Mẹ mất năm 3 tuổi, 40 năm sau con trai mới khám phá sự thật về nguyên nhân cái chết
Mẹ mất từ khi mới lên 3, năm 18 tuổi mới được nhìn thấy ảnh mẹ, người đàn ông này không hề biết mẹ mình tại sao lại qua đời suốt gần 40 năm.
Anh Iain Cickyham, 44 tuổi, sống tại thị trấn Nuneaton, phía bắc Warwickshire, nước Anh, đã mất mẹ khi mới 3 tuổi. Tuy nhiên gần 40 năm sau đó, anh vẫn không hề biết mẹ mình vì sao lại qua đời, khiến anh luôn đau đáu và khó chịu trong lòng. Cuối cùng, nhờ một số manh mối, anh mới biết được sự thật.
Mẹ của anh Iain là bà Irene còn bố của anh là ông Don. Bà Irene đã mất từ khi anh Iain mới 3 tuổi nên hầu như anh không có ký ức gì về bà. Đến tận năm 18 tuổi, anh Iain mới lần đầu được nhìn thấy những bức ảnh của mẹ hồi còn sống. Vì lý do nào đó, ông Don không bao giờ muốn nhắc về người vợ đã qua đời và ông cũng không quá gần gũi với con trai.
Anh Iain và vợ mình.
Cho đến khi anh Iain trở thành bố ở độ tuổi 30, anh mới quyết định đi tìm lời giải cho câu hỏi vì sao mẹ mình lại qua đời và vì sao bố luôn cảm thấy đau đớn mỗi khi nhắc về mẹ. Thông qua một số thông tin, anh Iain đã liên hệ được với bạn thân của bà Irene, bạn học, đồng nghiệp cũ, họ hàng và một vài người hàng xóm cũ, giúp anh hình dung được cuộc sống của mẹ mình trước lúc bà qua đời.
Bên cạnh đó, anh Iain cũng cố gắng truy cập vào hồ sơ y tế của mẹ mình. Khi đó, anh mới biết bà Irene từng bị rối loạn tâm thần và rối loạn lưỡng cực sau sinh. Rất có thể, bà đã qua đời do bị suy tim vì dùng thuốc chống tâm thần. Câu chuyện đi tìm quá khứ của mẹ của anh Iain đã được đưa vào bộ phim tài liệu Irene”s Ghost, phát sóng trên Sky Documentaries.
Trước đây, ông Don và bà Irene đã gặp nhau tại một phòng khiêu vũ ở thành phố Coventry, nước Anh, sau đó phải lòng nhau. Tháng 11/1973, cặp đôi chính thức kết hôn và 3 năm sau đó, anh Iain chào đời.
“Irene đã rất hạnh phúc khi bà ấy mang thai. Cả hai chúng tôi đều rất vui mừng”, ông Don chia sẻ trên tờ BBC.
Video đang HOT
Một số bức ảnh cũ về bà Irene.
Anh Iain được sinh ra vào tháng 1/1976 nhưng ngay khi sinh con, bà Irene nói với bạn thân rằng bà bị ảo giác khi đang hồi phục trong bệnh viện. Khi về nhà, bà không thể nào ngủ được. Bà Irene bắt đầu viết những ghi chú lạ lùng, không có ý nghĩa gì. Một lần, bà đột nhiên nói với mẹ mình: “Con không phải Irene, còn chỉ là hồn ma của Irene thôi”.
Bà Irene được đưa tới bệnh viện kiểm tra và bác sĩ chẩn đoán bà bị trầm cảm sau sinh. Bà Irene được đưa vào khoa tâm thần của bệnh viện địa phương để điều trị. Tại đây, bà Irene được gây mê và trải qua liệu pháp sốc điện nhưng không lâu sau thì rơi vào tình trạng Hội chứng Catatonia. Tính cách của bà đã thay đổi rất nhiều khiến ông Don bị sốc nặng.
“Đó là một thế giới rất khác. Bác sĩ không cho bạn biết bất kỳ thông tin nào. Bạn cũng không biết họ đang dùng loại thuốc gì hay để làm gì. Cuộc sống của tôi khi ấy chỉ là đến bệnh viện mỗi đêm và ngồi cạnh trông chừng một người không thể giao tiếp”, ông Don nhớ lại.
Anh Iain và ông Don.
Sau 9 tháng nằm viện, bà Irene được xuất viện và tiếp tục ở nhà thêm 18 tháng nữa. Mỗi khi được đưa ra ngoài đi dạo trong công viên hoặc gặp gỡ bạn bè, bà Irene đều tỏ ra rất vui. Nhưng khi anh Iain bắt đầu tập đi, bà Irene lại bị kích động và mất ngủ, cuối cùng lại phải quay về bệnh viện. Khoảng 3 tháng sau, ông Don nhận tin vợ mình đã qua đời.
Khi mất vợ, ông Don mới 28 tuổi. Bác sĩ chỉ nói rằng bà Irene bị suy tim mà không giải thích gì thêm. Kể từ đó, ông Don trở nên trầm lặng hơn hẳn, còn anh Iain thì thường xuyên mơ thấy ác mộng vì luôn cảm giác cái chết của mẹ có liên quan đến mình. Một năm sau khi bà Irene mất, ông Don cũng tái hôn với người phụ nữ khác.
Năm anh Iain 18 tuổi, ông Don đã lấy từ gác xếp xuống một hộp đồ, bên trong có chứa những bức ảnh của của bà Irene. Đó là lần đầu tiên anh Iain được nhìn thấy mẹ. Khi con gái anh Iain tròn 3 tuổi, bằng tuổi với anh khi mẹ anh mất, anh càng tò mò về những gì đã xảy ra với bà Irene, hoặc ít nhất là về cuộc sống trước đây của bà vì ông Don không bao giờ kể với con trai.
Gia đình của anh Iain.
Sau khi liên lạc với những người quen cũ của bà Irene, anh Iain đã xây dựng được một bức tranh về cuộc sống trước đây của mẹ mình. Bà Irene đã từng là một người phụ nữ trẻ trung, sôi nổi và vui vẻ. Bà luôn coi con trai là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình, chỉ tiếc rằng chính việc sinh con đã khiến bà mắc trầm cảm, kéo theo hàng loạt bi kịch cuộc đời, cuối cùng ra đi khi quá trẻ.
Sau khi khám phá ra sự thật, anh Iain và ông Don cũng thoải mái, cởi mở và gần gũi với nhau hơn. Ông Don đã từng rất đau lòng khi thấy vợ qua đời vì trầm cảm sau sinh nhưng giờ đây, khi thấy con trai sống tốt, ông đã nhẹ nhõm hơn nhiều.
Ma túy đá gây loạn thần, hủy hoại giới trẻ
Có tới 72% người sử dụng ma túy tổng hợp ở độ tuổi 18-30 tuổi, độ tuổi trên 30 chiếm 26%, độ tuổi dưới 18 ở mức 2% nhưng có xu hướng gia tăng.
Thời gian gần đây, đã có không ít vụ học sinh trung học phổ thông sử dụng ma túy bị cơ quan công an phát hiện. Đáng nói, trào lưu sử dụng các loại ma túy tổng hợp cực mạnh đang là cơn lốc ngầm khủng khiếp tàn phá một bộ phận giới trẻ, cá biệt có cả học sinh cấp trung học cơ sở.
Ma tuý đá đang huỷ hoại cuộc sống của một số thanh niên trẻ
Loạn thần ảo giác khi sử dụng ma túy đã biến con người trở thành những kẻ phạm tội, mất hết lý trí. Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) về vấn đề này.
Phóng viên: Hiện nay, có rất nhiều các loại ma túy tổng hợp với tên gọi khác nhau ẩn chứa dưới những sản phẩm mà chúng ta rất khó phát hiện ra, và những loại ma túy tổng hợp này được giới trẻ sử dụng rất nhiều và phổ biến, có thể mua dễ dàng. Ông có nhận định ra sao về vấn đề này và theo ông thì tác động của các chất ma túy này có khác gì so với các loại ma túy truyền thống?
Ông Lê Trung Tuấn: Đối với các nhóm ma túy tổng hợp thì tôi khẳng định rằng, không phải là tác hại rất nhiều mà đây là tác hại mang tính chất hủy diệt con người. Với những người sử dụng nhóm ma túy truyền thống thì mức độ hủy diệt của nó có thể là những hoạt chất trong đó như Morphin nay là heroin, Amphetamin, tạo sự hưng phấn 45 lần so với trong cơ thể.
Nhưng đối với ma túy tổng hợp, nó mạnh hơn từ 200 đến 500 lần và đặc biệt, nó đi vào cơ thể tạo ra tình trạng lệ thuộc, nó sẽ hủy diệt luôn các tế bào thần kinh, dẫn tới não bộ của họ bị ảnh hưởng và xuất hiện những tình trạng như ngáo đá hay tình trạng rối loạn tâm thần.
Chúng ta thường thấy trong bệnh viện tâm thần, họ đều xuất hiện những triệu chứng ảo giác, đấy là những tổn thương cực lớn của não bộ và những tổn thương này đòi hỏi một thời gian dài điều trị ít nhất từ 3 đến 5 năm mới có thể phục hồi.
Phóng viên: Như ông vừa cho biết tác hại của các loại ma túy tổng hợp là vô cùng nguy hiểm nhưng hiện nay tình trạng sử dụng ma túy, chất kích thích trong giới trẻ là học sinh, sinh viên đang trở nên rất nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của ông, việc cai nghiện ma túy đối với các đối tượng này hiện nay như thế nào?
Ông Lê Trung Tuấn: Qua quá trình nghiên cứu học sinh, sinh viên và trực tiếp xét nghiệm nước tiểu, trong quá trình làm công tác khảo sát chúng tôi thấy rằng, tình hình thật sự nghiêm trọng và chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa. Chúng ta cũng phải hết sức cố gắng và càng nhanh càng tốt thì mới có thể ngăn chặn được.
Còn nếu chúng ta chậm ngày nào thì tôi tin rằng sẽ rất nhiều các em học sinh, sinh viên đi vào con đường xấu là nghiện ma túy. Quá trình khảo sát tỷ lệ 83,7 % các phụ huynh không hiểu biết và thậm chí, kể cả các thầy cô cũng vậy. Phụ huynh không hiểu biết thì ngăn chặn làm sao, hỗ trợ như thế nào cho con em mình?
Khảo sát cũng cho thấy 47% học sinh cho rằng, ma túy đá, ma túy tổng hợp không gây hại, không gây nghiện. Với cách hiểu biết như vậy thì trên 23 triệu học sinh, sinh viên trên đất nước này sẽ bị đẩy vào vòng nguy hiểm như thế nào. Đây chính là những con số thực sự cần phải thay đổi trong thời gian rất ngắn và càng sớm càng tốt.
Các biện pháp cai nghiện hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Phóng viên: Thực tế cho thấy, số người nghiện vào trung tâm cai nghiện thành công rồi lại tái nghiện lên đến 90 %. Việc tái nghiện rồi lại cai nghiện lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức mà nhiều khi người ta nản không muốn cai nghiện nữa. Vậy theo ông, liệu pháp điều trị cai nghiện cần phải thay đổi như thế nào để có hiệu quả?
Ông Lê Trung Tuấn: Phương pháp điều trị cai nghiện ma túy bằng trị liệu tâm lý, chúng tôi đã thực hiện đến giờ đã đạt tới 63,8% không tái sử dụng. Những kết quả này là một thành công bước đầu để tiếp tục hoàn thiện phương pháp trong những năm tới đây.
Tôi muốn nói rằng, vấn đề điều trị cai nghiện ma túy không phải là giải quyết vấn đề cắt cơn, không phải là giải quyết vấn đề bắt nhốt họ vào chỗ nào đó mà có thể cai được nghiện.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy không đơn giản là chúng ta động viên giúp đỡ họ hay là khuyến khích mà phải có phương pháp và lộ trình. Làm thế nào để cho một người nghiện ma túy trong trung tâm điều trị cắt cơn, quá trình phục hồi họ nhìn thấy người bạn nghiện, đi qua nơi mua bán ma túy, nhìn thấy công cụ sử dụng mà họ không tái nghiện, làm sao để họ quay trở lại với đời sống hàng ngày, có đầy đủ các kỹ năng để không cho kích hoạt động cơ sử dụng ma túy tiềm ẩn trong họ, điều này quan trọng.
Phóng viên: Có một thực tế hiện giới trẻ rất dễ mua các loại ma túy tổng hợp chỉ cần một cuộc điện thoại hoặc lên mạng xã hội đặt hàng, điều này cũng phần nào khiến cho các cơ quan chức năng trong việc phòng chống ngăn chặn ma túy đối với giới trẻ hiện nay?
Ông Lê Trung Tuấn: Tôi thấy rằng, giải pháp để ngăn chặn được ma túy đối với Việt Nam cũng như mọi nơi trên thế giới, thật ra nó không phải là quá khó. Chúng ta xác định được mấu chốt và mắt xích của nó ở đâu trong 3 vấn đề, đó là giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại.
Việc ngăn ngừa những người nghiện ma túy mới không sử dụng ma túy sẽ kéo theo giảm cung, giảm đi việc chống tái nghiện của những người đang sử dụng ma túy. Họ không tái sử dụng ma túy cũng kéo theo vấn đề giảm cung. Bởi vì chỉ có nhu cầu thực tế tăng cao thì nguồn cung mới có thể ào ạt ở mức độ như vậy.
Để làm được điều này chúng ta phải nỗ lực, một là tăng cường về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đặc biệt là phải dạy các em những giáo trình cơ bản và nếu có thể, hãy đưa nó vào một môn học bắt buộc trong nhà trường. Thứ hai nữa, đối với công tác cai nghiện thì hiện nay chúng ta phải khuyến khích để làm sao các tổ chức tư nhân đứng ra làm thay hoặc hỗ trợ cho Chính phủ. Họ phải đầu tư vào lĩnh vực này và việc họ đầu tư sẽ nâng cao sức cạnh tranh cũng như tăng thêm khả năng cung cấp dịch vụ.
Tôi tin rằng, nếu hàng trăm doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này như Thái Lan, Philippines hay rất nhiều nơi trên thế giới thì đã hỗ trợ được rất nhiều cho Chính phủ và tôi khẳng định rằng, sẽ có hàng chục nghìn người được cung cấp tất cả các dịch vụ điều trị tốt nhất. Có như vậy thì quá trình ngăn ngừa ma túy mới có thể thành công.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Mê máy tính, internet: Thói quen hay nghiện? "Nghiện" không chỉ giới hạn ở máy tính mà còn là hành vi sử dụng quá mức các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động và máy tính bảng. Ảnh minh họa Nghiện máy tính, internet là gì? Sử dụng máy tính hoặc internet một cách có kiểm soát có lợi theo nhiều cách. Tuy nhiên, sẽ trở thành nghiện...