Món bún kỳ công bậc nhất chỉ có ở Hà Giang
Muốn nếm thử món bún đặc sản này, du khách phải tới Hà Giang vào đúng thời điểm trong năm. Bún vịt là một món ăn quen thuộc, có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên đất nước ta.
Thế nhưng đến với Hà Giang, món bún vịt lại được chế biến một cách rất đặc biệt, không nơi nào giống vậy. Tới đây vào dịp rằm tháng 7, nhất định du khách sẽ được người dân địa phương gợi ý món ăn công phu này.
Được coi là một trong những món kỳ công nhất, bún vịt làng Hà Giang thường do những người lớn tuổi giàu kinh nghiệm trong gia đình thực hiện, ví dụ như mẹ hoặc con dâu trưởng. Những con vịt dùng để làm món bún vịt làng sẽ được người Tày nuôi từ sau Tết nguyên đán. Họ nuôi vịt trên suối đến rằm tháng 7 thì vịt béo tốt, chéo cánh. Trong những con vịt ấy lại tuyển ra những con chắc thịt nhất để đem đi chế biến làm thành món bún vịt béo ngậy.
Bún vịt làng là món đặc sản không thể thiếu vào rằm tháng 7 – một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của người dân tộc Tày ở Hà Giang.
Nuôi vịt để làm bún vịt làng đã tốn thời gian như vậy, để làm được những sợi bún chuẩn cũng vô cùng kỳ công. Công đoạn làm bún yêu cầu mọi người trong nhà đều phải tham gia vào làm, nào là giã bột, nào là ép bún…
Video đang HOT
Trước tiên, người ta sẽ chọn loại gạo tẻ ngon, đều hạt, không được quá dẻo để giã thành bột khô mịn. Sau đó đem nhào với nước vừa đủ, nặn thành từng viên bột to bằng cái bát. Cho bột vào nước sôi luộc khoảng 15 phút với nửa bột sống và nửa bột chín.
Những viên bột sẽ tiếp tục đem đi giã nhuyễn để bột sống cùng bột chín quyện đều vào nhau. Đây cũng chính là khâu mất nhiều công sức nhất, thường sẽ do người trẻ làm. Một điều thú vị đó là người Tày thường sẽ giao công đoạn này cho con rể. Nhìn vào cách giã bột sẽ đánh giá được người con rể này có cẩn thận hay không.
Bột sau khi giã nhuyễn sẽ nặn thành từng viên rồi cho vào chiếc khuôn tự chế đơn giản. Những sợi bún to mịn sẽ chảy qua khuôn, xuống nồi nước đang sôi và luộc khoảng 5 phút để bún chín đều.
Bún vịt làng của người Tày chắc chắn sẽ gây ấn tượng với những du khách lần đầu đến với Hà Giang. Nếm thử một lần thôi là hương vị của món ăn này sẽ khiến người ta lưu luyến, vương vấn mãi. Vị ngon bởi sự quyện hòa giữa vị béo ngậy của nước chan, vị bùi của những sợi bún dài, mịn, mềm. Những miếng thịt vịt béo mềm, lại vừa đủ độ dai ngọt từ những con vịt được nuôi thả tuyển chọn.
Một tô bún vịt có thêm thịt vịt, có thêm các loại rau thơm như rau mùi, lá hẹ, ăn nóng rất tuyệt vời. Nếu có dịp lên cao nguyên đá Hà Giang bạn nhớ tìm thưởng thức món ăn độc đáo này của người Tày nhé!
Quán bún măng vịt dùng sá sùng nấu nước lèo hút khách
Thịt vịt luộc chín kỹ nhưng không bị dai, nước dùng ngọt thanh nhờ sá sùng kết hợp miếng măng sần sật được nhiều người yêu thích.
Bún vịt là đặc sản người Tày ở Hà Giang, thường được nấu vào rằm tháng 7 - một trong những ngày lễ lớn nhất năm của dân tộc Tày. Ngày nay, nó được du khách ưa chuộng và bày bán khắp thành phố. Trong đó, tiệm bún nằm ở bản Tùy, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng huyện Bắc Mê, được nhiều người biết đến. Chủ quán tiết lộ một trong những bí quyết giúp quán anh tồn tại gần 19 năm nay là nhờ nước dùng. Thịt vịt ở đâu cũng giống nhau nên 'ăn thua' ở chỗ nước lèo phải nấu thật ngon, anh nói thêm. Từ lúc mở quán đến nay, anh luôn dùng sá sùng (hay còn gọi là giun biển) hầm nước dùng thay vì sử dụng gia vị như hạt nêm, bột ngọt... Nước bún vị chua ngọt nhẹ, thanh, không dầu mỡ. Bên cạnh đó, thực khách gọi thêm bát măng ăn cùng, nhai sần sật.
Rau ăn kèm chủ yếu là bạc hà có vị thơm, cay nồng cùng vài loại rau thơm quen thuộc như ngò, diếp cá, kinh giới, tía tô... và đĩa giá trụng cho đỡ ngấy. Khi ăn, thực khách vắt thêm lát chanh, thêm ớt tươi nếu ưa chua cay, chấm thịt vịt với muối tiêu là chuẩn.
Nhờ hương vị nhiều năm không đổi, quán này trở thành điểm dừng chân được dân địa phương lẫn team mê phượt Hà Giang yêu thích, thường xuyên đông khách vào buổi sáng.
Một trong những điểm cộng không nhỏ của quán là khá rộng rãi, có khu ngồi chung phía trước và các chòi riêng tư dành cho nhóm hoặc gia đình. Các chòi xây nổi trên nước, lối đi bằng bê tông, lợp mái lá mát mẻ vào mùa hè, tầm nhìn hướng núi. Mỗi chòi chứa được tối đa 20 người ngồi ăn chơi thoải mái.
Ngoài ra, trước khi đi ăn bún, du khách có thể ghé cột mốc Km0 trên đường Nguyễn Trãi, cách quán bún khoảng 4,5 km check in.
Du lịch Hà Giang vào những tháng đầu năm, ngoài khám phá đặc sản, bạn đừng quên 'săn' hoa đào, hoa ban, hoa lê trắng trong các bản làng, trên núi. Sau đó sẽ đến mùa hoa cải vụ đầu xuân (từ cuối tháng 2 đến tháng 3), khung cảnh nên thơ lý tưởng để 'sống ảo'.
Nộm núc nác, món ngon dân dã của người Tày Hà Giang Nhắc đến ẩm thực của đồng bào vùng cao Hà Giang là nhắc đến những món ăn dân dã, mộc mạc của rừng núi với những hương vị đặc biệt, khó quên. Trong số đó không thể không kể đến món nộm thơm ngon từ quả của cây núc nác rừng. Món ăn dân dã này đã trở thành thương hiệu mà bất...