Một người đàn ông suýt mất mạng vì bị bọ hung cắn: Khuyến cáo của bác sĩ khi đến những nơi nhiều cây cối để tránh tình trạng tương tự
Mới đây, ông Zheng, 63 tuổi, ở Hồ Nam (Trung Quốc) đã được đưa vào Khoa Hồi sức và Chăm sóc Hồi sức (RICU) của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam do suy đa tạng vì bị bọ hung cắn.
Khoa Hồi sức và Chăm sóc Hồi sức (RICU) của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam đã tiếp nhận trường hợp của bệnh nhân Zheng, 63 tuổi, Vĩnh Châu, Hồ Nam (Trung Quốc). Người này nhập viện với tình trạng đột nhiên sốt cao trên 40 độ C, sau khi được điều trị trong thời gian dài ở bệnh viện tuyến dưới Vĩnh Châu nhưng không khỏi mà còn xấu đi. Qua quá trình thăm khám, RICU kết luận ông Zheng bị suy đa tạng.
Sau khi nhập viện, Phó khoa RICU Cao Jun đã kiểm tra toàn diện các triệu chứng của ông Zheng và thấy rằng có một vài vết đốt nhỏ trên mắt cá chân của người này. Qua tìm hiểu, ông Zheng thường tham gia công việc đồng áng và thường xuyên tiếp xúc với đồng cỏ, cây cối. Do đó, bác sĩ Cao Jun đã lấy một vài mẫu vật và thực hiện một xét nghiệm metagenomic của vi sinh vật gây bệnh, kết quả cho ông Zheng bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Orientia tsutsugamushi gây ra sốt mò.
Ảnh minh họa.
Thủ phạm gây ra chứng nhiễm khuẩn này cũng được tìm thấy là bọ hung, chủ sở hữu vết cắn trên mắt cá ông Zheng. Sau khi điều trị triệu chứng tích cực, các chức năng nội tạng của Zheng đã dần hồi phục và xuất viện 10 ngày sau đó.
Theo bác sĩ Li Jianmin, Trưởng khoa RICU, Orientia tsutsugamushi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính được truyền bởi vết cắn của côn trùng. Bệnh phổ biến vào mùa hè và mùa thu, thường nhiều hơn ở vùng có nhiều cây cối, đồng cỏ. Thời gian ủ bệnh sau 5-20 ngày và nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhanh đến 39-40 độ, kèm theo cảm giác ớn lạnh.
Video đang HOT
Bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức đầu, đau chân tay, đỏ bừng mặt, xung huyết kết mạc và các triệu chứng khác, qua thăm khám sẽ thường tìm thấy các vết rách và loét ở háng, nách, ngực, lưng dưới và mông, có thể gây suy đa tạng và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Vết cắn của bọ hung trên mắt cá ông Zheng.
Với những ai đi đến các nơi có nhiều cây cối, đồng cỏ, bác sĩ Li Jianmin nhắc nhở mọi người nên nhớ:
- Bôi thuốc chống muỗi khi chơi ngoài trời, mặc quần áo dài tay và thắt cổ tay, đường viền cổ áo và quần càng khít càng tốt và đừng chỉ ngồi trên cỏ.
- Sau khi ra khỏi khu vực đó, hãy vỗ nhẹ quần áo để rũ bỏ những côn trùng bám trên quần áo, thay quần áo mới nhanh chóng và đặt quần áo cũ ở chỗ riêng biệt (tốt nhất là bao gói kín trong các túi), giặt chúng và tắm ngay sau đó.
- Sau khi rời khỏi khu vực có nhiều cây cối, đồng cỏ, nếu có biểu hiện sốt tái phát, phát ban, nổi sẩn… và điều trị thất bại, hãy đến một cơ sở y tế thường xuyên càng sớm càng tốt và nói với bác sĩ về lịch sử hoạt động của mình tại khu vực nêu trên.
Suy đa tạng do sốt mò
Bệnh nhân nam, 26 tuổi, nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp, suy chức năng gan, sốt cao liên tục, rét run, đau đầu, buồn nôn.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, cho biết bệnh nhân trước đó khỏe mạnh, đi làm nương rẫy bình thường. Cách vào viện một tuần, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, rét run, đau đầu, đau mỏi khắp người, được điều trị bằng kháng sinh, hạ sốt nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.\
Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Khi nhập viện, bác sĩ phát hiện một vết thương nghi do mò đốt ở vùng mông bên phải của bệnh nhân. Vết thương không gây đau, không rõ xuất hiện thời điểm nào. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, bệnh nhân được chẩn đoán bị sốt mò.
Bác sĩ Tình nhận định bệnh ở giai đoạn nặng với tình trạng suy đa phủ tạng, có viêm phổi, tràn dịch màng phổi 2 bên gây suy hô hấp, phải hỗ trợ bằng thở máy không xâm nhập. Ngoài ra bệnh nhân có tình trạng tụt huyết áp, suy chức năng gan, sốt cao liên tục, rét run, đau đầu, buồn nôn.
Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Sau hai ngày, hiện tình trạng sốt được kiểm soát, các tạng suy có dấu hiệu hồi phục.
Bác sĩ Tình cho biết, sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có biểu hiện đa dạng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng hay gặp ở lứa tuổi lao động. Bệnh có thể gặp rải rác trong năm, hay gặp chủ yếu về mùa mưa và nắng nóng.
Sốt mò có thời gian ủ bệnh trên người từ 6 đến 21 ngày. Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ, sau 4-5 ngày vỡ ra thành một nốt kích thước 0,5-2 cm, có vẩy đen, bong vẩy sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc đen tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Vết loét không đau nên dễ bỏ sót.
Sốt mò nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh đặc hiệu thì dễ dẫn đến suy đa tạng và tử vong. Tổn thương các tạng thường gặp nhất ở bệnh là phổi với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy, tiếp đến là gan với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc máu liên tục và thay huyết tương. Tình trạng tụt huyết áp và viêm cơ tim phải dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp; tình trạng viêm não, viêm màng não...
Bác sĩ khuyến cáo để tránh ấu trùng mò đốt, khi đi vào nương rẫy, đồi núi, cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây.
Vết đốt ở bệnh nhân sốt mò.
Trẻ sốt cao do mò đốt dễ nguy hiểm đến tính mạng Trẻ bị sốt cao do mò đốt nếu không được điều trị kháng sinh sớm và thích hợp có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng suy đa tạng trong đó có suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu và tử vong. Vết mò đốt trên cơ thể bệnh nhân T. Ảnh do bệnh viện...