Mẹo nhỏ giúp bạn nói ‘không’ với bệnh tật
Cơ thể bạn rất dễ nhiễm bệnh nếu sức đề kháng không tốt. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa các bệnh tật bằng những việc rất đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây.
1. Rửa tay sạch sẽ
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ là cách đơn giản nhưng lại hiệu quả trong việc phòng chống bệnh. Bạn không nhất thiết phải dùng loại xà phòng chống khuẩn đặc biệt nào mà chỉ cần nước ấm và rửa tay trong khoảng 1 phút. Rửa tay trước khi bạn chế biến thức ăn, chạm lên tóc, đi vệ sinh và khi tiếp xúc với người bệnh hay tại công sở.
2. Chế độ ăn khoa học
Nếu bạn ăn những thức ăn không có lợi cho sức khỏe sẽ tăng khả năng mắc bệnh. Hãy ăn 5 phần trái cây và rau xanh mỗi ngày cùng với protein nạc, chế phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc nguyên chất.
Nếu bạn ăn những thức ăn không có lợi cho sức khỏe sẽ tăng khả năng mắc bệnh.
3. Lau chùi các vật dụng sạch sẽ
Các mầm bệnh luôn hiện hữu ở xung quanh chúng ta trên các vật dụng mà chúng ta cầm nắm và sử dụng hàng ngày. Vì vậy, bạn hãy rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các đồ vật như điện thoại văn phòng, tay nắm cửa nhà vệ sinh, bàn phím máy tính… đồng thời lau chùi chúng sạch sẽ thường xuyên. Bơm ga cũng là đồ vật ẩn chứa nhiều vi trùng, do đó, hãy nhớ rửa tay sạch sẽ sau khi dùng.
4. Không dùng chung đồ vật
Bạn không nên dùng chung cốc chén uống nước hay thìa với người khác bởi đây chính là cách lan truyền vi trùng nhanh nhất.
5. Che miệng khi ho và hắt hơi
Khi bạn hắt hơi hoặc ho, dùng khuỷu tay hoặc giấy ăn để che miệng và mũi để tránh phát tán vi trùng ra xung quanh đồng thời hãy khuyến khích mọi người cũng làm như bạn.
Video đang HOT
6. Nghỉ ngơi đầy đủ
Bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi đầy đủ mỗi ngày, ngủ đủ giấc từ 7 – 10 tiếng mỗi đêm để không cảm thấy mệt mỏi và giảm nguy cơ mắc bệnh.
7. Giải tỏa căng thẳng
Bị căng thẳng triền miên cũng có thể khiến bạn mắc bệnh, do đó, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Có rất nhiều cách giúp bạn giải tỏa stress như thiền, tập yoga, chạy bộ hoặc bất cứ hoạt động nào phù hợp với bạn bởi chúng tốt cả cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Bị căng thẳng triền miên cũng có thể khiến bạn mắc bệnh, do đó, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn
8. Tránh tiếp xúc với đám đông khi bị bệnh
Hãy khuyến khích đồng nghiệp của bạn ở nhà nghỉ ngơi thay vì đi làm khi đang bị bệnh để tránh lây cho những người khác ở công sở trừ khi họ thực sự cần phải làm việc.
Theo Gia Minh (Tiền Phong)
7 mẹo nhỏ giúp bạn luôn khỏe mạnh
Vào độ tuổi 40 có rất nhiều người muôn đánh đôi mọi thứ đê có được sức khỏe. Vì đây là một cột mốc tiềm ẩn nguy cơ mắc bênh.
1. Giữ cho mắt khỏe mạnh
Ở tuổi 40, thị lực bắt đầu giảm đi, vì thế, để có đôi mắt sáng bạn cân kiểm tra thật kỹ và biết cách bảo vệ nó. Nếu bạn có đôi mắt sáng bạn có thể đọc được những dòng chữ trên nhãn thuốc mà không cần kính. Ngược lại nếu thị lực giảm bạn sẽ bỏ lỡ một số thông tin quan trọng.
Cân đi khám mắt nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường
Ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể. Do đó, kính râm là một công cụ tốt để bảo vệ đôi mắt thoát khỏi tia UV-A và UV-B.
Ngoài ra, chế độ ăn có nhiều trái cây và rau quả sẽ cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Nguyên nhân gây mù lòa ở người cao tuổi là tình trạng thoái hóa điểm vàng. Nó ảnh hưởng đến 9,1 triệu người Mỹ trên 40 tuổi. Thoái hóa điểm vàng có xu hướng di truyền, nhưng chúng ta có thể cải thiện bằng việc cân bằng chế độ dinh dưỡng.
2. Kiêm tra các thông sô sức khỏe
Tuổi 40 là thời điểm cân phải kiêm tra huyết áp, nồng độ cholesterol, lượng đường trong máu và trọng lượng cơ thể thường xuyên. Những người có tiền sử huyết áp cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ tim, suy thận và tử vong.
Nên kiểm tra huyết áp, nồng độ cholesterol thường xuyên
3. Tìm hiêu các bênh di truyên trong gia đình
Bạn phải tìm hiêu những bệnh mà người thân trong gia đình mắc phải, sau đó xem những bệnh đó có di truyền hay không. Vì bệnh di truyền rất có thể bạn cũng là người mắc như thế.
Chẳng hạn, trong gia đình có người bị ung thư ruột kết thì bạn nên đi kiểm tra ngay thay vì chờ cho đến khi bệnh nặng mới đi khám.
Với bệnh tim cũng vậy, một lần kiểm tra canxi có thể giúp xác định xem những động mạch trong cơ thể có bị đông cứng không. Từ đó, bạn cần có những thay đổi thói quen sinh hoạt và phòng bệnh sớm.
4. Tâp luyên cơ bắp
Bắt đầu ở tuổi 40, chúng ta mất đi khoảng 1% lượng cơ bắp mỗi năm. Vì vậy, mọi người có thể hưởng lợi từ việc kết hợp các bài tập trọng lượng, cùng với tập thể dục tim mạch, vào một kế hoạch hoạt động hàng tuần hợp lý.
Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe
Cùng với tuổi tác, con người trở nên kém linh hoạt trong độ tuổi 40. Vì thế bạn nên tập thêm yoga hay thể dục dụng cụ Pilates. Những bài tập này có thể giúp cải thiện sức khỏe, sức mạnh cốt lõi.
5. Lối sông lành mạnh
Tiến sĩ Elizabeth Jackson, thuộc Đại học Michigan đã nhấn mạnh, lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
Lối sống lành mạnh sẽ phải kết hợp với hoạt động thể chất thường xuyên. Có như vậy cơ thể cân đối hơn.
6. Ăn nhiêu chất xơ
Vào độ tuổi 40, những năm tháng được phép ăn thoải mái mà không lo bị tăng cân đã qua. Vì thế, bạn nên tăng cường ăn nhiều chất xơ, sữa ít béo, ăn nhiều chất trái cây, ngũ cốc.
Tăng cường ăn trái cây bạn sẽ không sợ bị tăng cân trong độ tuổi 40
7. Từ bỏ thuốc lá
Nếu bạn đang hút thuốc hãy từ bỏ ngay. Bạn cần thực hiện việc cai thuốc lá một cách nghiêm túc. Tuy bỏ thuốc lá là không dễ dàng nhưng nó sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thu Trịnh (Myhealthnewsdaily)
8 thời điểm tốt nhất để chăm sóc sức khỏe Bạn thường làm những điều bạn muốn, ăn và uống khi bạn thấy đói ...Những hành vi đó là không tốt cho sức khỏe của bạn. Trong thực tế, có những khoảng thời gian tốt nhất để bạn ăn, uống, ngủ, tập thể dục... Thời điểm tốt nhất để uống trà Thời gian tốt nhất để uống một tách trà là một giờ...