Mệt tim, đau đầu vì đặt quạt sai vị trí?
Để quạt thổi vào vùng đầu khi ngủ thường bị đau đầu và có thể dẫn đến tai biến. Để quạt thổi vào chân thì sẽ gây hại cho tim.
Bạn đọc Hoàng Thị Uyên (nữ, 57 tuổi, quận 8, TP HCM), hỏi: Chồng tôi vốn không chịu được nóng nên ngủ không có quạt, máy lạnh là chịu không nổi. Ban đầu chúng tôi sử dụng quạt máy và để trên đầu bởi chồng tôi hay bị ngứa da đầu do mồ hôi. Nhưng sau đó, anh ấy bị đau đầu kinh khủng, có người hàng xóm khuyên chuyển quạt xuống chân. Tôi làm theo nhưng những ngày sau đó tôi lại có cảm giác lạnh chân, nặng ngực dù đã đắp mền. Chúng tôi thay bằng máy lạnh thì cũng gặp rắc rối tương tự. Phải chăng vì chúng tôi đã già? Tôi nên chống nóng mùa hè thế nào mới an toàn?
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:
Đúng là những r ắc rối sức khỏe mà anh chị gặp phải xuất phát từ việc sử dụng quạt, máy lạnh chưa đúng cách. Anh chị rất nên thay đổi bởi có thể có những vấn đề nghiêm trọng hơn một cơn mệt thông thường, nhất là khi anh chị đã lớn tuổi.
Để quạt thổi trực tiếp vào vùng đầu khi ngủ có thể gây thiếu máu ngoại vi vùng đầu. Đó là lý do chồng chị bị đau đầu. Tình trạng thiếu máu ngoại vi vùng đầu đặc biệt nguy hiểm ở người cao huyết áp, có thể dẫn đến tai biến.
Quạt thổi vào chân thì sẽ gây hại cho tim. Khi bàn chân lạnh, tim buộc phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu xuống giữ ấm bàn chân. Vì vậy chị mệt tim, nặng ngực khi thức dậy. Đó cũng là lý do thầy thuốc thường khuyên người cao tuổi nên mang vớ, giữ ấm chân khi ngủ.
Video đang HOT
Ngay cả với người trẻ, khỏe, nếu để quạt khi ngủ cũng bắt buộc phải để ở bên hông giường nằm, đoạn giữa thân người, để ở vị trí xa và phải để chế độ lồng quạt quay qua lại, tránh việc gió thổi liên tục vào một điểm trên người.
Với người có sức khỏe yếu, người lớn tuổi, trẻ em, trong các căn phòng ngủ nhỏ không thể để quạt đủ xa, nên để quạt quay vào tường lúc ngủ, để luồng gió đến giường chỉ là luồng gió dội lại từ các phía tường. Khi đó, quạt có nhiệm vụ chính là giúp tạo gió lưu thông trong phòng, chứ không thổi trực tiếp vào người.
Nếu sử dụng máy lạnh, không được để luồng khí lạnh phả thẳng vào giường nằm. Hãy để máy lạnh quay sang một hướng khác, để nó từ từ làm mát căn phòng. Với tuổi tác của mình, anh chị không nên để nhiệt độ quá chênh lệch so với bên ngoài, không để nhiệt độ quá thấp bởi nửa đêm về sáng trời sẽ lạnh hơn. Nên giữ ấm chân và đầu bằng vớ, nón ngủ nếu anh chị có bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác.
Anh Thư
Theo Người lao động
Xông hơi giải cảm thế nào mới đúng?
Nhà tôi trồng nhiều loại thảo dược nên thường xông mỗi khi bị cảm. Tôi dùng thấy rất tốt nhưng mẹ tôi hôm rồi xông thì bị đau đầu dữ dội. Phải chăng xông hơi cũng có "chống chỉ định"?
Ảnh minh họa
Bạn đọc Nguyễn Thị Tú Anh (34 tuổi, quận 12, TP.HCM) hỏi: Mỗi lần bị cảm, tôi thường hái một số thảo dược có mùi thơm trong vườn nhà đế xông giải cảm, cũng thấy dễ chịu. Tôi và chồng đều dùng cách đấy nhưng con tôi (sáu tuổi) thì nhất định không chịu, bảo là ngộp, rát da. Hôm rồi mẹ tôi (65 tuổi) đến chơi, trời chuyển mùa nên bà cảm nhẹ, tôi cũng hái lá để bà xông nhưng sau đó thì bà đau đầu dữ dội, phải nằm cả ngày. Tôi cứ tưởng xông hơi là biện pháp nhẹ nhàng và an toàn, ai cũng làm được nhưng hình như không phải vậy?
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:
Xông hơi với các thảo dược chứa tinh dầu đúng là biện pháp tốt để giải cảm nhưng cũng cần phải đúng liều lượng, đúng cách làm và có những "chống chỉ định" riêng.
Đầu tiên, không phải lá nào cũng đem xông được. Để có hiệu quả giải cảm, phải xông bằng các loại lá có tinh dầu giúp thông đường mũi - họng như: tía tô, kinh giới, ngải cứu, hương nhu, sả, bạc hà, long não, khuynh diệp... Mỗi lần xông nên chọn 3-5 loại lá, mỗi loại một nắm nấu trong nồi chứa chừng 4 lít nước để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi xông hơi nên dùng một chiếc mền hoặc một chiếc khăn lớn trùm lên đầu và nồi xông để tinh dầu không bị bay hơi ra ngoài. Nhiều người trùm tới mấy cái mền là điều không cần thiết, chỉ gây ngộp.
Nên để nồi xông với khoảng cách vừa đủ, tránh để gần đến mức da mặt nóng rát. Lúc nồi còn nóng để xa thôi, rồi từ từ để lại gần khi nước dần nguội bớt. Thỉnh thoảng nên chui đầu ra ngoài hít thở nếu thấy ngộp. Tuyệt đối không cố chịu ngộp vì điều đó chỉ khiến bạn mệt hơn.
Xông hơi giải cảm không nên dùng cho người có bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác, cũng như người đang có bệnh về mắt. Cao huyết áp mà xông dễ lên cơn tăng huyết áp, gây trụy mạch. Còn mắt dễ kích ứng mà còn xông tinh dầu thì bệnh mắt càng nặng thêm.
Không nên xông quá nhiều, cách 1-2 ngày hãy xông một lần và khi hết cảm phải ngừng xông ngay. Nên uống bù nước, ăn thêm canh, súp sau khi xông bởi xông hơi làm bạn mất nước nhiều.
Có thể mẹ của bạn lớn tuổi nên có vấn đề về huyết áp, vì vậy sau khi xông mới đau đầu vì bị tăng huyết áp. Bạn nên đưa mẹ đi khám bệnh cao huyết áp và không nên để bà xông giải cảm nữa. Xông hơi cũng không nên dùng cho trẻ dưới 13 tuổi. Do da trẻ nhỏ mong manh, rất dễ bị bỏng và kích ứng.
Không nhất thiết phải xông hơi mới giải cảm được, còn rất nhiều phương pháp dân gian dễ dùng như: ăn cháo giải cảm hay uống chanh - mật ong. Cháo giải cảm rất dễ làm. Cháo trắng, nấu chung với thịt bằm hoặc một lòng đỏ trứng, thêm vào ít lá tía tô, ăn nóng. Cháo này không chỉ dễ ăn với người đang bệnh, cung cấp năng lượng mà cũng giúp vã mồ hôi , bớt nghẹt mũi , phù hợp với người lớn lẫn trẻ em.
Anh Thư
Theo Người Lao động
Bé trai 6 tuổi bị co giật, viêm não chỉ vì một vết muỗi cắn Noah Surrett (6 tuổi, Mỹ) vừa qua đã mắc phải một căn bệnh kỳ lạ gây co giật, viêm não do virus LAC - một loại virus có thể gây bệnh nghiêm trọng truyền qua muỗi đốt. Noah Surrett mắc phải căn bệnh hiểm nghèo chỉ vì một vết muỗi đốt Đầu tháng 8 vừa qua, Noah Surrett kêu với mẹ là bị...