Một người ở Phú Thọ mắc bệnh lao da hiếm gặp
Lao da là một dạng lao ngoài phổi tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh nhưng diễn tiến nguy hiểm.
Bà N.T.T. (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) bị nổi sẩn ngứa ở cổ tay, bàn chân đã lâu, đi khám da liễu và thoa thuốc nhưng không thuyên giảm.
Sau đó, bà T. được giới thiệu đến Bệnh viện Phổi Phú Thọ khám và nhận kết quả mắc lao da.
May mắn, sau hơn một tháng điều trị, người bệnh đã hết ngứa, vết thương liền sẹo.
Vết loét do lao trên tay người bệnh. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó trưởng khoa Lao ngoài phổi, Bệnh viện Phổi Thú Thọ, lao da là một bệnh lao ngoài phổi có biểu hiện phong phú, thay đổi tùy thuộc vào độc lực, số lượng của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
Video đang HOT
Lao da là dạng tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh lao. Bệnh thường đi kèm với lao ở những cơ quan khác như lao phổi, lao ruột hoặc lao sinh dục.
Nếu không chú ý phát hiện và điều trị sớm, lao da sẽ lan dần ra những vùng khác vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến người bệnh khó chịu, rát ngứa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng như nổi nốt sần, sần viêm, loét da mạn tính… và các tổn thương khác. Biến thể của bệnh lao da cũng có thể được phân loại tùy theo số lượng vi khuẩn trên da của người bệnh.
Trong khi đó, triệu chứng bệnh viêm da cơ địa rất điển hình là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran hay ngứa dữ dội. Điều này rất dễ khiến nhiều người lầm tưởng mình bị viêm da cơ địa, dẫn đến điều trị không khỏi.
Bác sĩ Hoàng Yến cho hay việc chữa lao da không chỉ chú trọng vào điều trị các tổn thương ngoài da mà còn phải kiên trì kết hợp với các loại thuốc kháng lao. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nhưng người bệnh vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay dừng thuốc.
Lao da là bệnh lý hiếm gặp nhưng để lại những hệ quả rất nguy hiểm nếu vô tình nhiễm bệnh. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, người dân nên đi khám sớm để phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để phòng ngừa lao và các bệnh lao ngoài phổi, mọi người cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng; tập thể dục đều đặn nhằm tăng cường sức đề kháng; hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh lao, nếu có biểu hiện bất thường trên da hay các cơ quan khác trên cơ thể nên đến cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Da bất ngờ bầm tím sau khi ăn tiết canh lợn
Sau khi ăn tiết canh vài ngày, người đàn ông bắt đầu có những mảng tím trên da, phải vào viện kiểm tra.
Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã ăn tiết canh và uống rượu trong nhiều ngày. Ảnh: V.P.
Theo lời người nhà bệnh nhân, ông K. (ngụ Phú Thọ) trước đó có ăn tiết canh lợn, uống rượu nhiều ngày. Ba ngày sau, ông K. mệt mỏi, xuất hiện mảng bầm tím vùng đùi trái và nhiều mảng bầm tím ở vùng ngực. Ông được người nhà đưa vào Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) khám và điều trị.
Ảnh chụp cho thấy vi khuẩn liên cầu lợn bám nhiều trong cơ thể bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Sau khi thăm khám và xem xét các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc chẩn đoán bệnh nhân nhân nhiễm liên cầu lợn kèm rối loạn chuyển hóa lipid, xơ gan do lạm dụng rượu.
Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định sau 5 ngày theo dõi, điều trị.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Mai Giang Nam, Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn, liên cầu khuẩn lợn là tác nhân gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể cư trú ở đường hô hấp trên (mũi, họng), đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh.
Vi khuẩn liên cầu lợn lây sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn. Trong quá trình giết mổ, chế biến thịt lợn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người từ những vết thương nhỏ hoặc vết trầy xước trên da. Nhiều người cũng bị nhiễm bệnh do ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ.
Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn khá ngắn, từ vài giờ cho đến 2-3 ngày. Một số trường hợp ủ bệnh có thể đến vài tuần.
Nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn có thể điều trị, tuy nhiên, tỷ lệ không qua khỏi vẫn lên tới 17%. Trường hợp bệnh nhân đã có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ này có thể lên đến 60-80%.
Nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine. Vì vậy, để phòng bệnh, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh và các nội tạng động vật chưa được nấu chín. Những người chăn nuôi, chế biến gia súc nên đeo găng tay và phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với thịt lợn tái, sống.
Khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Tán sỏi đường mật qua da Khoa Ngoại tổng hợp phối hợp với Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện tán sỏi đường mật qua da cho người bệnh. Các bác sĩ thực hiện tán sỏi cho người bệnh. Ảnh: BVCC Khoa Ngoại tổng hợp phối hợp với Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa...