Mùa này đừng uống nước lạnh, hãy uống nước ấm đi vì bạn sẽ có được những điều này
Nước ấm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, đặc biệt là trong những ngày thời tiết lạnh giá như thế này.
Bảo vệ hệ thống hô hấp
Thời tiết giá lạnh, việc bạn uống nước lạnh dễ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc, từ đó dẫn đến các vấn đề về hô hấp như đau họng, viêm họng, ho… Đây là lý do mà rất nhiều người bị viêm họng, cảm lạnh và ốm vào mùa đông.
Thế nên, vào những ngày mùa đông giá lạnh thế này, các bạn nên uống nước ấm. Nó sẽ giúp bảo vệ niêm mạc cổ họng nói riêng và hệ hô hấp nói chung. Uống nước ấm sẽ làm cổ họng dịu lại, giảm nguy cơ kích ứng, nhiễm trùng và một số vấn đề khác như khô miệng, hôi miệng…
Hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giúp giảm cân
Khi chúng ta uống nước lạnh, quá trình tiêu hoá thức ăn bị chậm lại, cùng với đó thì chất béo tích tụ nên nguy cơ tăng cân sẽ cao hơn và bạn cũng hay gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn.
Hãy thay bằng nước ấm, nó sẽ giúp dạ dày tiêu hoá thức ăn đầy đủ hơn. Khi đó, cơ thể nhận được đủ dưỡng chất hơn và lại tránh được tình trạng tích tụ chất béo gây tăng cân, béo bụng. Duy trì lâu dài thì bạn còn có một hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ mạnh.
Video đang HOT
Tốt cho hệ miễn dịch
Mùa lạnh mà lại uống nước lạnh sẽ làm các mạch máu bị co thắt, máu lưu thông chậm và ít. Ngược lại, nước ấm sẽ giúp cho các mạch máu giãn nở, kích thích lưu thông máu đi đến các cơ quan và các mô để duy trì hoạt động. Nhờ đó, các bộ phận trên cơ thể cũng khoẻ mạnh hơn, khả năng chống chọi lại các vi khuẩn, virus gây bệnh cũng tốt hơn.
Cùng với đó, việc tuần hoàn máu khi được hoạt động hiệu quả thì khả năng thải độc của cơ thể cũng tốt hơn, lọc bỏ được các chất thải, chất gây hại ra ngoài. Nhờ đó mà sức đề kháng của bạn cũng tốt hơn.
Giảm đau đầu, xoa dịu thần kinh
Uống nước lạnh cũng là một trong các nguyên nhân góp phần gây nên các cơn đau đầu trong mùa đông do nó khiến nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Vì thế, nếu bạn hay gặp phải tình trạng đau đầu khi trời lạnh thì hãy thử thay đổi thói quen uống nước lạnh thành uống nước ấm nhé. Uống nước ấm sẽ giúp làm dịu các cơn đau, xoa dịu thần kinh, không những thế còn hạn chế căng thẳng, mệt mỏi…
Nhiệt độ thấp có thể gây ra những cơn đau đầu bất ngờ và việc uống nước lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu bạn đã có tiền sử bệnh đau đầu, đau nửa đầu… thì thói quen thường xuyên uống nước lạnh có thể khiến những cơn đau nhức tăng thêm.
Theo Helino
Làm thế nào để có làn môi mềm mại trong suốt mùa đông?
Nhiệt độ đang giảm và độ ẩm trong không khí cũng thấp hơn, và điều đó đồng nghĩa với việc môi bắt đầu bị khô, ngứa, và nứt nẻ.
Tuy nhiên, trong khi biết rõ môi nứt nẻ là như thế nào, thì bạn có thể không biết chính xác điều gì làm cho đôi môi lại bị nứt nẻ như vậy.
Hóa ra, có một số lý do khiến môi bị khô và nứt nẻ, và một vài thói quen lối sống có thể giữ cho chúng luôn mềm mại - ngay cả khi thời tiết không ủng hộ. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến môi bị nứt nẻ, cùng với một số bí quyết để điều trị và phòng ngừa.
Trước hết, nẻ môi chính xác là gì?
Nẻ môi, còn gọi là viêm môi, có thể do nhiều tác nhân, Erum Ilyas, bác sĩ da liễu ở Pennsylvania nói. "Khi nói đến "nẻ môi", hầu hết mọi người đều nghĩ đến viêm môi. Đây là tình trạng môi nứt nẻ do quá khô".
Da trên môi là một trong những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể và tiếp xúc nhiều nhất với môi trường. Môi không có mật độ các tuyến nhờn như da bình thường và luôn tiếp xúc với các yếu tố môi trường như liếm môi, mỹ phẩm và thời tiết lạnh. "Tất cả những yếu tố này có thể làm khô hàng rào bảo vệ da, dẫn đến kích ứng, viêm và bong tróc.
Những nguyên nhân chính gây nẻ môi
Khi thời tiết lạnh và khô, lớp da mỏng trên môi có xu hướng khô nhanh hơn các vùng khác. Điều này có thể làm cho đôi môi trông nứt nẻ, bong vảy, và thô ráp ở một số chỗ, có thể thực sự không thoải mái, BS. Ilyas giải thích. Nhưng thời tiết không phải lúc nào cũng là nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Khi có kích thích từ một sản phẩm hoặc dị ứng, được gọi là viêm môi tiếp xúc, môi cũng có thể bị viêm. Những phản ứng dị ứng này thường do các sắc tố trong son môi, nước hoa và hương liệu trong thực phẩm. Bạn có thể làm test miếng dán tại cơ sở da liễu để xem đó có phải là nguyên nhân hay không.
Nhưng kích ứng cũng có thể đến từ các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày. "Tôi thấy rằng khi bệnh nhân sử dụng các sản phẩm trị mụn, họ thường vô tình để dính lên môi", BS. Ilyas nói. "Những sản phẩm này được thiết kế để tẩy tế bào chết của da nhằm cải thiện mụn. Nếu chúng dính lên môi, môi sẽ bị khô và nứt". Hãy thoa mỡ dầu mỏ trắng hoặc sáp môi trước khi bôi các sản phẩm có công thức chứa axit usalicylic. Sáp môi có công dụng như một hàng rào bảo vệ trên môi để tránh kích ứng".
Và nếu bạn có tiền sử tổn thương do ánh nắng, môi cũng có thể hấp thụ nhiệt. Ở người lớn bị nhiều tổn thương do ánh nắng qua nhiều năm, không có gì lạ khi bệnh nhân lo ngại về "nẻ môi", có thể ở một chỗ hoặc theo toàn bộ môi dưới quanh năm.
Không may là điều này có thể là dấu hiệu của những thay đổi tiền ung thư đối với môi, được gọi là viêm môi quang hóa, vì vậy bạn sẽ muốn được kiểm tra bởi một bác sĩ. Điều này rất quan trọng để xem xét khi chúng ta cần điều trị những tổn thương nền để cải thiện kết cấu và vẻ ngoài của làn môi. Cách điều trị phổ biến là liệu pháp lạnh, thuốc hóa trị tại chỗ, hoặc liệu pháp quang động.
Làm thế nào để ngăn ngừa môi nứt nẻ?
Trong những trường hợp nhẹ, da môi có thể tự sửa chữa. Tuy nhiên, trong trường hợp kích ứng đáng kể, môi có thể cần sự giúp đỡ bên ngoài để sửa chữa hàng rào da bị hư hỏng. Một nguyên tắc chung là giữ cho môi luôn ẩm trong suốt cả ngày để tránh khô ngay từ đầu. Thường xuyên thoa son dưỡng có chứa các thành phần các chất khóa ẩm, như lanolin trong Aquaphor, mỡ petrolatum trắng trong Vaseline, hoặc đơn giản là sáp ong, sẽ giúp bảo vệ da môi và làm cho chúng hiệu quả hơn.
Cách dễ nhất để kết hợp dưỡng ẩm thêm là tạo thói quen luôn thoa kem dưỡng môi trước khi đi ngủ để sửa chữa đôi môi qua đêm. Bạn cũng có thể thêm máy phun ẩm vào thói quen đi ngủ để phục hồi độ ẩm cho không khí. Điều này cũng sẽ giúp những người có xu hướng thở qua miệng vào ban đêm. Những người này cũng dễ bị nẻ môi hơn.
Bạn cũng nên sử dụng một công thức điều trị với kem chống nắng, như EltaMD UV Lip Balm Broad Spectrum SPF 31, ngay cả vào mùa đông. Điều quan trọng là sử dụng SPF bổ sung nếu da bị viêm và bạn nghĩ rằng bạn có thể bị phơi nắng nhiều. Nếu da môi khô, nứt nẻ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời, chúng có thể dễ dàng bị bỏng nắng và có thể gây phồng rộp. Nếu môi bị khô, những nốt phồng rộp hoặc loét sẽ dễ lan rộng trên nền môi khô nứt nẻ.
Thường xuyên tẩy tế bào chết có thể giúp giảm bong vảy ở môi, nhưng đừng lạm dụng. Nếu nhìn thấy môi bong vảy, điều đầu tiên nên làm là cung cấp cho da những gì nó cần, đó là nước. Sau khi dưỡng ẩm môi, nếu vẫn còn vảy, bạn có thể tẩy tế bào chết nhẹ nhàng."
Chỉ cần chắc chắn sau khi tẩy da chết hãy thoa sáp dưỡng môi hoặc chất giữ ẩm tương tự có thành phần dưỡng, như dầu hạnh nhân hoặc vitamin E, cả hai đều được biết đến với đặc tính liền vết thương, chống viêm và giữ ẩm. Da thô còn lại sẽ cần được bảo vệ để giúp da môi liền.
Cẩm Tú
Theo Allure
Miền Bắc rét đến mức trẻ bị méo mặt Những ngày gần đây, tại miền Bắc nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa khiến nhiều người phải nhập viện, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Tại Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, các bác sĩ cho biết thời tiết lạnh đột ngột kèm mưa , gió rét buốt là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển , gây nhiễm...