Mỗi ngày cho con ăn một quả trứng gà mẹ sẽ thấy những lợi ích bất ngờ
Hãy chăm chỉ cho con ăn mỗi ngày một quả trứng gà để mang lại những lợi ích tuyệt vời cho bé nhé.
Dinh dưỡng có trong 1 quả trứng
Nhiều người nghĩ rằng ăn trứng gà thường xuyên làm tăng lượng cholesterol trong máu. Thế nhưng, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều đó chưa hẳn đã đúng.
Một quả trứng chứa khoảng 185mg cholesterol. Một đứa trẻ khỏe mạnh nên nạp vào cơ thể dưới 300mg/ ngày. Vì thế, miễn là bé không hấp thụ quá mức này thì sẽ không có vấn đề gì.
Một quả trứng giống như một viên thuốc chứa nhiều vitamin. Tất cả các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong quả trứng là:
Choline: Giúp phát triển trí não, tăng khả năng thông minh
Folate: Sản sinh và duy trì số lượng hồng cầu
Sắt: Vận chuyển oxy đến các tế bào
Lutein và Zeaxanthin: Tốt cho mắt và bảo vệ mắt chống lại các tia UV có hại
Niacin: Thúc đẩy chức năng thần kinh và giúp giải phóng năng lượng
Omega-3: Tăng cholesterol trong máu
Protein: Giữ cho cơ thể khỏe mạnh
Video đang HOT
Riboflavin: Giữ cho các mô cơ thể khỏe mạnh
Bên cạnh đó là các vitamin A, B, D và kẽm.
Lợi ích khi cho trẻ ăn trứng gà
Nhưng khoang chât trong long đo trưng như kem, săt, selen hâu hêt se giup cho tre co môt hê tiêu hoa va hê miên dich tôt. Long trăng trưng lai chưa kha nhiêu protein, kali do đo ma co thê giup duy tri cân băng cac chât long, rôi giup cac tê bao va cac cơ quan cua tre hoat đông trơn chu, hiêu qua.
Vitamin va canxi chưa trong môi qua trưng se giup cho xương tre cưng cap, khoe manh. Bên canh đo viêc cho tre ăn trưng ga con rât tôt cho tim mach, giup giam nguy cơ đôt quy, hay cac bênh liên quan đên đông mach vanh…
Không nhưng thê trong thanh phân cua trưng ga con chưa môt sô chât chông oxy hoa đo la lutein va zeaxanthin, giup bao vê đôi măt tre tranh khoi nhưng hư tôn, nhưng tôn thương do tia cưc tim gây ra. Tư đo co thê giam bơt phân nao nguy cơ phat triên đuc thuy tinh thê trong tương lai.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn trứng
- Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tùy theo tháng tuổi mà các mẹ cho bé ăn số lượng trứng gà khác nhau. Cụ thể:
Trẻ 6-7 tháng tuổi: Nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, có thể ăn 2-3 lần/tuần.
Trẻ 8-12 tháng tuổi: Nên ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa, có thể ăn 3-4 bữa/tuần.
Trẻ 1-2 tuổi: Nên ăn 3-4 quả trứng gà/tuần, có thể ăn cả lòng trắng trứng gà.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Nếu trẻ thích ăn, mẹ có thể cho bé ăn 1 quả/ngày.
- Cho trẻ ăn trứng gà đã được chế biến chín, không ăn trứng sống hoặc lòng đào
- Với trẻ bị tiêu chảy, sốt, tiểu đường thì không nên cho trẻ ăn trứng gà.
5 chất dinh dưỡng giúp tăng số lượng hồng cầu của bạn
Bạn có thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi ngay cả sau một giấc ngủ yên bình vào ban đêm? Hay bạn đột nhiên gặp phải tình trạng 'mất điện' vào giữa ngày?
Thịt đỏ, các loại đậu, trứng, đậu và trái cây khô là một số nguồn cung cấp sắt phổ biến - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu bạn gặp những tình trạng này thường xuyên, thì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng được gọi là thiếu máu, nói chung có nghĩa là số lượng tế bào hồng cầu (RBC) của bạn thấp.
RBC chịu trách nhiệm vận chuyển ô xy đến các bộ phận khác của cơ thể và khi số lượng của nó thấp, cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp ô xy đi khắp cơ thể. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ phát triển các biến chứng như trầm cảm, sinh non, nguy cơ nhiễm trùng cao và các biến chứng khác.
Để khắc phục vấn đề này một cách tự nhiên, hãy tiêu thụ các chất dinh dưỡng giúp sản xuất RBC. Dưới đây là 5 chất dinh dưỡng rất thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn để tăng số lượng hồng cầu, bổ máu, theo Times of India .
1. Thực phẩm giàu sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của bệnh thiếu máu và để khắc phục điều này cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn.
Chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sản xuất hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, do đó, làm tăng số lượng hồng cầu.
Thịt đỏ, các loại đậu, trứng, đậu và trái cây khô là một số nguồn cung cấp sắt phổ biến.
2. Folate
Folate là một loại vitamin B, cần thiết để tạo ra các tế bào máu đỏ và trắng trong tủy xương. Việc bổ sung folate được gọi là a xít folic.
Cơ thể chúng ta sử dụng folate để sản xuất heme, một thành phần thiết yếu của hemoglobin. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể ngăn cản quá trình trưởng thành của các tế bào hồng cầu.
Các loại rau lá xanh như rau bina (cải bó xôi), đậu Hà Lan và đậu lăng là một số nguồn folate tuyệt vời.
3. Vitamin B12
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của RBC và ngăn cản sự phát triển của chúng, được gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Chất dinh dưỡng này chủ yếu được hình thành trong các sản phẩm từ sữa và các nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, cá và động vật có vỏ. Bên cạnh đó, ngũ cốc ăn sáng cũng được tăng cường vitamin B12.
4. Đồng
Chất đồng không trực tiếp giúp sản xuất RBC, nhưng nó giúp RBC tiếp cận với sắt, cần thiết để tự tái tạo. Lượng đồng ít hơn có thể gây khó khăn cho toàn bộ quá trình.
Ăn thực phẩm giàu đồng như động vật có vỏ, quả anh đào và cá có thể giúp sản xuất RBC dễ dàng.
5. Vitamin C
Cũng giống như đồng, vitamin C cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất RBC, nhưng cải thiện sự hấp thu sắt trong cơ thể.
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C đặc biệt quan trọng khi bạn đang có các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật để đáp ứng lượng sắt hấp thu.
Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với nguồn sắt không phải heme có thể giúp cơ thể bạn hấp thu nhiều sắt hơn, theo Times of India .
Cách ăn trứng gà đúng cách, không phải ai cũng biết Trứng gà là món ăn phổ biến, tuy nhiên, ăn trứng thế nào là đúng cách và đủ để không gây hại cho sức khoẻ thì không phải ai cũng biết. Hàm lượng dinh dưỡng phong phú có trong trứng gà đã giúp nó trở thành một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và được mọi người tin dùng. Vậy ăn...