Món bánh khọt Vũng Tàu mang hương vị của phố biển
Món bánh khọt Vũng Tàu với lớp vỏ vàng ruộm, giòn cùng nhiều loại nhân khác nhau như tôm, sò, thịt, chả cá từ lâu đã nức tiếng gần xa, đốn tim thực khách khi tới thành phố biển Vũng Tàu này.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm thực cùng tìm hiểu về món bánh khọt ngon độc đáo hấp của thành phố biển Vũng Tàu này qua bài viết sau nhé!
Món bánh khọt Vũng Tàu mang hương vị của phố biển
Món bánh khọt Vũng Tàu:
Bánh khọt, cái tên nghe lạ tai nhưng lại là món ăn vô cùng bình dị và dân dã của vùng sông nước Nam Bộ, có sức hút đặc biệt đối với du khách bởi những chiếc bánh tròn, vàng ruộm, không cầu kỳ hoa mỹ.
Món ăn mang đậm nét riêng biệt này không chỉ nổi tiếng với du khách trong nước mà còn được nhiều khách quốc tế biết đến khi du lịch Vũng Tàu.
Cách làm món bánh khọt Vũng Tàu:
Lựa chọn nguyên liệu được coi là một trong những yếu tố chính để làm nên hương vị chiếc bánh khọt ngon.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Đầu tiên chủ quán sẽ phải rất chú trọng đến lựa chọn nguyên liệu như tôm, thịt, rau sống, gạo để làm bánh vì nó ảnh hưởng đến màu sắc hay độ bắt mắt, hấp dẫn của món ăn.
Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm.
Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác nên chế bột là một công đoạn cũng rất tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian.
Tôm tươi nguyên liệu làm bánh khọt
Để có thể chế tạo ra lớp vỏ vàng ươm và giòn rụm, người chế biến phải trộn các loại bột với nhau theo tỷ lệ nhất định, theo một bí quyết riêng.
Gạo phải chọn loại gạo ngon, mới, xay ra thành bột ướt, gạo nấu thành cơm và làm bún để nguội rồi lại xay thành bột đặc. Đây chính là công đoạn quyết định đến vị ngon của bánh.
Bột gạo được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định. Nếu pha đặc quá, bánh sẽ bị đặc, bở; còn nếu bột lỏng quá thì bánh sẽ mỏng và không ngon.
Chiếc bánh đạt chuẩn là không quá dày cũng không quá mỏng, khi ăn giòn nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định.
Làm phần nhân bánh:
Phần nhân bánh là thành phần quyết định đến độ ngon của bánh, thường là nhân tôm.
Những con tôm tươi rói sau khi mua về được bóc vỏ một cách khéo léo, làm sao cho giữ được vị ngon ngọt tự nhiên cũng như màu sắc bắt mắt.
Video đang HOT
Ngoài ra cũng có bánh khọt nhân thịt, nhân thập cẩm, chả cá hay bánh khọt chay với nhân đậu xanh. Tuy nhiên bánh khọt nhân tôm vẫn được thực khách lựa chọn nhiều nhất. Mỗi nhân là một con tôm lõi, màu hồng của thân tôm nổi bật trên nền bột trắng, thêm một chút bột tôm đỏ au rắc quanh đĩa tạo nên sự bắt mắt cho người ăn.
Đổ bánh khọt như thế nào để được vàng đều, giòn ngon, đó cũng là cả một nghệ thuật lớn, đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp.
Trước khi đổ bánh, người đầu bếp đặt khuôn lên bếp cho nóng, sau đó dùng mỡ heo thoa đều lên các khuôn, chế một lượng bột vừa đến mặt khuôn, cho tôm tươi đã bóc vỏ vào giữa và đậy nắp lại chờ đến lúc bánh chín.
Khi bánh vừa chín tới, đầu bếp gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành.
Thưởng thức món bánh khọt Vũng Tàu:
Bánh khọt được ăn kèm với các loại rau sống rau sống như như cải xanh, xà lách, tía tô, diếp cá… và đu đủ thái sợi khiến bánh khọt vốn đã hấp dẫn nay còn hấp dẫn hơn nhiều lần.
Linh hồn của món ăn này chính là thứ nước chấm được pha chua ngọt, và cách pha chế này cũng chỉ những người có kinh nghiệm mới pha chuẩn vị được.
Chấm miếng bánh đã được cuốn lại cùng rau thơm vào nước chấm rồi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị tôm thịt hòa quyện với mùi thơm của mỡ hành, của sự giòn giòn của bột, khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
Thưởng thức món bánh khọt Vũng Tàu
Cách làm bánh khọt Vũng Tàu thơm ngon béo ngậy hấp dẫn đơn giản
Món bánh khọt - đặc sản Vũng Tàu nức tiếng luôn làm nhiều thực khách say mê bởi hương vị hấp dẫn, thơm ngon và béo ngậy. Hãy vào bếp thực hiện ngay món chiên giòn tan thơm ngon này nhé!
Nguyên liệu làm Bánh khọt Vũng Tàu
Bột bánh khọt 200 gr \
Nước cốt dừa 400 ml
Tôm thẻ 300 gr
Mực 300 gr
Nước cốt chanh 2 muỗng cà phê
Hành lá 50 gr (cắt nhỏ)
Tỏi băm 2 muỗng cà phê
Rau thơm 1 ít
Ớt băm 2 muỗng cà phê
Nước mắm 2 muỗng canh
Đường 4 muỗng cà phê
Dầu ăn 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua mực tươi ngon
Quan sát màu trên thân mực, nếu thân mực ở phần màu nâu có màu nâu tím sậm, và phần thân màu trắng có màu đục như sữa, thì đó là mực ngon và tươi.
Kiểm tra độ tươi ngon bằng cách dùng tay ấn vào thân mực, nếu bạn cảm nhận được phần thịt săn chắc và có độ đàn hồi thì đó là mực tươi ngon đấy, ngược lại, nếu thân mực mềm nhão, dùng tay nhấn thấy bị lõm và lâu đàn hồi thì đó là mực không tươi.
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Bạn nên chọn mua tôm sống với lớp vỏ ngoài trong suốt, có mùi nước biển đặc trưng chứ không tanh.Phần đầu tôm dính chặt vào thân, đuôi tôm xếp lại với nhau, thân hình tôm thẳng hoặc chỉ hơi cong nhẹ thì là tôm còn tươi ngon.
Nếu mua tôm đông lạnh thì bạn phải chọn mua tôm còn nguyên các bộ phận, sờ vào có cảm giác căng, mềm dẻo tự nhiên (để tránh mua phải tôm bị bơm thạch làm tăng trọng lượng) và không có mùi tanh, ươn.
Không nên chọn mua những con tôm có những đốm đen bên dưới vỏ, thân hình tôm cong tròn, đuôi tôm xòe ra vì đây là những con tôm đã bị bơm nước, kém chất lượng, khi ăn thịt tôm sẽ không ngọt ngon.
Dụng cụ thực hiện
Khuôn bánh khọt, bếp, dao, thớt, muỗng,...
Cách chế biến Bánh khọt Vũng Tàu
1
Sơ chế tôm mực
Mực mua về, rút lấy phần đầu mực, rút bỏ nhẹ nhàng phần túi mực để tránh làm vỡ túi, xương sống, rửa thật sạch dưới vòi nước nếu làm vỡ túi mực.
Cắt bỏ phần mắt mực và khối tròn cứng ở giữ đầu mực hay còn được gọi là răng mực. Sau đó rửa lại với nước sạch rồi cắt khoanh.
Tôm mua về lột vỏ, rút chỉ, bỏ đuôi rồi lấy thịt, sau đó xé nhỏ thịt.
2
Pha bột bánh khọt
Trộn bột bánh khọt với 400ml nước cốt dừa, 50gr hành lá cắt nhỏ, khuấy đều và để bột nghỉ khoảng 5 - 10 phút.
3
Pha nước chấm
Trộn đều 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước lọc, 4 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, khuấy đều cho đường tan rồi cho 2 muỗng cà phê tỏi băm và 2 muỗng cà phê ớt băm vào.
4
Đổ bánh
Chuẩn bị một khuôn đổ bánh khọt, cho khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn vào mỗi khuôn, khi dầu nóng thì từ từ đổ bánh vào khuôn, cho 1 con tôm hoặc mực lên mỗi khuôn, đậy nắp lại và chiên khoảng 3 phút trên lửa vừa đến khi vàng, sau đó gắp ra.
Mách nhỏ: Để bánh giòn hơn bạn đổ ngập dầu khi đổ bánh.
5
Thành phẩm
Món bánh khọt Vũng Tàu nổi bật với mùi thơm, béo ngậy của nước cốt dừa, phần nhân tôm mực thơm ngon, ăn kèm nước chấm đậm đà và rau thơm thì rất tuyệt. Đây là món ăn cực kì phù hợp cho những ngày cuối tuần họp mặt gia đình.
Cách làm bánh khọt Vũng Tàu giòn rụm, thơm ngon không thua gì ngoài quán Với cách làm bánh khọt Vũng Tàu dưới đây đảm bảo ăn gây nghiện, không cần đi xa để có được món ăn ngon. Bánh khọt là đặc sản của Vũng Tàu rất được thực khách ưa chuộng bởi hương vị hấp dẫn, thơm béo. Khác với bánh xèo, bánh khọt ít bột, hải sản nhiều, kích thước bánh vừa miệng khá dễ...