Mối liên hệ giữ tư thế ngủ và sức khoẻ
Tư thế ngủ có mỗi liên hệ với sức khoẻ của bạn theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Nếu bạn thường xuyên khó ngủ hoặc thức dậy với cảm giác đau và khó chịu, thì chắc chắn bạn nên xem xét tư thế ngủ hiện tại của bạn.
Ảnh minh họa
Theo Healthline, tư thế ngủ có mối liên hệ với sức khoẻ của bạn theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Dưới đây là những điều cần biết về từng tư thế ngủ:
Các chuyên gia thường khuyên bạn nên ngủ nghiêng vì tư thế này có thể giúp giảm ngáy và cải thiện tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu bạn ngủ nghiêng về bên phải, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng của trào ngược axit hoặc các vấn đề tiêu hóa khác ngày càng trầm trọng hơn. Nằm nghiêng về bên trái sẽ giữ cho dạ dày của bạn nằm dưới thực quản và khiến axit trong dạ dày tăng lên.
Đối với phụ nữ mang thai, ngủ nghiêng có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngủ nghiêng bên trái không chỉ làm giảm chứng ợ nóng mà còn giúp thúc đẩy lưu lượng máu và giảm áp lực lên tử cung.
Ngủ nghiêng cũng có thể giúp giảm đau lưng và cải thiện sự liên kết của cột sống, nhưng bạn có thể cảm thấy khó ngủ khi nằm nghiêng nếu bị đau cổ hoặc vai.
Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ từng khẳng định nằm sấp khi ngủ có thể có một số lợi ích, tuy nhiên nó cũng gây căng thẳng cho cổ và lưng dưới của bạn. Sự căng thẳng này có thể khiến cột sống của bạn bị lệch và gây ra cơn đau kéo dài vào ban ngày.
Video đang HOT
Tư thế nằm ngửa
Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ có thể làm tăng nhãn áp. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn cũng có thể nhận thấy việc áp mặt vào gối dẫn đến nổi mụn nhiều hơn, kích ứng hoặc thậm chí nhăn da mặt khi thức dậy.
Nằm ngửa có thể mang lại lợi ích ở mọi lứa tuổi, các bác sĩ nhi khoa khuyên nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Tuy nhiên không phải lúc nào tư thế ngủ nằm ngửa cũng tốt nhất cho người lớn.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Healthline, tiến sĩ Jade Wu, một nhà nghiên cứu và tâm lý học về giấc ngủ, Trường Y Đại học Duke (Hoa kỳ) cho biết: “Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn – một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng mà đường thở bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ – có xu hướng gặp nhiều vấn đề về hô hấp hơn khi nằm ngửa”.
Wu giải thích: “Điều này có thể là do đường thở dễ bị tắc hơn khi nằm ngửa”.
Một số người bị đau lưng hoặc cổ nhận thấy rằng việc ngủ ngửa sẽ làm cơn đau trầm trọng hơn. Cũng có những người, nằm ngửa là tư thế duy nhất mang lại cảm giác nhẹ nhõm.
Tóm lại, không có vị trí nào tốt nhất cho giấc ngủ chất lượng, vì có rất nhiều yếu tố tác động vào. Nếu bạn thường xuyên khó ngủ hoặc thức dậy với cảm giác đau và khó chịu, thì chắc chắn bạn nên xem xét tác động tiềm ẩn của tư thế ngủ hiện tại của bạn.
Nếu bạn không gặp khó khăn khi ngủ đúng giấc và thức dậy mà không bị đau, bạn có thể không cần phải lo lắng về việc thay đổi thối quen khi ngủ của bạn.
Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Để có giấc ngủ hiệu quả, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến tư thế nằm ngủ thoải mái nhất cho cả mẹ và con trong thời gian mang thai.
Tư thế ngủ cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Ảnh minh họa
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bụng mẹ bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể chưa đáng kể nên chị em có thể ngủ tùy ý để cơ thể cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, mẹ bầu nào có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi. Những tư thế này vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, vừa không an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
Tư thế ngủ cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Ảnh minh họa
Đây là thời kỳ cần chú ý bảo vệ phần bụng của bà bầu, tránh tuyệt đối lực tác động từ bên ngoài. Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu mẹ bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.
Tư thế năm ngủ cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, lúc này em bé đã lớn lên rất nhiều trong bụng mẹ. Mẹ bầu không thể nằm ngửa hay nằm sấp khi ngủ. Thời điểm này, tử cung các chị em thường xoay về phía bên phải nên mẹ bầu khi ngủ hãy nằm nghiêng bên trái. Tư thế này sẽ giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu. Bên cạnh đó, ngủ nằm nghiêng bên trái sẽ làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Ảnh minh họa
Trường hợp mẹ bầu gặp hiện tượng phù nề hoặc tĩnh mạch ở chân căng lên, mẹ bầu có thể vừa nằm nghiêng bên trái, vừa kê cao chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Tránh nằm ngửa luc ngủ khi đang mang thai
Tư thế nằm ngủ ngửa thực sự không tốt cho bà bầu, do trọng lượng của thai nhi và tử cung sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của người mẹ, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc lưu thông máu đến nhau thai rất nguy hiểm.
Đó là lý do tại sao mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngủ an toàn và phù hợp hơn để giảm các vấn đề nguy cơ thai chết lưu và thai nhi chậm phát triển. Thế nhưng, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu thai kỳ của bạn không có biến chứng xấu, tỷ lệ thai chết lưu là khá thấp (1/200).
Một số lưu ý để mẹ bầu có giấc ngủ ngon
- Không nên nằm giường cứng.
- Không kê đầu quá cao.
- Không mặc trang phục gò bó, chật chội khi ngủ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
- Nên đi ngủ sớm và đúng giờ để tạo nhịp sinh hoạt điều độ cho hai mẹ con.
- Để dễ đi vào giấc ngủ, mẹ bầu có thể uống một cốc sữa ấm. Sữa ấm có tác dụng an thần, giảm chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai.
- Tập thể dục hay tham gia một lớp yoga dành cho bà bầu. Các bản nhạc không lời nhẹ nhàng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Tránh các đồ uống có cồn, cafein như cola, trà hay cà phê, đặc biệt là không uống vào buổi tối.
- Ăn tối sớm với thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Các loại gia vị hay thức ăn dầu mỡ có thể dẫn tới tình trạng ợ chua, ợ nóng, gây khó ngủ.
- Thỉnh thoảng đổi phòng ngủ để thay đổi không khí. Giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ để tạo cảm giác dễ chịu.
Nếu bạn ngáy, hãy tránh ngủ ở tư thế này Tất cả chúng ta đều thích một số tư thế ngủ hơn những tư thế khác. Tư thế ngủ ưa thích của bạn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến hơi thở và tư thế của bạn. Những người ngủ ngáy cần phải đặc biệt cẩn thận về tư thế ngủ của mình vì có một...