Nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa phát hiện các dạng mới của prôtêin tau vốn gia tăng bất thường từ giai đoạn rất sớm, trước khi các vấn đề về nhận thức xuất hiện ở người mắc chứng sa sút trí tuệ (Alzheimer).
Một trong những phương pháp kiểm tra dấu hiệu bệnh Alzheimer hiện nay. Ảnh: dailycaring
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Alzheimer là do tình trạng tích tụ mảng bám prôtêin độc hại beta-amyloid trong não, làm chết tế bào thần kinh và dẫn đến mất trí nhớ. Thông thường, hàm lượng beta-amyloid trong dịch não tủy tăng cao bất thường nhiều năm trước khi “tới lượt” nồng độ prôtêin tau bị phosphoryl hóa (p-tau). Trong khi đó, xét nghiệm lâm sàng p-tau hiện nay không còn nhiều ý nghĩa bởi khi đó chứng sa sút trí nhớ đã hình thành.
Ðiều này gây khó cho việc xác định người mắc Alzheimer ở giai đoạn đầu, yếu tố cần thiết để kiềm chế tiến triển của bệnh. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Thụy Ðiển, Tây Ban Nha, Slovenia và Pháp nhận thấy có những dạng đặc trưng của p-tau tăng từng phút trong dịch não tủy và máu của người mắc bệnh Alzheimer. Từ đó, họ phát triển những kỹ thuật có độ nhạy cảm cao để đo các chỉ dấu sinh học được cho là xuất hiện nhiều năm trước khi có những biểu hiện lâm sàng.
Trong nghiên cứu, khoảng 1/3 trong số 381 người được kiểm tra đã có dấu hiệu bệnh Alzheimer trong não mặc dù không có vấn đề nào về nhận thức. Ðiều này có nghĩa những thay đổi đó không thể phát hiện được thông qua những phương pháp đánh giá trí nhớ thực hiện tại bệnh viện. Ðáng nói, những chỉ dấu p-tau mới đã “điểm mặt” chính xác những thay đổi bất thường trong dịch não tủy và các mẫu máu.
Ở thời điểm tỷ lệ mắc và tổn thất về mặt xã hội do bệnh mất trí nhớ và Alzheimer gây ra không ngừng tăng cao, đột phá trên hứa hẹn có thể giúp chẩn đoán bệnh sớm hơn nhiều so với các phương pháp hiện hành. Phát hiện mới cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thử nghiệm những liệu pháp đẩy lùi Alzheimer.
Phát triển các hạt nano đưa thuốc trực tiếp vào não
Ðối với các nhà khoa học nghiên cứu về các bệnh thoái hóa như sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi (Alzheimer) và hội chứng liệt rung (Parkinson), việc đưa thuốc lên não là công việc khó khăn nhất.
Tin vui là các nhà nghiên cứu ở Canada vừa phát triển các hạt nano có thể vượt qua những rào cản trong não và cung cấp thuốc cho các tế bào thần kinh, điều mà các phương pháp điều trị hiện nay không làm được.
Các hạt nano sau khi tiêm (qua tĩnh mạch) đã đi vào máu và lắng đọng xung quanh các mạch máu não của cá ngựa vằn.
Nhóm chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (INRS) cho biết hàng rào máu não là trở ngại lớn nhất khi điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh. Hàng rào máu não có nhiệm vụ lọc và ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập não, nhưng nó cũng chính là yếu tố cản trở sự lưu thông của thuốc đến não.
Trong khi đó, để điều trị các bệnh thoái hóa như Alzheimer và Parkinson - chủ yếu bắt nguồn từ việc tế bào não tiếp xúc với các mảng bám có hại trong não, dẫn đến tình trạng sa sút trí nhớ và suy yếu chức năng vận động, các bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc tiêu chuẩn với liều lượng cao, song cũng chỉ đưa một lượng nhỏ thuốc đến não. Ðiều đó đồng nghĩa phần lớn lượng thuốc còn lại vẫn tồn tại trong máu của bệnh nhân, gây ra các tác dụng phụ có hại. Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng, một số bệnh nhân buộc phải ngừng điều trị.
Các nhà nghiên cứu INRS cho biết việc chuyển sang sử dụng các hạt nano, với các đặc tính hóa học nhất định và bao bọc thuốc trong một lớp bảo vệ đặc biệt, có thể "đánh lừa" hệ miễn dịch của cơ thể và phát sinh ít tác dụng phụ hơn.
Họ đã thử nghiệm các hạt nano chứa thuốc mới trên các tế bào nuôi cấy và sau đó là cá ngựa vằn - đã được chứng minh là hữu ích đối với các nghiên cứu y học cho người. Loài cá nước ngọt nhỏ xíu này rất giống con người ở cấp độ phân tử, di truyền và tế bào sinh vật, nên chúng rất hữu ích trong việc so sánh kết quả thử nghiệm trước khi các nhà khoa học chuyển sang thử nghiệm trên người. "Loài cá này có một số ưu điểm cho nghiên cứu. Hàng rào máu não của chúng tương tự hàng rào máu não của con người và lớp da trong suốt của chúng cho phép chúng ta nhìn thấy sự phân bố của các hạt nano gần như là theo thời gian thực" - nhà dược học Charles Ramassamy giải thích.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết các hạt nano mà họ phát triển chỉ sử dụng các chất mà cơ thể người có thể phân rã một cách an toàn sau khi nó hoàn tất nhiệm vụ đưa thuốc đến não. "Chúng tôi tạo ra các hạt nano bằng axit polylactic (PLA), một vật liệu tương thích sinh học dễ bị cơ thể đào thải, còn lớp polyethylene glycol (PEG) bao phủ các hạt nano sẽ giúp chúng không bị phát hiện bởi hệ miễn dịch, nhờ đó có thể lưu thông trong máu lâu hơn" - Giáo sư Ramassamy, cũng là Chủ tịch tổ chức nghiên cứu bệnh Alzheimer Louise and André Charron, chia sẻ.
Nhiều thí nghiệm cho thấy các hạt PLA/PEG có thể vượt qua hàng rào máu não trong cá ngựa vằn và đến được với các tế bào thần kinh. Nhóm nghiên cứu cho biết họ đang tiếp tục thử nghiệm để hoàn thiện kỹ thuật dẫn thuốc mới và dự kiến tiến hành nhiều thử nghiệm trên những con vật khác để đánh giá hiệu quả, trước khi chuyển sang thử nghiệm lâm sàng trên người.
Thoái hóa thần kinh: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe Những cuộc tấn công liên tục của gốc tự do làm tế bào thần kinh phải chịu nhiều tổn thương, lâu dần sẽ thoái hóa và dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Ảnh minh họa. Tác nhân gây bệnh Não được cấu thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh (neurone) và chúng giao tiếp với nhau bằng hàng nghìn tỷ...
Tin mới nhất
Ăn mỗi ngày 1 quả dưa chuột nhận ngay 13 lợi ích sức khỏe quý như vàng
19:24:40 17/01/2021
Không chỉ cấp nước cho cơ thể hay hỗ trợ trong việc làm đẹp, dưa chuột còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Nhà hàng Thái Lan phục vụ món ăn chứa cần sa cho thực khách
15:08:11 17/01/2021
Một nhà hàng hy vọng món ăn chứa cần sa của họ có thể thu hút du khách nước ngoài và phổ biến hơn trên thế giới, sau khi Thái Lan loại cần sa khỏi danh mục chất gây nghiện.
Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi
15:03:50 17/01/2021
Dự án Happy Việt Nam được thiết lập với các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng.
Nhiều bệnh nhân chảy máu não vì trời rét đậm
15:01:07 17/01/2021
Những ngày rét đậm, số bệnh nhân đột quỵ chảy máu não tăng 10-20%, rất nhiều trường hợp nặng.
Đột phá: Loại thuốc "xưa như Trái Đất" đánh bại 2 dạng ung thư
14:55:52 17/01/2021
Một trong những loại thuốc phổ biến, rẻ tiền nhất thế giới có thể giúp tăng cơ hội đánh bại ung thư vú và bàng quang lên đến 1/4.
Năm loại thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng chuyện chăn gối
14:52:58 17/01/2021
Ăn uống sai cách không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm ham muốn tình dục.
Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ dễ mắc vi khuẩn gây ung thư dạ dày
14:50:57 17/01/2021
Vi khuẩn HP dễ lây nhiễm, đặc biệt thông qua thói quen dùng chung đũa, mớm thức ăn cho trẻ của người lớn.
Chỉ số không khí Hà Nội ‘đỏ rực’ ngày cuối tuần
14:47:25 17/01/2021
Sáng cuối tuần (17/1), các hệ thống quan trắc đều ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội đạt ngưỡng đỏ và cam. Mức ô nhiễm này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân.
Giữ ấm cơ thể trong ngày rét đậm, rét hại: Nên và không nên
14:40:39 17/01/2021
Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, việc giữ ấm cơ thể rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Căn bệnh khiến bé trai 7 tháng tuổi nhỏ như trẻ sơ sinh
13:48:07 17/01/2021
Bé trai được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng suy dinh dưỡng rất nặng, thể trạng chỉ bằng trẻ sơ sinh.
Chụp X-quang có thể giúp dự đoán sớm nhồi máu cơ tim
13:35:32 17/01/2021
Nhìn bề ngoài, nhồi máu cơ tim có vẻ là một sự kiện đột ngột và không thể đoán trước. Tuy nhiên, những nguyên nhân tiềm ẩn làm suy yếu tim có thể đã tồn tại trong một thời gian dài.
Vì sao nên hạn chế dùng thức uống năng lượng?
13:32:45 17/01/2021
Các chuyên gia sức khỏe cho biết tuy thức uống năng lượng (thường gọi là nước tăng lực) có thể tăng cường sự tỉnh táo, tập trung, chú ý và mức năng lượng hoạt động tức thời, nhưng tiêu thụ thường xuyên loại đồ uống này có thể gây ra nhữ...
Làm sao để được sống xanh - ăn sạch - lòng thư thái?
13:31:15 17/01/2021
Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, việc che mùi hôi thối, biến thịt ôi, thiu, thành thịt tươi bằng các loại hoá chất không rõ nguồn gốc, không đúng với chức năng và liều lượng, sẽ tăng độ độc hại lên nhiều lần.
Những nguyên nhân bất thường khiến nước tiểu nặng mùi
13:27:11 17/01/2021
Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi nồng bất thường, từ những nguyên nhân vô hại đến những vấn đề sức khỏe đáng lưu ý.
[Thuốc&Sức khỏe] Dâm dương hoắc - ôn thận, tráng dương
13:25:32 17/01/2021
Dâm dương hoắc (tên khoa học là epimedium, thuộc họ hoàng liên gai - Berberidaceae) là một trong những vị thuốc bổ dương của y học cổ truyền.
5 thực phẩm hàng ngày có tác dụng cực tốt trong phòng chống ung thư
13:22:49 17/01/2021
Có rất nhiều thực phẩm sử dụng hàng ngày có tác dụng cực tốt trong phòng chống ung thư trong đó 5 thực phẩm dưới đây được cho có tác dụng hàng đầu.
Ngộ độc rượu: Ðến Tết lại lo!
13:19:16 17/01/2021
Trước Tết Nguyên đán thường là dịp cao điểm của các hoạt động cưới hỏi, giỗ chạp, liên hoan tất niên...
Bé 8 tuổi tắc ruột vì ăn nai khô, bò khô ở cổng trường
08:53:42 17/01/2021
Trong quá trình nội soi ổ bụng, bác sĩ phát hiện hơn 1 mét hỗng - hồi tràng của trẻ lấp đầy những khối bã lớn dai chắc. Nguyên nhân sau đó được phát hiện là do trẻ ăn nhiều bò khô, nai khô ở cổng trường...
6 món ăn đêm lành mạnh
08:49:50 17/01/2021
Phải thức đêm do yêu cầu công việc hoặc một sở thích cá nhân, nhiều người vẫn tìm kiếm các loại đồ ăn để giữ sự tỉnh táo và chống lại cảm giác đói.
Chế độ ăn hợp lý dành cho người ung thư thanh quản
08:46:01 17/01/2021
Trong điều trị ung thư, chế độ ăn là vấn đề quan trọng không kém với việc lựa chọn phương pháp điều trị. Vì vậy, cần lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất với người bệnh.
Một ngày uống tối đa bao nhiêu tách cà phê là đủ?
08:40:17 17/01/2021
Nhiều hợp chất trong cà phê được chứng minh có lợi cho sức khoẻ nhưng cũng có rất nhiều cuộc tranh luận về việc cho rằng không nên uống quá nhiều cà phê mỗi ngày và bao nhiêu là đủ.
7 sai lầm khi sử dụng tỏi gây ảnh hưởng sức khỏe
08:38:35 17/01/2021
Tỏi được coi là thần dược giúp chữa được rất nhiều bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nếu sử dụng và kết hợp tỏi với các thực phẩm khác không đúng cách sẽ gây hại tới sức khỏe nghiêm trọng.
Cà rốt, ớt chuông - thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư
08:05:59 17/01/2021
Củ dền, tỏi, rau lá xanh, nấm, cà rốt, ớt chuông và cá là những thực phẩm vừa tốt cho sức khoẻ lại có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư.
500.000 người Việt mắc bệnh động kinh, bác sĩ hướng dẫn xử lý cơn co giật
07:04:00 17/01/2021
Việt Nam có khoảng 500.000 người bị mắc bệnh động kinh, nhưng lại đang có nhiều người lầm tưởng rằng đây là bệnh tâm thần, bệnh di truyền và bệnh không có thuốc chữa.
Đau nhức bắp chân có phải dấu hiệu của bệnh khớp?
06:59:24 17/01/2021
Đau nhức ở bắp chân không phải là dấu hiệu của thấp khớp mà có thể là do sự ứ trệ tuần hoàn khi đứng hoặc ngồi nhiều.