Mít mật, mít dai ruột vàng ruộm, múi dày, ngọt giá 25-30 ngàn đồng/kg bán khắp chợ dân sinh Hà Nội
Thời điểm này, đến bất cứ chợ dân sinh, chợ cóc, chợ đầu mối lớn nhỏ nào ở Hà Đông, Hà Nội đều thấy có bán rất nhiều những trái mít mật, mít dai thơm ngon mà giá phải chăng.
Tại chợ Hà Đông, Hà Nội chỉ một dãy chợ có tới vài chục mét nhưng có tới 2-3 hàng bán mít quê. Theo đó, 2 loại mít quê phổ biến nhất là mít dai, mít mật được các tiểu thương bán rất nhiều. Những quả mít được bỏ vào bao tải, chở bằng xe thồ hàng vài tạ đến chợ bán.
Mỗi một lần bỏ những quả mít dai và mít mật quê ra bán, chị Nguyễn Nhàn, 40 tuổi ở Bia Bà, Hà Đông chỉ bỏ khoảng 7-8 quả ra trưng bày.
Theo chị Nhàn cho biết, thời điểm này những trái mít quê thường chín rộ. Đây là giống mít cổ truyền, được trồng phổ biến trong các vườn của các nhà ở quê.
Mít mật, mít dai bán khắp chợ dân sinh.
“Ở quê hầu như nhà nào cũng có đất vườn rất rộng nên chúng tôi trồng đủ thứ cây ăn quả. Nào nhót, xoài, mít, roi. Nói chung mùa nào thức ấy luôn. Riêng với cây mít, nhà tôi có cả hơn chục cây trồng ven bờ ao. Mít quê nên cây khá cao, thân gỗ lớn, búp và lá non không có long. Nhất là những trái mít rất to, có thể nặng vài ba kg thậm chí có thể nặng đến 10 – 20kg/quả”, chị Nhàn kể.
Những trái mít quê có thể nặng vài ba kg thậm chí có thể nặng đến 10 – 20kg/quả.
Người trồng và bán những quả mít quê này cho biết, nhiều người thích ăn mít dai hơn hẳn mít mật vì múi dai giòn, ngọt, không nát. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích ăn mít mật: “Ngày nào nhà mình cũng có cả hai loại mít mật và mít dai cho khách lựa chọn. Mít dai khi chín có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt chúng có rất ít xơ, ruột vàng, thịt dày, ăn giòn, dai và ngọt. Riêng với mít mật, tuy hàng ngày bán được ít hơn mít dai nhưng mít mật khi chín ruột mềm và ướt hơn mít dai”.
Mỗi một 1kg mít dai và mít mật chín cây, chị Nhàn bán với giá 25 ngàn đồng/kg nếu khách mua cả quả. Và bán giá 30-35 ngàn đồng/kg nếu khách mua bổ múi: “Mít khi chín, có thể ăn tươi trực tiếp. Hoặc nhiều người mua mít về để chế biến thêm vào các món như chè, hoa quả dầm, kem, xôi… Dù món ăn nào từ mít cũng đều rất ngon và hợp vị”.
Video đang HOT
Mít quê được bán giá 25 ngàn đồng/kg nếu khách mua cả quả. Và bán giá 30-35 ngàn đồng/kg nếu khách mua bổ múi.
Người phụ nữ này cũng cho biết, mít quê chỉ có theo mùa chứ không có quanh năm. Vì thế chị cũng chỉ bán mít vào mùa hè, từ nay đến hết tháng 7. Còn lại, mít trái mùa hầu hết là mít giống mới, chứ không phải mít quê.
“Ăn mít thời điểm này rất an toàn vì mít quê đã vào mùa. Những trái mít chín tự nhiên trên cây mới được hái đi bán. Như nhà mình bán cũng thế, thường chỉ làm chín mít bằng những biện pháp truyền thống như: hái mít xuống đem phơi nắng, bôi vôi vào đầu cuống, ủ để chín tự nhiên trong nhiều ngày… chứ không bao giờ ép mít chín siêu tốc chỉ sau 1-2 ngày bằng hóa chất ethrel, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bởi cách ép mít chín này vô cùng độc hại với sức khỏe con người”, chị Nhàn khẳng định.
Người bán hàng này cũng cho biết, để chọn được mít quê ngon không quá khó. Chỉ cần dựa vào hình dáng quả mít, gai mít, vỗ vào mít là biết: “Khi chọn mít, nên chọn những quả đều gai, không có chỗ eo hay lõm để quả không bị sâu hoặc nhiều xơ. Ngoài ra, chú ý đến khoảng cách của gai mít. Nếu gai to đều, cách xa nhau là những quả mít ngon. Tuyệt đối tránh chọn quả có gai mít nhọn là mít còn non”.
Chị Nhàn cũng cho biết, có thể kiểm tra độ ngon của mít qua âm thanh bằng cách nhấc những quả mít lên và thấy mít nặng trái. Vỗ nhẹ hoặc búng vào vỏ quả thấy phát ra những tiếng kêu bình bịch thì đó là mít ngon. Bên cạnh đó, nếu nhấn vào vỏ thấy mềm, có mùi thơm cuốn hút thì tức là mít đã chín. Còn vỏ cứng, gai rắn là mít còn xanh bị chín ép.
Tiểu thương này còn cho biết, ngoài bán quả mít quê, những múi mít quê đã bóc, chị Nhàn cũng tranh thủ nhặt bán thêm xơ mít bán cho nhiều bà nội trợ đi chợ hàng ngày: “Nhiều khách hàng ngại bổ nên mua quả xong còn nhờ mình hỗ trợ bổ giúp. Mình bổ và nhặt múi cho khách mang về. Còn chỗ xơ còn lại, mình nhặt thêm những sơ mít ngon để bán cho bà nội trợ. Mỗi túi sơ mít mình cũng bán khoảng 10 ngàn đồng/túi”.
Chị Nhàn cho biết, nhiều người cứ nghĩ xơ mít không ăn được nên vứt đi. Song thực ra sơ mít có thể chế biến được nhiều món và nhiều chị em vẫn đến chỗ chị tìm mua về ăn để xào xả ớt, mua về chiên giòn.
Một quả mít que lai giống mít Thái.
“Bán xơ mít mình chỉ bán thêm cho vui thôi. Bởi mỗi túi 1kg mới bán được 10 ngàn đồng. Song bỏ đi cũng phí, nên tranh thủ lúc bán mít thì nhặt nhạnh thêm để bán cho khách. Ít ra cũng đủ tiền xăng xe đi bán mít hàng ngày”, chị Nhàn nói.
Tôm hùm xuống chợ bán rẻ hơn giá giải cứu vì dịch Covid-19
Tại Hà Nội, nhiều ngày nay, tôm hùm được tiểu thương chợ dân sinh, chợ cóc nhập về bán với giá rẻ hơn 40.000 - 70.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng, khi hải sản này được kêu gọi giải cứu.
Tôm hùm từ nhà hàng xuống chợ
Vốn không phải mặt hàng bình dân được bán tại chợ dân sinh, chợ cóc song nhiều ngày nay, tôm hùm xanh và tôm hùm baby được các tiểu thương tại Hà Nội nhập về bán với giá khá rẻ. Tại khu chợ Nhân Chính, Thanh Xuân, khu vực bán đồ tươi sống xuất hiện ít nhất 4 hàng hải sản có bán tôm hùm xanh với đủ các loại từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Trong đó, mức giá của tôm hùm xanh tươi sống dao động từ 620.000 - 650.000 đồng/kg. Mức này giảm tới 230.000 - 300.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng - khi tôm hùm được bán tại các chợ hải sản với giá từ 850.000 - 950.000 đồng/kg (tùy theo trọng lượng).
Với giá bán hiện tại, tôm hùm đang rẻ hơn 40.000 - 70.000 đồng/kg so với thời điểm được kêu gọi giải cứu cách đây không lâu khi hàng loạt doanh nghiệp cam kết bán không lợi nhuận, hỗ trợ bà con nuôi tôm tiêu thụ hàng hóa ùn ứ vì dịch Covid-19.
Nguồn tôm hùm dồi dào và giá nhập thấp hơn trước đây nên nhiều tiểu thương ở chợ đã nhập loại hải sản này về bán.
Tôm hùm xanh và tôm hùm baby trong thời Covid-19 có giá rẻ hơn trước vài trăm nghìn đồng/kg.
Trái ngược với cảnh đổ xô mua tôm hùm xanh giá rẻ, hiện tại, mặt hàng này không được khách mua "mặn mà" như trước. Chị Thanh An, chủ sạp hải sản tại chợ Trung Hòa cho hay, sức mua tôm hùm chững lại khoảng một tuần nay, mỗi ngày sạp hàng này chỉ bán được khoảng 2-3kg tôm, giảm một nửa so với tuần trước đó.
Cũng trong tình trạng tương tự, chị Tú, chủ sạp hải sản tại chợ Nghĩa Tân than thở, không chỉ tôm hùm, các mặt hàng hải sản như mực ống, ốc hương, cá thu cũng bán chậm hơn. Trong khi đó, tôm hùm baby cũng xuống giá so với cách đây 1 tháng. Thậm chí, mặt hàng này được giao bán trên các chợ mạng online với đủ mức giá khác nhau, chênh lệch hàng trăm nghìn đồng.
Đơn cử, tôm hùm baby có giá 270.000 đồng/kg - gồm 9 con, tính ra chi phí mua tôm chỉ có 30.000 đồng/con. Mặc dù được quảng cáo là tôm tươi, song những người kinh doanh hải sản lâu năm tại các chợ Hà Nội khẳng định, không thể có mức giá đó cho tôm hùm baby.
"Nếu có thì đây là tôm ngộp, không rõ chất lượng", chị Tú, chủ hàng hải sản Nghĩa Tân khẳng định.
Đây từng là mặt hàng được người dân hào hứng giải cứu.
Để hút khách, nhiều nơi chế biến sẵn tôm hùm để rao bán.
Nhà hàng chạy đua giảm giá hải sản hút khách
Trong khi đó, tại một số nhà hàng hải sản ở Hà Nội, khi đang tạm ngừng đón khách để thực hiện cách ly xã hội chống dịch Covid-19, nhiều nơi cũng áp dụng hình thức bán hàng online hoặc đến tại nhà chế biến cho khách. Tại đây, giá các mặt hàng hải sản cũng giảm đáng kể, dao động từ 750.000 đồng đến cả triệu đồng.
Đơn cử, dòng nhập khẩu như tôm hùm Alaska hay tôm hùm Canada đang được ưu đãi 600.000 đồng. Cua hoàng đế ưu đãi khá sâu, với mức 1,5 triệu đồng/kg, đưa giá sản phẩm về còn 1,5 triệu đồng/kg với loại trọng lượng 2 - 4kg/con. Cua hoang đê Alaska hâp chin cũng giảm giá nhẹ, còn 1,1 triệu đồng/kg. Riêng chân cua (nửa con) là khoảng 1,4 triệu đồng/kg.
Vốn mệnh giá là mặt hàng đắt đỏ, các loại hải sản như tu hài Canada giảm còn 800.000 đồng/kg, sò điệp Nhật 600.000 đồng/kg, bào ngư Hàn Quốc 1 triệu đồng/kg, cá bơn Hàn Quốc 550.000 đồng/kg.
Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều mặt hàng hải sản gặp khó về đường tiêu thụ nên giảm giá. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 3/4, Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết nguồn cung thuỷ hải sản của Việt Nam hiện nay rất dồi dào.
Tuy nhiên, các mặt hàng như cá hồi, ngao, hàu hay nhiều loại thủy sản khác đang gặp khó về đường tiêu thụ, đặt biệt là ngạch xuất khẩu đi khác nước đang còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cộng thêm việc các nhà hàng, khách sạn đóng cửa tạm ngừng hoạt động, khiến cho hầu hết hải sản giảm giá 30-50%.
Vị Phó Giám đốc Sở Công Thương cũng kêu gọi người dân chung tay tiêu thụ thủy hải sản để giúp đỡ doanh nghiệp, người nuôi thủy sản vượt qua giai đoạn sóng gió.
Hoàng Linh
Chủ nhật 10/5: Giá thịt lợn tại các chợ dân sinh vẫn cao, người tiêu dùng "đỏ mắt" mong ngày giảm giá Tại các chợ dân sinh lớn nhỏ như chợ Hà Đông, chợ 365, chợ Ngã Tư Sở,... theo khảo sát, giá thịt lợn vẫn đắt đỏ, không có dấu hiệu hạ nhiệt. Những ngày đầu tháng 5/2020 dương lịch, dù đã có chỉ đạo cũng như yêu cầu hạ giá thịt lợn về mức hợp lý của Thủ tướng Chính phủ và của...