Món gỏi da cá lạ ở Trung Quốc
Gỏi da cá là món ăn đường phố nổi tiếng ở Quảng Đông (Trung Quốc). Với các nguyên liệu da cá chần, đậu phộng, gừng, hành lá và nước tương, món ăn có hương vị thanh mát, hấp dẫn.
7 món ăn mang hàm ý may mắn, sung túc của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán
Tất cả những món ăn này đều mang ý nghĩa tốt lành, đem lại may mắn vào năm mới.
1. Cá
Trong tiếng Trung, phát âm của từ cá giống như "dư thừa". Người Trung Quốc luôn thích có một khoản tiền dư vào cuối năm, họ nghĩ rằng nếu cuối năm có thể tiết kiệm được một khoản nào đó, họ có thể kiếm được nhiều hơn trong năm tới.
Tuy nhiên, người Trung Quốc chỉ chọn những loại cá có phát âm mang lại sự may mắn, chẳng hạn như cá diếc, cá chép, cá trê. Họ sẽ ăn 2 con cá, 1 con vào đêm giao thừa, 1 con vào ngày đầu năm mới, giống như một ước muốn năm này qua năm khác dư giả.
Cá nên là món ăn cuối cùng còn sót lại một ít, vì điều này mang ý nghĩa tốt lành cho sự dư thừa hằng năm. Điều này được thực hiện ở phía Bắc sông Dương Tử, nhưng ở các khu vực khác, đầu và đuôi cá không nên ăn cho đến đầu năm, điều này thể hiện hy vọng rằng một năm sẽ bắt đầu và kết thúc với sự dư dả.
2. Sủi cảo
Với lịch sử hơn 1.800 năm, sủi cảo là một món ăn truyền thống được ăn vào đêm giao thừa của Trung Quốc.
Sủi cảo có hình dạng giống thỏi bạc, không phải dạng thanh mà giống chiếc thuyền, hình bầu dục và quay lên ở hai đầu. Tương truyền, càng ăn nhiều sủi cảo trong lễ mừng năm mới, bạn càng kiếm được nhiều tiền.
Nhân sủi cảo khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Người Trung Quốc không ăn nhân bằng dưa bắp cải, vì nó ám chỉ một tương lai nghèo khó và khó khăn.
Khi làm sủi cảo nên có nhiều nếp gấp. Nếu cách gói sủi cảo quá trơn nhẵn, nó được cho là người nghèo thích sự ổn định. Một số người Trung Quốc đặt một sợi chỉ trắng bên trong một chiếc sủi cảo, nếu ai ăn trúng cái này sẽ trường thọ. Đôi khi một đồng xu, có ý nghĩa trở nên giàu có.
Sủi cảo nên xếp thành hàng ngang thay vì xếp thành hình tròn. Vì hình tròn có nghĩa là cuộc đời của một người sẽ đi theo vòng tròn, lặp lại, chẳng đâu vào đâu cả.
3. Chả giò
Chả giò là một món ăn ngày Tết của Trung Quốc, đặc biệt phổ biến ở miền Đông Trung Quốc. Chả giò là một món dim sum của người Quảng Đông, gồm những chiếc bánh cuốn hình trụ có nhân với rau, thịt hoặc thứ gì đó ngọt. Nhân được gói trong giấy gói bột mỏng, sau đó chiên giòn, khi chín có màu vàng. Vì chả giò rán trông giống thỏi vàng, nên nó có ý nghĩa mong cầu sự thịnh vượng.
4. Bánh tổ
Bánh tổ là một thực phẩm may mắn được ăn vào đêm giao thừa của người Trung Quốc. Trong tiếng Trung, bánh tổ có nghĩa là "ngày càng cao lên theo năm tháng". Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, điều này có nghĩa là bạn càng ở trên cao, công việc kinh doanh thuận lợi, cuộc sống được cải thiện. Nguyên liệu chính của bánh tổ là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là và hạt sen.
5. Sủi dìn
Sủi dìn có cách phát âm và hình dạng tròn, gắn liền với sự đoàn tụ và ở bên nhau. Đó là lý do tại sao chúng được người Trung Quốc ưa chuộng trong các dịp mừng năm mới.
6. Mì trường thọ
Mì trường thọ tượng trưng cho ước nguyện sống lâu. Chiều dài và sự chuẩn bị kỳ công của nó là biểu tượng cho sự sống thọ. Món ăn này là một thực phẩm may mắn được ăn vào ngày Tết Nguyên Đán ở miền Bắc Trung Quốc.
Điều đáng chú ý là sợi mì dài hơn mức bình thường, không cắt nhỏ, có thể chiên hoặc luộc, ăn cùng với nước dùng.
7. Quả may mắn
Một số loại trái cây thường được ăn vào dịp Tết Nguyên Đán chẳng hạn như quýt, cam, bưởi. Chúng có hình tròn, màu vàng, tượng trưng cho sự no đủ và giàu có.
"Bánh cuốn" nóng phiên bản Hong Kong Bánh cuốn tráng nóng kiểu Hong Kong có gì khác biệt so với món ăn sáng quen thuộc của người dân Việt Nam. Chee Cheong Fu còn gọi là món bánh tráng nóng cuốn. Đây là món ăn có xuất xứ từ Quảng Đông, Trung Quốc, nhưng hiện tại rất phổ biến ở Hong Kong, Singapore và cả Malaysia. Sau khi lớp bánh...