Mẹ Sài Gòn có gần một thập kỷ sống tối giản hiệu quả chia sẻ: Tiết kiệm hay chi tiêu ít chưa hẳn là vấn đề chính
Khi mới sống tối giản, chị Xuân Thảo cảm giác như mình đi ngược lại với số đông vậy. Xã hội xung quanh sẽ không ngừng đánh giá, ác ý cũng có, do quan tâm cũng có. Tuy nhiên, chị Thảo vẫn giữ vững lập trường. Chị chỉ cần hiểu mình – tin mình – yêu mình là ổn.
Hoàng Xuân Thảo, sinh năm 1987 đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Công việc hiện tại: Nhà sáng lập và giám đốc điều hành của thương hiệu sữa nguyên lành Familk và F&B sự kiện Milkbar Catering. Hiện chị cũng là blogger chia sẻ chiêm nghiệm tuổi 30s.
Trước đây, chị từng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, có nghiệp vụ sư phạm và Thạc sĩ quản trị chiến lược của Maastricht MBA Hà Lan.
Xuân Thảo bắt đầu lối sống tối giản từ 2012. Nhưng bản thân chị vẫn còn chưa biết đó là một lối sống được nhiều người hướng đến và có cả một cộng đồng lớn những người đang sống theo phong cách này.
Hoàng Xuân Thảo. Sinh năm 1987. Hiện đang sinh sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
” Nhiều lúc tôi hay thấy mình khác biệt vì cái mình thấy quan trọng thì đa số mọi người ít để tâm. Ngược lại, cái mình thấy phiên phiến thì đại đa số lại đề cao. Những món đồ tôi chọn mua, một là phải rất cần, hai là nếu không cần lắm thì phải thực sự rất rất thích.
Điều này khiến tôi còn thấy mình lạc lõng một chút. Cho tới gần đây mới phát hiện ra mình không phải là phần tử hiếm hoi. Có hẳn cộng đồng hàng chục ngàn người giống vậy. Ở đó mọi người chia sẻ nhau làm sao để tối giản nhà cửa hay những điều không cần thiết, chừa khoảng trống cho tâm hồn rộng mở, tận hưởng cuộc sống nhiều hơn “, chị Xuân Thảo chia sẻ.
1. Giảm mua vì thích, chỉ mua nếu cần
Khi mua đồ, chị Thảo tập thói quen hỏi mình một câu: Có thực sự cần không? Bao lâu mới dùng nó một lần? Nếu không có món đồ này có ảnh hưởng cuộc sống của mình không? Nếu câu trả lời là không thì chị sẽ không lưỡng lự và gạt món đồ đó ra khỏi giỏ hàng.
2. Dọn nhà 3-6 tháng/lần
Cứ đúng 3-6 tháng, chị Thảo sẽ dọn nhà 1 lần và chỉ để lại những gì mình cần dùng. Những vật dụng 6 tháng rồi không đụng tới, chị sẽ cho tặng hoặc thanh lý. Những gì còn tiếc, cứ cho vào thùng cất kho. Lại thêm 6 tháng trôi qua nữa, thấy cái thùng còn y nguyên không mở thì lại biết phải làm gì tiếp theo rồi.
3. Chọn mua những món đồ bền hơn là những món đồ rẻ
Ví dụ thay vì mua 4-5 đôi giày chạy bộ second-hand online, thì chị Thảo sẽ đến thử, chọn kĩ và mua 1 đôi giày thoải mái, xịn và êm. Ví dụ dùng cốc nguyệt san thay cho băng vệ sinh, bình nước và ống hút inox thay vì đồ nhựa… Đó là những cách chị Thảo đang làm.
4. Phát huy sự sáng tạo để làm đa năng đồ dùng
Mỗi một món đồ thì chị Thảo có thể dùng được đôi ba việc. Ví dụ dùng kẹp giấy làm giá đỡ điện thoại,… Mỗi lần sáng tạo ra cách dùng, chị lại còn phấn khởi như có một chiến tích.
5. Giảm nhu cầu vật chất hữu hình, tăng nhu cầu tinh thần vô hình
Video đang HOT
Chị Thảo thích đầu tư vào tinh thần, vào kỉ niệm.
Chị Thảo thích đầu tư vào tinh thần, vào kỉ niệm. Những thứ này khác với việc đầu tư vào càng nhiều vật chất, càng phải chịu trách nhiệm bảo quản giữ gìn. Đồ vật, cuối cùng vẫn quay về giá trị sử dụng, phục vụ cuộc sống tiện nghi thoải mái hơn mà thôi.
Ví dụ: Nếu xây 1 ngôi nhà cho hoành tráng rồi phải ngày đêm dọn dẹp, canh trộm, trả nợ thì rốt cuộc nó đang phục vụ mình hay mình đang là nô lệ cho nó.
6. Tăng cường tái sử dụng, tái chế
Có những đồ dùng phải thay mới khi tới hạn. Khi đó thay vì bỏ rác, có thể tái chế để nó sống cuộc đời thứ hai. Ví dụ: Khăn tắm không còn mềm mại nữa, công dụng tiếp theo của nó sẽ là thảm lau chân. Hũ thủy tinh gia vị đã hết sẽ để chứa thực phẩm khác. Dùng chai hũ nhựa làm chậu trồng cây, lõi giấy vệ sinh làm hộp đựng bút…
7. Nguyên tắc thay thế
Cứ hễ một đồ dùng xuất hiện, thì sẽ có một món đồ phải ra đi để thế chỗ. Cuối cùng quân số đồ dùng trong nhà của chị Thảo vẫn giữ nguyên. Nguyên tắc này sẽ giúp nhà lúc nào cũng gọn gàng, không phải đợi tới khi dọn nhà đón Tết mới có một núi rác cần đi bỏ.
8. Có danh sách những đơn vị sửa chữa uy tín
Gia đình nào may mắn, sẽ có một người đàn ông có thể kiêm thợ này thợ kia… Nhưng nếu không có thì cũng không sao cả, dịch vụ sửa chữa bây giờ rất dễ tìm. Chỉ cần google, ngó tờ rơi dán quanh khu phố, hỏi han hàng xóm lâu năm là ra. Rồi chị Thảo còn trữ cho bản thân chừng 10 số điện thoại sửa chữa điện nước, bảo hành tủ lạnh, lò nướng, nồi cơm điện, máy đánh trứng, máy bơm nước, sửa chữa áo quần… để cần là gọi liền.
9. Lấy của người chán, đưa cho người cần
Cho tặng đồ cũ là một việc nhạy cảm. Có người sẽ cảm ơn rối rít cũng có người sẽ thấy bị xem thường. Tuy nhiên vứt đồ đi khi còn sử dụng tốt lại là chuyện không nên. Chính vì thế, chị Thảo còn lập một danh sách những người sẵn lòng nhận đồ. Ngoài ra, mỗi lần muốn tặng ai đó một món đồ chị Thảo sẽ phải hiểu đối tượng mình cho có cần thực sự hay không. “Vì khi đồ dùng tới được tay người cần, mình lại làm được việc thơm thảo, quả là niềm vui. Nếu không có ai cần, mình sẽ đóng gói sạch sẽ gửi cô lao công gom rác của nhà mình, tự cô sẽ trao cho ai cần”.
10. Duy trì lối sống tối giản
Lối sống tối giản với chị Thảo không đơn thuần là giảm nhu cầu vật chất. Đó chỉ là bước khởi đầu. Dần dà chị học cách tối giản những mối quan hệ (phức tạp/ tiêu cực/ mơ hồ), tối giản suy nghĩ (lo bò trắng răng), tối giản nhu cầu (hái sao trên trời)… để dành năng lượng và thời gian cho những gì thực sự quan trọng.
Tối giản thực chất không phải là tiết kiệm hay chi tiêu ít
Theo chị Xuân Thảo thì thực chất cuộc sống tối giản không phải là tiết kiệm hay chi tiêu ít. Chỉ là chuyển hướng vùng sẵn lòng chi trở nên khác đi. ” Thay vì tiêu dùng vào tiêu sản hay vật chất bên ngoài, thì đầu tư nhiều vào năng lực, trải nghiệm, kiến thức. Thay vì chi tiền để nhận được sự gật gù hài lòng của người khác, mình sẽ quan tâm nhiều hơn đến cái gì làm mình thực sự hạnh phúc, chăm chút mối quan hệ, vào giá trị tinh thần nhiều hơn”.
Ví dụ:
- Thay vì mua đồ chơi đắt tiền cho con chơi vài lần là chán, chị Thảo chỉ cần trái banh nhựa 20k và dành thời gian chơi cùng con, hai mẹ con sẽ bày đủ trò.
- Thay vì ngập ngụa trong tủ áo quần giày dép rồi sáng nào cũng thấy không có gì để mặc, chị Thảo chỉ có ít đồ cho đủ các mục đích. Thỉnh thoảng còn được bạn bè chị em cho thêm. Nên chi phí áo quần ở mức tối thiểu.
- Thay vì chất đầy tủ lạnh bánh mứt Tết đến, chị sẽ gom hết chỗ tiền đó thành một chuyến đi chơi xa. ” Mình đi du lịch mỗi năm hơn 10 chuyến lớn nhỏ, gần như đó là vùng chi rộng tay nhất. Vì những kỉ niệm bi hài trong chuyến đi, sẽ là tài sản quý giá, theo gia đình mình tới suốt đời.
Nhà mình nhỏ, nên chỉ có chỗ cho ít đồ thực sự cần. Khi nhà không có nhiều đồ đạc dư thừa chật chội, mình tiết kiệm được thời gian vệ sinh giữ gìn. Đồng thời, có thêm không gian để nắng và gió lùa qua cửa sổ. Tương tự, một ngày của mình chỉ có 24h, nên mình để dành cho những người quan trọng, không để tâm những chuyện vụn vặt. Vì vậy mà lòng lúc nào cũng thênh thênh “, chị Thảo chia sẻ thêm.
Nhìn lại xem, bạn đang tiêu xài phung phí hay đầu tư thông minh?
Khi mới sống tối giản, chị Xuân Thảo cảm giác như mình đi ngược lại với số đông vậy. Thỉnh thoảng sẽ như “người điên” hay làm những chuyện ngược đời. Cái thấy quan trọng thì ít người để tâm. Mọi người rủ đi shopping, chia sẻ skin care 5 – 7 bước thì chị lại chả biết gì.
Xã hội xung quanh sẽ không ngừng đánh giá, ác ý cũng có, do quan tâm cũng có. Chị cũng không sống ảo được vì không có nhiều thứ để khoe. Mọi người tác động cũng vì muốn chị giống họ, vì đa số sẽ nhận định một người thông qua vẻ ngoài như: áo quần, túi xách, điện thoại, đi xe hiệu gì, nước hoa gì…
Tuy nhiên, chị Thảo vẫn giữ vững lập trường. Chị chỉ cần hiểu mình – tin mình – yêu mình là ổn. Thậm chí ngược lại, chị còn giảm thiểu tiêu dùng quá mức, bớt rác thải cho môi trường nữa.
” Mình cũng đi từ quê lên giảng đường, từ xe buýt đến xe hơi, mới hết nửa đời người, chỉ muốn nhắn nhủ các bạn trẻ một điều nhỏ rằng: Thời gian tiền bạc khi đổ vào những vật ngoài thân, mới đó sẽ cũ ngay. Còn đầu tư nâng cao năng lực bản thân sẽ luôn là sự đầu tư sáng suốt nhất. Không có lỗ, chỉ có sinh lãi cấp số nhân theo thời gian thôi “.
Tài sản lớn nhất của tuổi trẻ chính là tuổi trẻ. Nhìn lại xem, bạn đang tiêu xài phung phí hay đầu tư thông minh?
Ảnh: NVCC
Đổ xô "mua sắm trả thù" sau giãn cách, đây là những bẫy ngầm chị em cần tránh
Gần đây, khi việc "mua sắm trả thù" sau những ngày giãn cách có xu hướng tăng cao thì chúng ta càng dễ mắc bẫy tâm lý mà những nhà bán lẻ đưa ra. Vì thế, chị em cần có những kế hoạch mua sắm hợp lý để không bị "viêm màng túi".
Đi mua rau nhưng xách về.... hóa đơn tiền triệu vì tâm lý "mua bù" cho bõ
Ai trong chúng ta cũng đôi ba lần dự định chỉ mua vài bó rau rồi về nhưng lại lượn ở siêu thị tới tận vài tiếng đồng hồ. Những món đồ không tên, chưa biết có cần dùng hay không nhưng cứ mua cho thỏa mãn. Tâm lý mua sắm của chị em thì thật khó đoán, giá rẻ là mua, bán theo combo thấy hời sẽ mua, nhìn ngon mắt quyết định mua luôn, cái này ở nhà chưa có cũng mua về dùng thử...
"Mua sắm trả thù" hay "chi tiêu trả thù" (revenge shopping/buying) không phải là một thuật ngữ mới. Điều này ám chỉ những hoạt động mua sắm điên cuồng để làm vơi đi những nỗi buồn hoặc thất vọng nào đó. Ở trong bối cảnh đại dịch, mua sắm trả thù là thuật ngữ chỉ ham muốn mua sắm bù đắp cho thời gian phải chôn chân ở nhà theo quy định giãn cách xã hội.
Ngày tháng ở nhà, các bà nội trợ, các chị em nhiều người thèm mua sắm đến "phát cuồng". Họ vung tay mua đồ ăn thức uống sau những ngày phải đi chợ online với số lượng mặt hàng ít ỏi, mặt hàng thời trang thì sắm sửa nhiều đến nỗi có thể sang mùa đông năm sau cũng chưa mặc hết.
Trà Giang - một nhân viên văn phòng ở Hà Nội kể: "Trung tâm thương mại mở cửa là 3 ngày liên tiếp mình đi mua sắm. Mua từ mỹ phẩm, quần áo cho đến mấy thứ linh tinh như thảm chùi chân, đồ dùng cho mèo... Hồi trước thì thích đặt hàng qua mạng, giờ chán rồi muốn đi mua trực tiếp hơn. Cảm giác được mua sắm tự do thỏa mãn bản thân lắm".
Giống như Giang, chị Ngọc - một bà nội trợ sống tại Thủ đô cũng hào hứng chia sẻ: "3 tháng giãn cách nhiều khi thèm ăn quả dưa lưới mà mua không được. Những bữa cơm hàng ngày quanh đi quẩn lại có bấy nhiêu món thôi vì cái gì cũng hết, cái gì cũng đắt. Đến lúc siêu thị hoạt động lại, mình thấy cái gì mình cũng mua, mua 3-4 triệu toàn đồ ăn thôi".
Một nữ sinh viên tên Ngọc Lan cũng đồng cảnh ngộ: "Mấy tháng dịch chi tiêu cũng phải thắt chặt. Nhưng thấy mấy cửa hàng giảm giá tới 70, 80% nên mình vào xem thử. Mua rồi để đó sau này có dịp rồi dùng sau cũng được".
Làn sóng mua "sắm trả thù" sau đại dịch góp phần vào sự phục hồi kinh tế sau khoảng thời gian ảm đạm. Tuy nhiên việc mua sắm này khiến nhiều người "cháy túi" nhanh chóng khi không kiểm soát được "cơn thèm khát", đôi khi gây ra sự lãng phí không cần thiết.
Những "cái bẫy ngầm"
Thường xuyên mua sắm nhưng Trà Giang cũng thừa nhận bản thân luôn vượt mức chi tiêu định sẵn và đem về nhà những vật dụng không cần thiết, mua quá nhiều đồ ăn mà chưa cần dùng đến, sau một thời gian thì hết hạn sử dụng, phải đổ bỏ.
Mua hàng đồng giá, mua 2 tặng 1, có hàng tặng kèm luôn là một mối nguy với túi tiền của chị em. Nhiều người sẵn sàng mua sắm với số lượng lớn hơn mức cần mà chưa kể đôi khi đồ đi kèm cũng không "ngon ăn" cho lắm. Bên cạnh đó, trong lúc chờ thanh toán, có thể bạn sẽ bị "mắc bẫy", tiện tay bỏ vào giỏ hàng những món đồ được bày biện hút mắt nằm gần đó.
Trong quá trình chọn đồ, bạn cũng cần "cảnh giác" với chiêu đặt sản phẩm giá trị cao ở ngang tầm với, sản phẩm rẻ hơn cùng loại được bày khuất đi, cao hoặc thấp hơn tầm mắt để khách hàng không dễ nhìn thấy.
Một số ngành hàng như thời trang, làm đẹp có xu hướng giảm sâu, giảm mạnh nhưng đây cũng chính là một "mánh" nhỏ dụ dỗ các tín đồ mua sắm. Ở ngoài biển hiệu để giảm giá kịch sàn nhưng khi vào thì chỉ có một vài sản phẩm cũ giảm nhiều, còn lại thì giảm rất ít hoặc không giảm. Thế nhưng, khi đã vào cửa hàng, chẳng mấy ai rời đi tay không.
Luôn có rất nhiều chiêu bài dụ dỗ người tiêu dùng, về lâu về dài chúng ta bị thâm hụt ngân sách chi tiêu, ảnh hưởng đến những kế hoạch mua sắm lớn hơn trong cuộc sống. Vì thế, mọi người hãy tỉnh táo nhìn ra những "cái bẫy" để việc mua sắm là niềm vui, không trở thành gánh nặng.
Những bí quyết mua sắm thông minh bạn nên tham khảo
Trở thành một người có lối sống mua sắm thông minh không hề khó nếu bạn biết những điều dưới đây và thực hành nó mỗi ngày cho đến khi trở thành một thói quen có ích.
Lên chi tiết danh sách những món đồ cần mua: Chỉ mua những gì đã có kế hoạch giúp bạn không những tiết kiệm được rất nhiều tiền mà còn tiết kiệm thời gian. Mua xong hãy thanh toán ngay lập tức, hạn chế đi dạo vì khả năng bạn sẽ mua thêm những món đồ khác.
Tạo thói quen không mua sắm theo cảm xúc : Phụ nữ thường bị cảm xúc chi phối, thất tình đi mua sắm, quá vui cũng đi mua sắm, không có việc gì làm cũng muốn đi mua sắm. Chính điều này khiến nhiều người vừa nhận lương tiền đã không còn, các khoản dư trong tài khoản ngày càng hao hụt. Thay vì vung tay mua sắm lúc không kiểm soát được cảm xúc thì hãy tìm đến bạn bè để tâm sự hoặc tìm cho mình những thú vui khác để vơi đi nỗi buồn.
Chỉ mua hàng giảm giá nếu bạn thật sự có nhu cầu sử dụng : Đồ giảm giá thì ai không thích, nhưng liệu bạn có cần đến nó, hoặc bạn đã sở hữu món đồ này ở nhà. Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi "xuống" tiền.
Ưu tiên những sản phẩm chất lượng có độ bền cao : Hạn chế mua những món đồ quá rẻ, kém chất lượng vì bạn sẽ phải chi tiền nhiều lần cho món đồ đó.
Mua hàng online cần kĩ lưỡng, chọn gian hàng uy tín: Nhiều người không tìm hiểu kĩ trước khi mua nên mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
10 cách đơn giản giúp bạn hạn chế tiêu tiền Những mẹo nhỏ mà hữu ích này sẽ giúp bạn hạn chế tiêu tiền, tận hưởng cuộc sống với ngân sách cực tiết kiệm. Bạn có thể tự mình thấy sến khi nhắc đến việc trân trọng, đánh giá cao từng điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng thực sự có thể giúp bạn tăng thêm giá trị cho cuộc sống...