Mọc lại não trong 3 ngày rưỡi
Các nhà nghiên cứu đã tìm được một sinh vật biển có thể mọc lại não trong chưa đầy bốn ngày.
Sứa lược đã chọn con đường tiến hóa hệ thần kinh theo hướng độc nhất vô nhị - Ảnh: Sciencenews.org
Các chuyên gia của Đại học Florida (Mỹ) vừa công bố phát hiện mới về một dạng sinh vật biển độc nhất vô nhị, có thể tái tạo lại bộ não bị hủy hoại, trong một phát hiện được nhóm chuyên gia mô tả như là đột nhiên tìm thấy “sinh vật ngoài hành tinh trên sân nhà”.
Lâu nay luôn bị cho là một hình dạng sống hết sức đơn giản của đại dương, loài sứa lược trên thực tế lại sở hữu hệ thần kinh độc nhất vô nhị có thể dẫn đến những phương pháp điều trị hiệu quả các chấn thương não.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy loài sứa lược đã đi theo một con đường tiến hóa hệ thần kinh trung ương hoàn toàn khác với phần còn lại của thế giới động vật.
Trong báo cáo trên chuyên san Nature, trưởng nhóm nghiên cứu Leonid Moroz cho biết nhóm của ông đã giải mã gien di truyền của 10 loài sứa lược.
Theo đó, các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh, cơ và hành vi của những sinh vật này hoàn toàn phát triển hết sức phức tạp chứ không hề đơn giản như vẫn tưởng.
Phát hiện trên có thể mở ra những phương pháp mới cho phép nghiên cứu các căn bệnh về thoái hóa thần kinh, như chứng Alzheimer và Parkinson, đồng thời hứa hẹn những ứng dụng khác trong ngành kỹ sinh học.
Hạo Nhiên
Theo TNO
Phát hiện con sứa màu tím đầu tiên trên thế giới
Mặc dù có ngoại hình giống với động vật thuộc chi Thysanostoma nhưng con sứa màu tím này lại khác biệt hoàn toàn về màu sắc.
Sáng thứ Tư ngày 21/5 vừa qua, một con sứa biển có thân mình màu tím đã trôi dạt vào bờ biển Coolum, bang Queensland, Úc. Với ngoại hình khác biệt, nó có thể là một loài động vật mới mà trước kia các nhà khoa học chưa phát hiện ra.
Con sứa màu tím được phát hiện tại bờ biển Coolum, bang Queensland, Úc.
Người phát hiện ra con sứa kỳ lạ một ngư dân. Sau đó, ngư dân này đã thông báo lại với hai nhân viên bảo vệ của bãi biển là ông Jamie Smith và Mick Daly để chuyển mẫu vật tới Trung tâm nghiên cứu Thế giới Đại dương.
Theo ông Smith, đầu của con sứa này có kích cỡ tương đương với một chiếc đĩa ăn. Chiều dài các xúc tu rơi vào khoảng 1m. Đặc biệt, nó có thân mình màu tím rất bắt mắt.
Nó có hình dáng giống động vật chi Thysanostoma nhưng lại khác về màu sắc.
Tiến sĩ Lisa Gershwin, Trung tâm nghiên cứu Hàng hải và Khí quyển CSIRO cũng đưa ra giả thiết, sinh vật bí ẩn này có thể là một loài sứa mới.
Tuy nhiên, dựa vào hình dáng và sự phân bố của các xúc tu, con sứa này rất giống với loài sứa thuộc chi Thysanostoma. Thông thường động vật thuộc chi Thysanostoma có màu nâu hoặc be và sống trong dòng nước ấm. Nhưng ở đây, con sứa này lại có màu tím khác biệt. Có thể nó đã ăn hoặc tiếp xúc với chất nào đó nên màu sắc cơ thể mới bị đột biến như vậy.
Theo Trithuctre
Sứa khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Anh Con sứa khổng lồ này được xác định là loài sứa thùng hay còn gọi là sứa nắp thùng rác bởi kích thước to lớn. Trong khi người đi dạo đã quá quen thuộc với cảnh tượng bờ biển ngập tràn cát sỏi hay một vài món đồ thất lạc thì ông Steve Trewhella - nhiếp ảnh gia người Anh đã may mắn...