Mù tạt, wasabi…không làm chết ký sinh trùng trong đồ ăn sống
Mù tạt, wasabi, chanh… không có tác dụng làm chín thức ăn và diệt ký sinh trùng trong hải sản, đồ ăn tươi sống.
Mù tạt, wasabi… chỉ giúp tăng vị món ăn
Nhiều người lầm tưởng rằng việc ăn hải sản sống với mù tạt, chanh hay wasabi có thể giết chết ký sinh trùng, vi khuẩn có trong thực phẩm sống. Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng đây là hiểu lầm tai hại.
Chanh, mù tạt… khi ăn với hải sản sống chỉ làm giảm mùi tanh, không giết được ký sinh trùng và vi khuẩn. Ảnh: Internet
“Chanh, mù tạt hay wasabi… khi ăn chung với hải sản sống thực ra chỉ có tác dụng làm thay đổi mùi vị ngon hơn cho món ăn và khử mùi tanh của hải sản, chứ không hề có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng giun tròn, sán dây, sán lá gan…. như phương pháp nấu chín được. Nếu xem chúng là phương thức để chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng thì đây là quan niệm sai lầm” – PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Ông cũng cho hay mặc dù bản chất của chanh có đặc tính kháng khuẩn nhờ hàm lượng acid citric, hay trong mù tạt, wasabi đều có khả năng này nhưng chỉ tác dụng một phần nhỏ. “Chúng chỉ có tác dụng ức chế một số vi sinh vật nhưng không đáng kể, còn với ký sinh trùng gây bệnh, những gia vị này không có tác dụng kháng khuẩn hay tiêu diệt nào”.
Bệnh do ký sinh trùng do… miệng mà ra
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Ăn cá sống, hải sản sống hoặc chế biến chưa chín sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các loại cá cũng có thể chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh; khi ăn sống, chúng sẽ theo vào cơ thể gây bệnh.
WHO lý giải: Trong tự nhiên, các loài này tiêu hóa một lượng lớn các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học và những chất nhiễm bẩn khác trong môi trường nước, có các loại mầm bệnh và các chất độc hại. Chúng không gây hại cho loài này nhưng rất nguy hiểm đối với loài khác hoặc con người. Nếu những loài này được con người ăn không qua nấu nướng hoặc nấu chưa chín thì có thể mắc một số bệnh như nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, nhiễm virus gây bệnh viêm gan siêu vi A…
Video đang HOT
Người dân ăn cá sống, ăn hải sản sống hoặc chế biến chưa chín sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Ảnh: Internet
Chuyên gia thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh bệnh do ký sinh trùng là do miệng mà ra. Ông bày tỏ, ở nước ta vấn đề an toàn thực phẩm chưa được nhiều người quan tâm khi họ vẫn vô tư ăn hải sản sống, thịt cá làm gỏi sống, tiết canh. Trong khi đó, ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, thực phẩm dùng để ăn sống như cá hồi, cá ngừ… thường trải qua quá trình đánh bắt hoặc kiểm định chất lượng ngặt nghèo.
“Mặc dù thế, trên thực tế, ngay cả ở Nhật Bản nổi tiếng với sạch sẽ và an toàn nhưng vẫn còn trường hợp người dân bị ngộ độc khi ăn thủy sản sống trong món sashimi, sushi” – PGS-TS Thịnh thông tin.
Cũng theo vị chuyên gia này, những món ăn thường được lựa chọn ăn sống như hàu, các loài động vật nhuyễn thể (ngao hến, hàu, móng tay, tu hài…) là những loại hải sản sống vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du, do đó rất dễ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có thể sán, nhất là với hàu sống ở vùng cửa biển.
“Bên cạnh đó, với mức độ ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, thủy hải sản không chỉ nhiễm các ký sinh trùng, vi khuẩn có hại mà còn có thể chứa kim loại nặng độc hại khác như thủy ngân, chì…” – vị chuyên gia bày tỏ thêm.
Do đó, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn hải sản, thực phẩm tươi sống để làm thức ăn, chỉ ăn hải sản sống khi đảm bảo được nguồn gốc, chất lượng an toàn của chúng.
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Người đàn ông bị nhiễm sán lá gan vì thích ăn loại thực phẩm không ít người cũng mê
Sán có mặt ở rất nhiều thực phẩm, đặc biệt là các loại rau sống, thịt sống, gỏi cá... cảnh báo mọi người nên chú ý, tránh cơ thể bị mắc bệnh.
Ông Ngô, 68 tuổi đến từ Hắc Long Giang. Nửa năm trước, da và mắt của ông đột nhiên chuyển sang màu vàng, màu nước tiểu giống như dầu đậu nành. Sau cuộc hội chẩn đa ngành tại Bệnh viện tỉnh hắc Long Giang, bác sĩ nghi ngờ ông Ngô bị sán lá gan.
Bác sĩ Triệu Hồng Yến, đứng đầu trong việc điều trị cho biết: "Chúng tôi đã hỏi về lịch sử bệnh của ông Ngô, ông Ngô cho biết, ông rất thích ăn các loại rau sống. Nếu trên các loại rau có nhiễm sán lá gan, sau khi ăn vào rất dễ dẫn đến bị nhiễm bệnh sán lá gan."
Ông Ngô rất thích ăn món rau sống chấm sốt.
Sau khi sàng lọc sán lá gan, kết quả cho thấy nhiễm sán lá gan của ông Ngô là dương tính, điều này chứng tỏ ông đã thực sự mắc bệnh. Bác sĩ đã điều trị triệu chứng, cho ông Ngô đã uống thuốc điều trị sán bằng đường miệng, không ngờ sau 3 ngày, tình trạng tắc nghẽn đường mật nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ khẩn cấp thông qua nội soi và đặt stent trong đường mật để rút ra một lượng lớn mật đen dày. Bác sĩ Triệu Hồng Yến nói: "Mật đen cho thấy nó đã bị tắc nghẽn trong một thời gian dài. Hai ngày sau ca phẫu thuật, da của ông Ngô không còn bị vàng, bilirubin giảm đáng kể và có cảm giác thèm ăn".
Bệnh sán lá gan là gì?
Hình ảnh sán lá gan
Nhiễm sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng mạn tính ở đường mật. Nhiễm ký sinh trùng xảy ra thông qua việc ăn thực phẩm có sán lá gây nhiễm khuẩn và uống nước chưa được đun sôi.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm sán lá gan?
Sán lá gan gồm 2 loại: sán lá gan nhỏ (do ăn cá sống) và sán lá gan lớn (do ăn rau sống), là bệnh do một loại ký sinh trùng trong các loại cá sống ở nước lợ, hoặc trong các loại rau mọc ở dưới nước gây ra. Khi ăn các thực phẩm này, loại ký sinh trùng đó sẽ vào dạ dày, xuống ruột, vượt qua thành ruột đi vào trong gan. Tại đây nó sẽ phát triển trong những tế bào gan. Trong vòng 3 tháng, người bệnh sẽ có cảm giác sốt run lạnh, đau vùng gan khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Sán lá gan có mặt ở các loại rau sống, gói cá, thịt sống...
Sán lá gan sẽ âm thầm tạo thành những ổ áp-xe rất nhỏ ở trong gan, rồi thành những ổ áp-xe lớn phá tổ chức gan, dẫn đến tình trạng bị xơ gan ở vùng bị tổn thương. Nếu áp-xe gan lớn quá vỡ trong bụng thì có thể gây tử vong cho bệnh nhân vì viêm phúc mạc. Nếu bệnh nhân có sức đề kháng tốt hơn thì có khả năng bệnh sẽ diễn biến âm thầm và đưa đến xơ gan.
Hiện nay chúng ta đang sử dụng thử nghiệm thuốc điều trị sán lá gan triclabendazol, uống một liều 4 viên, sau đó phải theo dõi tới 3 tháng, mỗi tháng theo dõi một lần bằng siêu âm và xét nghiệm máu mới có thể xác định là khỏi bệnh hay chưa.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sán lá gan
Muốn phòng tránh bệnh sán lá gan, kiến nghị mọi người nên luộc chín rau hơn là ăn sống,nhất là các loại rau sống dưới nước như rau muống, rau cải xoong, sen, súng,... Không nên các loại thức ăn sống như gỏi cá hoặc gỏi tôm vì những loại này dễ có ấu trùng nằm sẵn trong đó và nếu chúng ta không có biện pháp rửa sạch thì dễ đưa đến tình trạng bị nhiễm sán lá gan.
Có ý thức vệ sinh chung, không phóng uế bừa bãi, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Người có triệu chứng nghi ngờ phải được khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài gây nguy hiểm cho bản thân và tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Theo Hà Vũ/dịch theo kknews
Khám phá
Bị nhiễm sán lợn có chữa khỏi hoàn toàn được không? Theo phác đồ điều trị hiện nay, để tiêu diệt sán lợn trưởng thành chỉ mất 1 ngày, tiêu diệt hết trứng sán mất 2 tuần. Do đó các trường hợp dương tính với sán lợn nếu uống đủ trong 15 ngày sẽ sạch sán. Ảnh minh họa: Internet Trước thông tin hơn 60 trẻ em nhiễm sán lợn ở Thuận Thành, Bắc...