Món ăn bổ dưỡng từ quả lặc lày
Lặc lày nhồi thịt nấu canh, lặc lày xào, lặc lày luộc…. là những món ăn thanh mát trong ngày hè của người Mường ở Hòa Bình.
Quả lặc lày (hay còn gọi là mướp rừng, mướp Mường), người Mường ở Hòa Bình gọi nó là “nắc này” là thứ quả được đồng bào trồng nhiều ở vùng núi cao nơi có khí hậu trong lành. Nhưng những năm gần đây, ở miền xuôi cũng có rất nhiều nơi trồng được. Khác với lặc lày lai, lặc lày ta có thân tròn trịa, vỏ ngoài có sọc xanh trắng gần giống với dưa gang.
Quả lặc lày có hình dáng gần giống quả dưa leo nhưng to và có vỏ cứng hơn. Ảnh: H.D.
Video đang HOT
Từ loại quả này, bạn có thể khéo léo chế biến được những món ăn độc đáo cho bữa cơm gia đình. Lặc lày thường nấu canh, luộc là món ngon nhất. Khi chế biến những mốn ăn này, người ta để nguyên cả vỏ vì chính lớp vỏ tạo nên hương vị rất riêng. Đặc biệt khi luộc hoặc đồ (hấp) độ giòn của lớp vỏ kết hợp với vị ngọt mềm mát của phần ruột đem lại cho người ăn cảm giác thật ngon miệng. Lặc lày luộc hoặc đồ vừa chín tới, gắp ra đĩa chấm với muối vừng. Hương thơm của lặc lày đầu mùa, vị mằn mặn, béo ngậy của lạc thật hấp dẫn.
Quả lặc lày nhồi thịt nấu canh là một trong những món ăn rất thanh mát vào mùa hè của người Mường. Ảnh: H.D.
Hoặc chúng ta có thể làm món lặc lày nhồi thịt. Quả lặc lày được rửa sạch, dùng dao cắt một đầu, moi ruột. Phần nhân có thể trộn thịt, đậu, mộc nhĩ hoặc nấm hương, rau thơm tất cả đều được xay nhỏ và ướp gia vị phù hợp với khẩu vị từng gia đình. Dùng thìa hoặc đũa nhồi hết phần nhân vào quả lặc lày đã bỏ ruột. Dùng nồi hấp cách thủy cho lặc lày chín hoặc đồ lặc lày bằng chõ để giữ vị thơm ngon và lặc lày không bị mềm nhũn. Khi ăn ta sẽ thấy vị ngọt mềm của quả lặc lày, vị béo của thịt, vị thơm ngon của mộc nhĩ, nấm hương được hòa quyện với nhau.
Lặc lày còn được dùng để nấu canh với tôm, rêu cua, hoặc xào với lòng gà, vịt, thịt bò, thịt lợn rừng cũng rất thơm ngon và dễ làm.
Theo Vnexpress
Nồng nàn chõ xôi nhỏ nhẻ
Ăn thử xôi nhỏ nhẻ mới thấy loại đậu hoang dại này đúng là "tri kỷ" nếp nương.
Bữa cơm tết muộn của tôi ở gia đình người Mường huyện Bá Thước, Thanh Hóa hôm ấy có món xôi nhỏ nhẻ. Chõ xôi nếp nương đồ cùng một loại đậu mọc dại tràn khắp các bản Mường, bản Thái xứ này lan tỏa mùi thơm ngây ngất nồng nàn trong sương chiều bảng lảng.
Độ tháng 4, dân bản bắt đầu gieo lúa nương, mầm đậu non cũng nhú, bám vào những lùm cây bụi mà sống. Tháng 9, 10 lúa vàng nương rẫy, khắp bụi bờ cũng xanh um ken đặc những chùm nhỏ nhẻ. Quả đậu nhỏ nhẻ mọc thành chùm như đậu xanh, cứ mỗi mắt lá, lại vươn ra một chùm sai trĩu.
Ăn thử nắm xôi nhỏ nhẻ để thấy rằng loại đậu hoang dại này mới đúng là bạn "tri kỷ" của nếp nương
Hạt đậu tách ra rồi phơi khô, cất trên gác bếp. Nhỏ nhẻ vốn cứng, nên muốn đồ xôi phải ngâm đậu trước khi ngâm gạo cả mấy tiếng đồng hồ.
Với những ai ham đồ nếp, xôi đậu vốn chẳng xa lạ gì, từ những thức quen thuộc như xôi đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đến "quý tộc" như xôi đậu quyên, đậu ngự...
Nhưng ăn thử nắm xôi nhỏ nhẻ, tôi thấy rằng loại đậu hoang dại này mới đúng là bạn "tri kỷ" của nếp nương.
Hạt đậu nhỏ nhẻ bé hơn đậu xanh và có màu đỏ sẫm. Thoạt nhìn, hạt trông như bị lép, chẳng căng mọng mỡ màng như những "anh em" khác. Nhưng có lẽ vì thế nên cái bùi bùi của nó khiến bạn ăn mãi mà không ngấy.
Nắm xôi dẻo quẹo còn có vị mát thanh và chút hương ngai ngái của núi rừng
Xôi nóng hổi, nếp nương trắng ngần ấp ủ hạt đậu sâm sẫm đỏ lúc này chờ đợi chẻo tời.
Chẻo tời là món chấm na ná như món đậu xị của người Nùng, người Mông ở Lào Cai, Hà Giang. Nguyên liệu phổ biến là đậu tương đồ chín, giã nhuyễn mịn, trộn với muối và gừng tươi giã nhỏ.
Nếu như đậu xị của người Nùng, người Mông được ủ trong chum vại thì chẻo tời của người Mường được gói vào lá chuối, cất lên gác bếp. Hơi nóng của bếp lửa và khói bốc lên giúp đậu lên men và cũng bớt nặng mùi hơn đậu xị.
Chẻo tời dùng để chấm cá, chấm rau rừng, hay giản dị là chấm với xôi. Vị mặn mòi của đậu lên men, thoảng chút cay nồng của gừng khiến mùa xuân se lạnh thêm ấm áp.
Theo Tịnh Tâm (ihay)
Đặc sản lợn Mán của người Mường Thịt lợn Mán ướp gia vị được nướng chín vàng ươm, thơm nức. Ngoài ra, lợn Mán còn được chế biến thành các món luộc, rựa mận (nhựa mận), món giò nướng. Lợn Mán (hay còn gọi là lợn cắp nách) là loại lợn thân hình dài, mõm nhọn, tai nhỏ, chân gầy, lông dài và cứng, được nuôi trong điều kiện tự...