Mở rộng triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Bệnh viện ĐH Y Hà Nội vừa chính thức khai trương phòng khám Sexual Health Promotion (SHP) để tiến hành triển khai các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrREP), với mục đích nâng cao nhận thức trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho những người không nhiễm HIV, nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Ảnh minh họa
Việt Nam là một trong 7 nước đầu tiên cam kết triển khai chương trình điều trị PrEP. Trong hai năm 2016 và 2017, chương trình PrEP đã triển khai thí điểm với 2.000 nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Trong quá trình chương trình được triển khai, 2.000 nam quan hệ đồng giới đã được theo dõi liên tục và không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV mới.
Năm 2019, Bộ Y tế tiến hành mở rộng việc triển khai điều trị dự phòng PrEP đến với 11 tỉnh, thành phố trong cả nước đã phát hiện có tình hình dịch HIV lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục cao bao gồm: TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Hải Phòng.
PrEP là cụm từ viết tắt của Pre-Exposure, được biết đến là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV dành cho những người không bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao bằng việc uống thuốc kháng virus đều đặn. Nếu một người chưa nhiễm HIV khi dùng PrEP sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn, hoặc sử dụng ma túy do thuốc kháng virus sẽ hoạt động để ngăn không cho virus gây ra nguy cơ lây nhiễm HIV có cơ hội tồn tại. PrEP đã được chứng minh rất hiệu quả khi tuân thủ và dùng đúng cách, có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV từ 92% trở lên.
Hiện thống kê cho thấy tỉ lệ lây nhiễm HIV qua con đường quan hệ tình dục (đặc biệt là trong nhóm đồng giới nam (MSM), phụ nữ mại dâm) tăng gấp 3 lần so với thời điểm 10 năm trước đây. Tỉ lệ trung bình trên toàn quốc là khoảng từ 10 đến 11%. Tại Hà Nội và TP HCM, tỉ lệ này lên tới 13 đến 16%. Con số này đòi hỏi cần có những mô hình tiếp cận mới với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS mới bên cạnh biện pháp dự phòng thông qua truyền thông là dùng bao cao su và bơm kim tiêm sạch.
Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hương- Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), dự phòng trước phơi nhiễm HIV là biện pháp mang lại hiệu quả dự phòng hữu hiệu thông qua uống thuốc kháng virus ARV đều đặn hằng ngày trước khi phơi nhiễm HIV. Tuân thủ tốt phác đồ điều trị có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục lên tới 90%, qua tiêm chích ma túy tới 70%. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV là an toàn cho người dùng, kể cả đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Video đang HOT
Xuân Thủy
Theo daidoanket
Tác hại của khói bụi ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe con người?
Có thể thấy các thành phố lớn của Việt Nam đang ngày càng bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dân.
Tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại nước ta
Các đô thị lớn ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Hà Nội, TP.HCM và rất nhiều đô thị lớn khác của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do đô thị hóa mạnh mẽ và lượng phương tiện giao thông gia tăng theo từng ngày.
Tại các thành phố lớn có lượng khí thải giao thông cao và nhiều công trình xây dựng, bụi PM 2.5 lại càng xuất hiện phổ biến hơn cả. Trong khi đó, khuyến cáo của WHO cho hay, chỉ số PM 2.5 nên ở dưới mức 25 g/m3 trung bình 24 giờ, tuy nhiên tại các đô thị Việt Nam như TP.HCM hay Hà Nội nồng độ bụi PM 2.5 lại đang vượt chuẩn.
Trong 3 tháng đầu năm 2018, Hà Nội có 82 ngày nồng độ bụi PM 2.5 trung bình lên đến 63,2 g/m3. Trong khi đó, dù nồng độ bụi PM 2.5 trung bình trong 3 tháng đầu năm 2018 ở TP.HCM chỉ bằng gần một nửa Hà Nội nhưng so cùng kỳ 3 năm gần đây, chất lượng không khí tại TP.HCM cũng được ghi nhận có xu hướng xấu dần, báo Dân Trí cho hay.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe
Ô nhiễm không khí gây các chứng bệnh về hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi
Theo nhiều chuyên gia môi trường, bụi trong không khí có nhiều loại, có thể là bụi vô cơ hoặc bụi hữu cơ; ở những môi trường đô thị, mật độ giao thông đông nên bụi hữu cơ rất nhiều.
Đây là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ của các phương tiện giao thông, sản sinh ra nhiều tạp chất cacbon, sunphua, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất kim loại như chì... phát tán vào môi trường nên vô cùng độc hại.
Bụi PM 2.5 là những hạt bụi li ti lơ lửng trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người) được hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại; bụi có khả năng luồn lách vào phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp - Bệnh viện Phổi trung ương, cho biết cơ chế tác động của những chất ô nhiễm trong không khí tới sức khỏe chủ yếu qua tiếp xúc với bụi hay môi trường ô nhiễm, lúc đó cơ thể sẽ có phản ứng ho kích ứng, hắt hơi giống triệu chứng cảm cúm.
Đây là phản ứng thông thường của con người khi có các dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp. Với hàm lượng bụi PM 2.5 trong không khí ở mức cao rất dễ gây ảnh hưởng, xâm nhập vào hệ hô hấp của con người.
Những chất này khi vào cơ thể, nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, còn trong trường hợp nặng có thể khiến con người có phản ứng ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí khó thở như ở những người có bệnh hô hấp, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và làm nặng thêm vấn đề tim mạch. Lâu dài có thể gây rối loạn đường thở và khi bụi ô nhiễm đi vào sâu trong hệ hô hấp tới các phế nang sẽ ảnh hưởng tới chức năng phổi, theo SGGP.
Hơn thế nữa ô nhiễm không khí còn tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng. Những người thường xuyên hít không khí ô nhiễm dễ bị biến dạng tinh trùng, chất lượng kém. Những người thường xuyên hít không khí ô nhiễm dễ bị biến dạng tinh trùng, chất lượng kém.
Qua các nghiên cứu y khoa cho thấy, hàng ngày, mỗi người hít thở khoảng 10.000 lít không khí hoặc hơn tùy vào lứa tuổi và hoạt động thể lực. Nếu nồng độ bụi PM 2,5 trong không khí cao thì mức phơi nhiễm hàng ngày rất lớn và tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe cấp tính và mãn tính, như tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn, viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.
Làm thế nào để đối phó với ô nhiễm không khí?
Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường để bảo vệ sức khỏe
Về điều này, các chuyên gia khuyến cáo, để có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ô nhiễm cần một giải pháp đồng bộ của các cơ quan hữu quan.
Còn người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, cần giữ nguyên tắc: Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường; Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể; Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay; Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn; Hạn chế đi ra ngoài.
Theo anninhthudo
Bác sĩ thực hiện hơn 3.000 ca mổ cho bệnh nhân AIDS 4 lần phơi nhiễm HIV, bác sĩ Phùng Tú Lĩnh vẫn quyết tâm cầm dao mổ cho các bệnh nhân AIDS dù nhiều đồng nghiệp của mình đã khước từ. Theo thống kê của Bộ Y tế Trung Quốc, tính đến cuối 2018 cả nước có 1,25 triệu người nhiễm AIDS. Những bệnh nhân này luôn là đối tượng bị xã hội xa...