Món cà đắng da trâu món ăn đặc sắc Tây Nguyên – Đặc sản xứ Lâm Đồng
Già làng (kra bon) K’Dui ở Di Linh đã triết lý về ẩm thực K’Ho thế này: “Trước kia, dẫu sống biệt lập giữa núi rừng, nhưng không vì thế mà người K’Ho thiếu đi những thức ăn ngon, bổ dưỡng và độc đáo.
Nguyên liệu của các món ăn chủ yếu được lấy sẵn từ đại ngàn; vậy nên, đã sản sinh ra những người con trai, con gái K’Ho cường tráng, đôn hậu”.
Tr ái cà đắng nguyên liệu chính trong món ăn cà đắng da trâu
Món cà đắng da trâu là món ăn đặc sắc của người đồng bào Tây Nguyên
Múc một muỗng cà đắng da trâu nóng hổi cho vào miệng, sự thơm ngon cũng theo vào. Vị đắng của cà, vị cay nồng của ớt, vị thơm bùi và beo béo của da trâu, cùng một số mùi vị khác hòa nguyện vào nhau… Món cà đắng da trâu này có thể dùng ăn với cơm, ăn riêng hoặc ăn chung với món gì cũng được.
Theo già làng K’Dui, do sống giữa chốn rừng sâu, nước độc, với khí hậu khắc nghiệt, bệnh tật có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên người K’Ho rất chú trọng đến các gia vị bổ trợ mang tính cay, nóng như ớt (mré), gừng (ca), riềng (ca yòng)… để chế biến thành món ăn. Món cà đắng (prền) nấu với da trâu (ctao rơpu) là một thí dụ điển hình cho sự kết hợp giữa những hương vị của núi rừng.
Cũng theo già làng K’Dui, cà đắng da trâu là món ăn rất gần gũi và thiết thực đối với đồng bào K’Ho. Nó không chỉ đơn thuần là thực phẩm đem lại sinh lực mà hơn thế còn là sợi dây tình cảm gắn bó người K’Ho với núi rừng. Cà đắng nấu với da trâu là món ăn có thể giúp cơ thể con người không bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức xương. “Người K’Ho nhờ ăn món cà đắng da trâu nên có cơ thể chắc khỏe, dẻo dai và vì thế mà đi rừng, làm rẫy cả ngày vẫn không mỏi cái chân, không đau cái lưng” – Già K’Dui chia sẻ.
Già làng K’Dui cho biết thêm: Cà đắng là một loại cà dại, mọc hoang khắp núi rừng Tây Nguyên. Cà đắng thường ra trái quanh năm. Trái cà đắng nhỏ cỡ ngón tay út, màu xanh sậm, có đốm sọc trắng dọc quả. Món ăn đơn giản nhất được người K’Ho chế biến từ cà đắng. Đó là món cà đắng trộn muối ớt.
Chọn quả cà còn non đem rửa sạch rồi dùng dao to bản đập dập. Ớt xanh đem giã nhỏ mang trộn với cà, thêm một ít muối, bột ngọt rồi tiếp tục giã sơ cho thấm gia vị. Chỉ đơn giản có thế là đã hoàn tất món cà đắng dùng để ăn với cơm lúa rẫy. Vị cay xé lưỡi của ớt, cộng thêm vị đắng đậm của cà, tạo nên một hương vị rất riêng. Cách chế biến này vừa đơn giản vừa giữ được trọn vẹn vị ngon đắng của cà. Người K’Ho thường làm món này vào sáng sớm rồi mang lên rẫy để ăn với cơm nguội, hoặc tích trữ sẵn cho những ngày đi rừng xa xôi.
Món ăn của người K’Ho đơn giản là vậy. Ngày trước, ít có điều kiện đi chợ, bà con thường phơi cà đắng cho khô, rồi dự trữ trong pơlơ (túi đựng cơm); khi cần, thì luộc sơ qua rồi mang ra chế biến. Bên cạnh đó, cà đắng cũng được người K’Ho dùng để nấu với cá khô. Cách chế biến cũng hết sức đơn giản. Trái cà đắng sau khi đã rửa sạch được bổ dọc. Cá khô cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó, mang cá khô đã giã lên bếp, xào qua dầu ăn cho dậy mùi, rồi đổ thêm nước, đun đến khi nước sôi thì mới bỏ cà vào. Tiếp đó, đun thêm khoảng 10 phút nữa thì nêm nếm gia vị ớt, lá lốt, muối, bột ngọt là đã có món canh cà đắng.
Ngoài ra, người K’Ho còn dùng cà đắng để chế biến thành nhiều món ăn khác, như: Cà đắng om ếch, cà đắng om lươn hay nấu cà đắng với thịt nai, nhím, mang hoặc nướng cà đắng với thịt lợn rừng. Mỗi món mang một hương vị đặc sắc riêng. “Nhưng đặc sắc nhất trong ẩm thực K’Ho thì phải kể đến món cà đắng nấu với da trâu” – Già làng K’Dui nói.
Video đang HOT
Múc một muỗng cà đắng da trâu nóng hổi cho vào miệng, sự thơm ngon cũng theo vào. Vị đắng của cà, vị cay nồng của ớt, vị thơm bùi và beo béo của da trâu, cùng một số mùi vị khác hòa nguyện vào nhau… Món cà đắng da trâu này có thể dùng ăn với cơm, ăn riêng hoặc ăn chung với món gì cũng được.
Đậm đà muối kiến vàng của người Jrai
Người dân Jrai ở Tây Nguyên lấy kiến vàng chế biến muối kiến ngon, đậm đà mà ai đã từng ăn một lần đều nhớ mãi.
Muối kiến là loại thức chấm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở Gia Lai. Hiện nay, món gia vị này đã trở thành "đặc sản" của tỉnh Gia Lai.
Tuy muối kiến đã dần trở nên quen thuộc nhưng ít ai biết được để chế biến được loại muối này là cả một quá trình vất vả, công phu, tỉ mỉ, được đúc kết bằng kinh nghiệm của bao thế hệ người Jrai mới có được.
Muối kiến là món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai
Như tên gọi, để có được muối kiến thì tất nhiên phải có kiến. Loại kiến được người Jrai chọn làm muối là loại kiến bống vàng, thường làm tổ trên những cành cây trong rừng.
Mỗi người đều có những cách bắt kiến riêng. Tuy nhiên, bắt như thế nào để vừa an toàn vừa hiệu quả mới là quan trọng. Theo anh Rcom Dam Mơ Ai (trú phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), để bắt kiến hiệu quả thì phải dành một ngày đi tìm, xác định vị trí tổ kiến. Hôm sau phải tới thật sớm, khi trời còn sương thì tiến hành bắt kiến.
"Bắt lúc tinh mơ sáng vì lúc này còn sương, kiến không thể bắn chất chua từ cơ thể ra được. Sau khi bắt bỏ vào bao thì kiến tự bắn chất chua và tiêu diệt lẫn nhau, lúc này cũng không sợ kiến đốt nữa" - anh Mơ Ai tiết lộ.
Kiến vàng thường làm tổ trên những cành cây trong rừng
Thời điểm bắt kiến tốt nhất là từ tháng 10-12, bắt khi trời còn đang sương
Tổ kiến đang đu đưa trên cây được dùng dao chặt thật nhanh rồi cho vào bao tải. Sau đó giũ mạnh cho kiến rơi vào bao rồi loại bỏ dần cành, lá cây, chỉ còn lại đàn kiến bên trong.
Việc bắt kiến phải kết thúc trước 9 giờ sáng vì lúc này đã có ánh nắng, sương tan nên chỉ cần bắt một tổ là loài kiến sẽ "báo động" cho những tổ gần đó tản ra, bảo vệ tổ. Lúc này, kiến rời khỏi tổ bắt sẽ được ít và bị cắn rất đau, không hiệu quả.
Tổ kiến được lấy nhanh chóng khỏi thân cây
Bỏ ngay vào bao rồi giũ sạch
Với Mơ Ai, anh chỉ bắt những tổ kiến to có trọng lượng từ 1kg trở lên, tổ nhỏ sẽ để lại cho chúng phát triển. "Tôi cật lực phản đối việc một số người bắt kiến bằng thuốc xịt, vôi hoặc dùng chảo đun nóng rồi giũ kiến vào do lo ngại bị cắn. Cách bắt như vậy vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm vừa làm cạn kiệt nguồn kiến tự nhiên" - anh Mơ Ai lý giải.
Theo Mơ Ai, cách bắt của anh giúp kiến đảm bảo giữ được độ chua tự nhiên. Những con còn sống sót sẽ tạo dựng lại đàn, tổ kiến mới, nguồn kiến không bị cạn kiệt.
Kiến dùng làm muối tốt nhất được bắt vào tháng 10-12 hằng năm
Dù có nhiều kinh nghiệm nhưng chỉ bắt kiến bằng tay nên cả chiếc vòng tay bằng đồng của anh Mơ Ai cũng bị... "đốt". Chất axít từ kiến đã làm chiếc vòng chuyển từ màu vàng óng sang màu xám đen.
Đúc kết từ kinh nghiệm của cha ông, nhiều người Jrai cho rằng thời điểm thích hợp nhất để bắt kiến làm muối là từ tháng 10-12. Vào thời gian này, kiến vừa trải qua mùa mưa với nhiều thức ăn nên rất sạch, béo. Sau thời gian trên, kiến sẽ già đi, chuyển từ màu vàng óng sang đen, mọc cánh, nếu dùng để giã muối thì sẽ có vị hôi như gián.
Kiến sau khi được làm sạch sẽ phơi khô trước khi giã làm muối
Kiến sau khi được bắt mang về nhà phải rửa qua nước, cho lên phên tre phơi đến khi khô hẳn. Tiếp đó, phải làm sạch các tạp chất như cánh kiến, mạng nhện, lá cây một lần nữa rồi mang đi giã nhỏ cùng các loại gia vị như muối, ớt, một ít bột ngọt.
Tại một số ngôi làng, trước khi giã muối thì người dân rang qua cho kiến chín. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cách làm này khiến cho kiến bị giảm bớt vị chua tự nhiên.
Hiện muối kiến đã trở thành thức chấm đặc sản không chỉ của người Jrai mà còn được xuất bán khắp cả nước
Ở Tây Nguyên, muối kiến vàng thường dùng để chấm với thịt bò một nắng nướng, thịt heo luộc hoặc ăn với cơm nóng... Món nào chấm với muối kiến khi ăn cũng sẽ có vị mằn mặn, cay cay lại thêm vị chua thanh rất đặc trưng của loài kiến vàng.
Băng rừng tìm loại cỏ thơm, chế biến thành món đặc sản kiếm lãi tiền triệu Khi tiết trời Tây Nguyên se lạnh, người Jrai ở huyện Ia Pa và Krông Pa (Gia Lai) lại băng rừng đI tìm cây cỏ thơm làm muối. Người dân nơi đây xem muối cây cỏ thơm là một đặc sản trời ban. Cỏ thơm, người Jrai còn gọi là cỏ groach, mùi cay nồng. Cây lá mỏng, cao chưa đầy hai gang...