Mỗi năm có 40.000 người Việt tự tử vì trầm cảm: 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh mà bạn cũng không thể ngờ tới
Có một sự thật là khi bản thân có những dấu hiệu mắc trầm cảm, nhiều người vẫn không hề biết. Vì thế, bệnh tình trở nên trầm trọng, dẫn đến việc tự tử hoặc giết người để thỏa mãn cảm xúc.
Mỗi ngày trên mặt báo, chúng ta đã đọc biết bao thông tin về tình trạng mắc trầm cảm. Trước kia ai cũng nghĩ đây là một căn bệnh nhẹ, nhưng sau hàng loạt những thông tin người trầm cảm tự tử hay giết người đã khiến cả xã hội phải thay đổi cái nhìn về căn bệnh này.
Có lẽ, ít ai có thể ngờ con số người tự tử do trầm cảm mỗi năm ở Việt Nam lại lớn đến vậy – 40.000 người mỗi năm là con số thống kê trong một báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai). Cũng trong báo cáo này, số liệu cho thấy có khoảng 30% dân số Việt Nam có các rối loạn về tầm thần, 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm.
Có một sự thật là khi có những dấu hiệu mắc trầm cảm, nhiều người vẫn không hề biết. Vì thế, bệnh tình trở nên trầm trọng, dẫn đến việc tự tử hoặc giết người để thỏa mãn cảm xúc.
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm mà nhiều người không ngờ tới
Phải làm gì khi bạn thấy mình có dấu hiệu bị trầm cảm
Video đang HOT
Nếu bạn thấy mình có nhiều dấu hiệu bị trầm cảm thì tốt nhất là nên nói chuyện với các chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn hãy chủ động làm các việc này để giúp mình tự điều trị bệnh trầm cảm:
- Giảm căng thẳng bằng việc ngồi thiền, tập thở sâu hoặc tập yoga.
- Cải thiện lòng tự ái thông qua việc thể hiện những mặt tích cực của bản thân.
- Tích cực giao tiếp với người khác.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn một chế độ cân bằng, vừa phải.
- Nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ.
- Gia nhập các nhóm về bệnh trầm cảm để xin thêm lời khuyên.
Cách phòng tránh bệnh trầm cảm
Nếu muốn phòng tránh bệnh trầm cảm, bạn buộc phải quan tâm hơn đến cuộc sống của mình bằng cách:
- Không làm việc, học tập quá sức… Hãy dành thời gian để thư giãn, tận hưởng cuộc sống.
- Hãy dành thời gian cho các sở thích của mình, nên có khoảng thời gian rảnh để thực hiện những việc mà mình yêu thích.
- Nên tách rời bản thân khỏi mạng xã hội, hãy dành thời gian để trò chuyện, giao tiếp với mọi người ở bên ngoài.
- Thường xuyên vận động, tập luyện và tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
- Không nên giữ kín những tâm sự của bản thân mà nên tìm người để cùng sẻ chia, giúp đỡ.
Nguồn: medicalnewstoday, womenshealthmag/Helino
Đây chính là những giai đoạn chị em dễ bị trầm cảm nhất trong cuộc đời của mình, không kiểm soát tốt có thể dẫn đến tự tử
Trầm cảm kéo theo những hệ lụy đáng tiếc, do đó, chị em đang ở trong những giai đoạn này cần cảnh giác cao độ nếu không muốn rơi vào con đường muốn tự tử.
Theo Kiwipedia, trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc.
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trầm cảm là căn bệnh xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại, trong đó nữ thường gặp hơn nam. Áp lực của cuộc sống hiện đại khiến trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa.
Nguyên nhân khiến trầm cảm ở nữ phổ biến hơn nam vì phụ nữ có sự thay đổi hormone ở lứa tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sẩy thai, giai đoạn mãn kinh... đều có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Cụ thể hơn, dưới đây chính là những giai đoạn chị em dễ bị trầm cảm nhất trong cuộc đời mình:
Cưới hỏi
Rất nhiều chị em chuẩn bị cưới rơi vào trạng thái trầm cảm.
Rất nhiều chị em chuẩn bị cưới rơi vào trạng thái trầm cảm. Có thể, khi nhận lời cầu hôn, người phụ nữ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vui vẻ và sẵn sàng cùng nhau chuẩn bị một đám cưới đẹp như cổ tích. Nhưng sau đó phát sinh nhiều vấn đề từ những chuyện nhỏ nhặt nhất khiến chị em cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí không còn hào hứng với đám cưới trong tương lai gần của mình nữa. Chưa kể, chị em cũng dễ cáu bẳn với chồng tương lai, tâm trạng ngày càng khó chịu, bí bách, bồn chồn khi sắp đến ngày cưới.
Trầm cảm trước khi cưới hỏi còn bởi chị em lo lắng cuộc sống với mẹ chồng, gia đình nhà chồng, lo lắng công việc nhà, sự nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, mất đi vẻ đẹp quyến rũ vốn có, thậm chí là không chắc chắn về tình cảm của mình và đối phương.
Giải pháp: Chỉ kết hôn khi cảm thấy thực sự sẵn sàng, kết hôn với người mình yêu và yêu mình, nên trò chuyện với nhau về cuộc sống hôn nhân trước khi cưới để chia sẻ cùng nhau hơn, chuẩn bị tâm lý thích nghi với gia đình mới, làm quen thật nhiều với gia đình chồng tương lai, không ôm đồm quá nhiều việc một mình, có thể tham gia lớp tiền hôn nhân... sẽ giúp chị em giảm bớt tình trạng trầm cảm.
Chia tay
Nhiều chị em sau khi chia tay rơi vào trầm cảm với những biểu hiện buồn bã, tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí muốn tự tử, luôn có ý nghĩ và hành động làm tổn thương bản thân.
Trong yêu đương, dường như ai cũng từng có lần phải chia tay. Với người phụ nữ vốn là người lụy tình, yếu đuối mà bất ngờ bị chia tay thì càng sốc hơn cả. Nhiều chị em sau khi chia tay rơi vào trầm cảm với những biểu hiện buồn bã, tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí muốn tự tử, luôn có ý nghĩ và hành động làm tổn thương bản thân.
Giải pháp: Không nên ở một mình, nên tập trung vào công việc, học tập, thường xuyên gặp gỡ bạn bè để nói chuyện, tâm sự, thay đổi bản thân bằng cách tân trang lại diện mạo bên ngoài xinh đẹp hơn... để thấy dễ chịu hơn.
Mang thai
Nguyên nhân là do sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ mang thai, ở một số người sẽ nhạy cảm hơn.
Mang thai là giai đoạn chị em bước sang một trang mới với những thay đổi rõ rệt đi kèm. Nhưng cùng với niềm hạnh phúc có con, nhiều chị em cũng rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài. Nguyên nhân là do sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ mang thai, ở một số người sẽ nhạy cảm hơn. Chị em dễ thay đổi tâm tính do căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi các hormone thai nghén. Tâm trạng thất thường nhất vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Giải pháp: Luôn ưu tiên bản thân mình trong mọi hoàn cảnh, thay vì làm việc nhà hãy dành thời gian độc sách, ăn sáng trên giường, đi dạo trong công viên, ngủ đủ giấc để tâm trạng luôn tươi mới, duy trì lối sống khoa học, chia nhiều bữa nhỏ.
Sinh con
Việc chăm sóc em bé sau sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, hay bị mất ngủ, cơ thể suy nhược...
Cũng giống giai đoạn mang thai, rất nhiều chị em bị trầm cảm trong giai đoạn mới sinh con xong. Lúc này, hormone giảm xuống nhanh cũng dẫn đến chứng trầm cảm. Chưa kể, việc chăm sóc em bé sau sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, hay bị mất ngủ, cơ thể suy nhược. Tình trạng này kéo dài khiến căng thẳng, lo lắng, trầm cảm xuất hiện. Nhất là với những người lần đầu làm mẹ khi phải đối mặt với nhiều vấn đề của em bé thì càng dễ rơi vào trầm cảm hơn.
Giải pháp: Khi nhận thấy những tình cảm tâm lý bất thường hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để mẹ khỏe, con phát triển đúng cách.
Sau tất cả, dù chị em có gặp bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ bị trầm cảm mà không thể tự mình khắc phục được cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo afamily
Báo động trầm cảm ở trẻ vị thành niên, nhiều trẻ lập kế hoạch tự tử Theo TS.BS Đỗ Minh Loan - Phụ trách khoa Sức khỏe vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương, trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên. Đáng báo động, tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, ngoài...