốc vòi voi 10 triệu/con tẩm bổ cho chồng
Bào ngư được biết đến như một hải sản cao cấp mà trước đây chỉ dành cho vua chúa quý tộc. Một trong những giá trị lớn nhất của bào ngư là bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới.
Ở Việt Nam, bào ngư Hàn Quốc được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Bào ngư Hàn Quốc đông lạnh có giá bán dao động từ 1,1-1,8 triệu đồng/kg. Bào ngư sống size 10-12 con/kg có giá đắt hơn từ 1,4-1,8 triệu đồng/kg.
Bào ngư là loại hải sản cao cấp.
Bên cạnh bào ngư Hàn Quốc còn có bào ngư viền xanh nhập khẩu Úc (4-7 triệu đồng/kg), bào ngư đen New Zealand (5 triệu đồng/kg), bào ngư khô (giá 600.000-800.000 đồng/lạng), hay bào ngư đóng hộp (giá 1,5-1,6 triệu đồng/hộp). Loại bào ngư đắt nhất trên thị trường hiện nay là bào ngư cổ khiếu sấy khô của vùng biển Phú Quốc, giá từ 11 đến 15 triệu đồng/kg.
Một loại hải sản khác cũng được chị em 'săn' mua để tẩm bổ cho chồng là ốc vòi voi hay còn gọi là tu hài Canada.
Chúng thường có giá từ 2-2,5 triệu/kg, nhưng vào lúc trái vụ như thế này mỗi con giá có thể lên đến 5 triệu/kg, cân nặng trung bình mỗi con tầm 1,5-2kg.
Loài hải sản đắt đỏ có hình dáng bề ngoài giống biểu tượng nam tính của đàn ông này được nhiều người không tiếc tiền mua. Nhưng để mua ốc voi Canada, khách phải đặt trước.
Dứa rẻ phải đổ cho bò ăn, mít Thái giá cao vẫn đắt hàng
232
Clip: Thảm cảnh đổ bỏ cả xe tải dứa cho bò ăn
Nửa cuối tháng 2 vừa qua, nông dân một số xã tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) khóc dở mếu dở vì giá dứa giảm kỷ lục, xuống còn 1.000-3.000 đồng/kg tùy loại. Bà con trồng dứa ngậm đắng nuốt cay vì lỗ tới hàng trăm triệu đồng.
Câu chuyện giá dứa giảm ở Nghệ An chưa kịp lắng xuống thì những ngày này, dứa ở Lào Cai cũng gặp tình trạng tương tự. Dứa chín đầy trên nương rẫy mà không có người thu mua. Kéo theo đó, giá dứa giảm thê thảm.
Dứa đổ đống ở bãi chăn thả gia súc.
Tại đây, giá dứa giảm còn chưa đầy 2.000 đồng/kg. Với mức giá này, nếu có bán hết thì người trồng dứa vẫn phải bù lỗ khoảng 1.000 đồng/kg.
Dứa không xuất được sang Trung Quốc chất đống khắp nơi, thậm chí phải đổ đi cả xe tải, làm thức ăn cho trâu bò.
Trong khi đó, giá mít Thái ở miền Nam đang lên, hiện ở mức 50.000 đồng/1kg. Thấy vậy, bà con nông dân miền Bắc cũng đổ xô vào trồng mít Thái. Nhờ đó, các đầu mối bán giống được phen kiếm bộn tiền vì giá cây giống mít Thái lên cao, từ 15.000 đồng/cây, nay đã lên tới 40.000 đồng/cây.
Đắt gấp đôi hàng ngoại, mận Mộc Châu vẫn cháy hàng
Thị trường những ngày gần đây tràn ngập các loại mận có mẫu mã đẹp, được quảng cáo ăn giòn, ngọt như đường có xuất xứ từ Chile với giá dao động từ 140.000-220.000 đồng/kg. Song, loại quả ngoại này lại không được các chị em săn mua nhiều bằng loại mận hậu Mộc Châu vừa chua vừa chát.
Mận Mộc Châu đắt khách
Do mới bước vào đầu vụ nên giá của loại mận này khá đắt, dao động 200.000-250.000 đồng/kg, riêng mận Mộc Châu vip giá lên tới 300.000 đồng/kg.
Theo các đầu mối bỏ sỉ, mận hậu Mộc Châu phải tầm cuối tháng 4 đầu sang đến tháng 5 mới bước vào vụ thu hoạch rộ. Khi ấy giá mận sẽ rẻ, chỉ vài chục ngàn/kg, mận ăn cũng ngọt, chín mọng chứ không xanh như bây giờ.
Cá rô vàng tiền triệu chưa bán, cá trê gần 12kg để nuôi làm kiểng
Anh Nguyễn Nhật (SN 1982, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế) vừa bắt được con cá rô có màu lạ. Con cá rô này dài khoảng 20cm, nặng khoảng hơn 300gram, từ đầu đến thân, vây, đuôi đều có màu vàng óng ánh trông cực lạ.
Theo anh Nhật, có người trả giá 3 triệu đồng nhưng anh không đồng ý bán.
Con cá rô có màu sắc vàng óng cực lạ
Được biết, cá rô có màu vàng óng là do sắc vàng trong cá phát triển trội hơn. Vì loài này rất ít xuất hiện nên được xem là quý hiếm.
Còn tại Bến Tre, anh Nguyễn Văn Cơi (SN 1966, xã An Hiệp, huyện Ba Tri) vừa bắt được cá trê phi từ ao nuôi vịt của mình, với cân nặng gần 12kg, chiều dài thân cá 118cm, bề ngang 40cm.
Các thương lái đến mua cao hơn giá thị trường nhưng anh Cơi quyết định không bán và xây bể trên mặt đất để nuôi làm cá kiểng cho người dân đến tham quan.
Theo Hạnh Nguyên (tổng hợp)/Vietnamnet
Thanh nhẹ với món Gỏi hoa Hơn 20 năm kinh nghiệm gắn bó với nghề bếp, với chị, mỗi món ăn đều mang những ý nghĩa đặc biệt. Để bắt đầu một công việc cần niềm đam mê, để thành công với công việc ấy đòi hỏi sự miệt mài học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ. Từ một người mới chập chững vào nghề nay chị đã...