Món súp đặc biệt: 1 miếng đậu phụ cắt 3600 lần, đầu bếp tốn 10 năm để học
Món ăn này tượng trưng cho tinh hoa ẩm thực Trung Quốc, nhìn quy trình chế biến ai cũng thán phục. Lần đầu tiên nhìn vào bát súp đậu phụ hình bông hoa này, có thể bạn sẽ nhìn nhầm những lợi tua rua của nó thành một thứ gì đó chứ không tin nó chính là đậu phụ.
Miếng đậu phụ này trông giống như một bông hoa cẩm tú cầu trắng và đó cũng là tên của món súp này. Một số người nhận xét rằng, nó giống như một con hải quỳ đang chuyển động.
Trên thực tế, đó là một khối đậu phụ non được cắt cẩn thận 60 lần theo một hướng, sau đó quay lại và cắt thêm 60 lần nữa, tổng cộng có 3600 lát cắt để tạo ra các tua rua tinh xảo như vậy. Thật khó để có thể cắt miếng đậu thành nhiều mảnh nhỏ mà không bị nát. Nếu đậu phụ bị vỡ, sẽ không thể tạo thành bông hoa.
Chen Xiaohe, bếp trưởng của nhà hàng Huaiyang nổi tiếng ở vịnh Causeway, Hong Kong nói rằng, việc nắm vững các kỹ năng cắt cần thiết để tạo ra những bông hoa cẩm tú cầu đậu phụ hoàn hảo cần từ 3 đến 6 năm thực hành. Bản thân anh Chen khẳng định mình cần 5 năm để nắm vững một số kỹ thuật cắt, sau đó cần nhiều năm hơn nữa để luyện tập. Ước tính quá trình để cho ra đời một bông hoa cẩm tú cầu đậu phụ cần tới 10 năm.
Được biết, món súp độc đáo này là nét đặc trưng của ẩm thực Hoài Dương. Nền ẩm thực của vùng này có niên đại 1.500 năm từ thời nhà Tôn và nhà Nguyên (581-1368), bắt nguồn từ phong cách nấu ăn bản địa của khu vực quanh hạ lưu sông Hoài và sông Dương Tử, tập trung ở các thành phố như Hoài An, Dương Châu và Trấn Giang của tỉnh Giang Tô.
Không giống như các món ăn Trung Quốc phổ biến khác, ẩm thực Hoài Dương ít được biết tới nhưng lại nổi tiếng với các kỹ năng cắt của đầu bếp.
Video đang HOT
Theo Chen Xiaohe, Hoàng đế Càn Long từng đến thăm vùng Giang Nam 7 lần. Vì người dân biết rằng, họ không thể cạnh tranh với các món ăn của các vùng khác để gây ấn tượng với nhà vua, họ đã quyết định trở thành bậc thầy sử dụng dao. Kể từ đó, các đầu bếp của Hoài Dương đã được biết đến như một trong những người sử dụng dao giỏi nhất trên thế giới.
Khi cắt miếng đậu phụ non, nó được đặt giữa 2 miếng củ cải ở 2 đầu để giữ cho ổn định và một nhánh hành lá được đặt bên như thước đo. Nếu cắt vào nhánh hành lá này, người đầu bếp biết mình đã cắt sâu vào miếng đậu phụ nên tạo hình đã thất bại.
Súp đậu phụ hoa cẩm tú cầu không phải là món ăn phức tạp nhất về thành phần. Nó bao gồm 1 miếng đậu phụ non, nước luộc gà, cua và nấm đông cô tùy chọn, nhưng cách cắt lát đậu phụ độc đáo khiến món ăn trở nên nổi tiếng.
5 món ăn bị cấm ở Trung Quốc, có món đầu bếp cũng không dám thử
Những món ăn kinh dị này khiến cho người ta phải sợ hãi khi lần đầu nhìn thấy.
1. Cừu sữa nướng than
Nếu mới nhìn sơ qua, có lẽ bạn sẽ không nhận thấy điều gì bất thường ở món ăn này. Tuy nhiên, khi biết được nguồn gốc và cách chế biến, có lẽ nhiều người sẽ thấy mức độ tàn nhẫn của món này và vì sao nó được liệt vào danh sách những món bị cấm ở Trung Quốc.
Nếu bạn đang nghĩ đây chỉ là một con cừu non được nướng trên lửa than thì đã nhầm, sự thật tàn nhẫn gấp nhiều lần. Người ta sẽ đem nướng con cừu mẹ đang mang thai gần tới ngày sinh. Khi cừu mẹ được nướng chín tới, người ta mới mổ bụng lấy cừu non ra. Cách nướng kiểu này được cho rằng thịt cừu non sẽ thơm và mềm.
Nhiều người sao khi biết nguồn gốc món ăn này đều cảm thấy rất kinh khủng, họ tự hỏi tại sao người xưa lại có thể nghĩ ra cách chế biến tàn nhẫn đến vậy.
2. Súp rùa nướng
Những con rùa còn sống được cho lên tấm sắt và nướng từ từ cho chín. Rùa không được chết ngay lập tức vì người xem muốn tận hưởng cảm giác thích thú với sự tra tấn này.
Tiếp theo đó, người ta sẽ cho rùa vào một cái nồi có sẵn nước súp. Lúc này, rùa vẫn chưa chết và ở trạng thái thoi thóp, khi thấy nước ấm, nó sẽ uống nước súp có gia vị, vì thế thịt sẽ thơm ngọt hơn nhiều so với việc nêm gia vị thông thường.
Khi nước trong nồi ngày càng nóng, người ta sẽ chứng kiến con rùa bò qua bò lại trong đau đớn rồi chết. Cuối cùng, khi thịt rùa chín mềm, nước súp rùa và cả thịt bên trong đều rất ngọt.
3. Thịt lừa
Đối với phần lớn người hiện nay, món ăn này không thể chấp nhận được vì mức độ tàn nhẫn của nó vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người.
Khi làm thịt lừa, người ta nấu 1 nồi nước sôi bên cạnh. Sau khi người ăn chỉ định 1 phần thịt nào đó trên cơ thể con lừa, đầu bếp sẽ lột da lừa để lộ phần thịt ra và đổ nước sôi vào đó, đợi thịt chín thì cắt ra bày ra đĩa.
Người ta nói rằng, phần lớn những ai dám ăn món này không phải vì tò mò mùi vị của thịt lừa như thế nào mà thích thú trước cách chế biến. Việc nhìn thấy con lừa chịu đau đớn khiến cho người ăn cảm thấy lát thịt trong miệng mình ngon hơn.
4. Chuột bao tử
Đây là một món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông nhưng cũng là đặc sản nức tiếng ở tỉnh Phúc Kiến. Những con chuột non vừa mới chào đời sẽ bị người ăn dùng đũa sắt kẹp lại, khiến nó phát ra tiếng kêu "éc éc" lần đầu. Tiếp theo đó, chuột được nhúng vào gia vị để chuột kêu lần 2. Khi người ăn cho chuột vào miệng, chuột sẽ kêu lần 3 trước khi bị nhai nuốt.
5. Não khỉ
Não ăn này được xem là tàn nhẫn nhất trong số những món bị cấm ở Trung Quốc. Não khỉ được ăn sống, người ta khoét 1 cái lỗ giữa bàn đủ để nhét đầu khỉ vào.
Sau đó, người ta đục hộp sọ và rưới dầu nóng lên rồi dùng thìa múc ăn. Lúc này, con khỉ vẫn chưa chết nên phát ra những tiếng kêu nhói lòng.
Vì khỉ là loài động vật được bảo vệ nên món ăn này cũng bị cấm.
Món tôm say ở Trung Quốc Tôm được phục vụ sống trong tình trạng đã "say ngắc ngoải" vì rượu mạnh. Nhiều du khách thích thú với trải nghiệm ăn thử món này khi tới Trung Quốc. Giống sashimi nổi tiếng của Nhật Bản, tôm say hay tôm túy quyền cũng là một món ăn sống. Món này đặc biệt phổ biến ở các vùng ven biển Trung Quốc....