Mẹ đã biết cách chọn kem đánh răng an toàn cho con trước nguy cơ trẻ bị ngộ độc fluouride?
Thông tin trẻ có thể bị ngộ độc fluouride khi nuốt phải kem đánh răng khiến nhiều mẹ hoang mang, lo lắng, thậm chí đã có người “anti-flouride”, bỏ kem đánh răng.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc fluor trong kem đánh răng ở trẻ em
Cách đây ít lâu, cư dân mạng lan truyền câu chuyện bé gái 22 tháng tuổi bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa liên tục vì nuốt phải kem đánh răng có chứa fluoride. Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc Mỹ, mỗi năm có khoảng 23.000 ca báo cáo ngộ độc từ kem đánh răng fluoride nhưng chỉ có vài nghìn ca phải nhập viện cấp cứu. Trên thực tế, hiện nay hơn 95% kem đánh răng đang được bán trên thị trường đều có chứa fluoride. Trẻ con rất dễ bị trúng độc fluor do khả năng tự ý thức của bé còn kém, nguy cơ nuốt phải kem đánh răng rất cao.
Những thông tin trên đã khiến nhiều mẹ hoang mang, lo lắng, thậm chí đã có người “anti-flouride”, bỏ kem đánh răng.
Fluoride được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng. Nếu thiếu fluoride sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương, còn thừa fluor sẽ dẫn đến ngộ độc, hỏng men răng (răng xỉn màu, ố vàng, đục), nặng hơn là hội chứng giòn, gãy xương.
Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo thực hành tốt nhất hiện nay là đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluoride cho tất cả trẻ em. Bác sĩ, chuyên gia Nha khoa Hồ Mộng Thùy Dương (TP Hồ Chí Minh) cũng khẳng định: “Trẻ nhỏ có cần đánh kem đánh răng không? Câu trả lời là có vì trẻ em chưa có khả năng làm sạch răng, nhưng cũng cần kem đánh răng có fluoride”.
Chọn kem đánh răng như thế nào để an toàn cho trẻ nhỏ?
Vấn đề đặt ra là bố mẹ cần chọn kem đánh răng cho trẻ như thế nào để trẻ không bị ngộ độc flouride?
1. Độ tuổi
- Với bé dưới 3 tuổi không sâu răng: Nên chọn kem đánh răng nuốt được. Kem đánh răng nuốt được an toàn khi bé nuốt phải hầu hết là các loại kem đánh răng hữu cơ (organic) có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa thành phần fluoride hoặc có hàm lượng fluoride thấp, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe khi bé lỡ nuốt phải.
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ dưới 3 tuổi dùng lượng kem đánh răng bằng hạt gạo, trẻ 3-6 tuổi lấy lượng kem đánh răng bằng hạt đậu.
Nếu trẻ dưới 3 tuổi bị sâu răng nhiều thì dùng kem fluoride, lấy lượng nhỏ như hạt gạo. Sâu quá nhiều thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để sử dụng fluoride tại chỗ có kiểm soát.
- Trẻ trên 3 tuổi chọn kem đánh răng chứa fluoride, lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu cho mỗi lần đánh răng.
Video đang HOT
2. Thành phần fluoride
- Trẻ nhỏ nên chọn kem đánh răng có hàm lượng fluoride dưới 500ppm.
- Trẻ từ 3-6 tuổi được phép sử dụng kem đánh răng có hàm lượng fluoride từ 500-1000ppm.
- Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng kem đánh răng chung với người lớn vì hàm lượng fluoride cao dễ gây kích ứng.
Nên chọn kem đánh răng ít bọt cho trẻ (Ảnh minh họa).
3. Lượng bọt
Nên chọn kem đánh răng cho bé không bọt hoặc ít bọt vì lượng bọt nhiều tương ứng với lượng xà phòng nhiều không chỉ gây kích ứng niêm mạc miệng và còn phá vỡ các enzyme trong nước bọt, làm mòn men răng của bé. Ngoài ra lượng xà phòng lớn, lực ma sát khi đánh răng phải giảm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sạch răng.
4. Hương vị
Chọn kem đánh răng có mùi phù hợp với sở thích của trẻ. Tránh chọn những mùi có thể gây khó chịu, khiến trẻ ám ảnh vơi việc đánh răng hằng ngày. Mùi táo, dâu, chuối, nho hoặc mùi kem… kích thích khướu giác và vị giác giúp cho việc đánh răng trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.
5. Kiểu dáng tuýp kem đánh răng
Các bé đang trong độ tuổi tò mò, thích khám phá nên với một tuýp kem đánh răng thiết kế ngộ nghĩnh, đáng yêu với những hình ảnh mà bé yêu thích như công chúa, siêu nhân, một chú thỏ con hay một chú heo béo… sẽ thu hút bé tự giác đánh răng mỗi ngày.
Hướng dẫn trẻ các bước đánh răng:
- Bước 1: Súc miệng với nước để loại bỏ lượng acid còn lại trong miệng, giảm tác hại mòn răng. Cách này giúp bạn có thể đánh răng ngay sau khi ăn.
Bước 2: Lấy lượng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi. Đánh mặt nhai trước, rồi mặt trong, sau đó đến mặt ngoài. Đánh răng khoảng 2 phút. Nhổ sạch kem đánh răng.
Bước 3: Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Bước 4: Súc miệng lại với nước cho hết các kết tủa mảng bám, rau thịt sót lại lẫn trong kem đánh răng.
Theo Helino
Trẻ ngộ độc Flour trong kem đánh răng, bác sĩ nhi khuyến cáo gì?
Nuốt kem đánh răng chứa Fluor có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu thiếu Fluor - thành phần quen thuộc trong kem đánh răng sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương.
23.000 ca ngộ độc Fluor trong kem đánh răng mỗi năm ở Mỹ
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một bé gái 22 tháng tuổi ở Mỹ phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc Flour có trong kem đánh răng.
Cụ thể, khi đang chuẩn bị bữa cơm trưa trong bếp, chị Laura Cheek, ở Manhattan (Mỹ) không nghe tiếng cô con gái 22 tháng trong phòng. Chị vào phòng khách thì thấy con đang cầm tuýp kem đánh răng vừa mua ở siêu thị về, chưa kịp cất vào tủ.
Cô bé đang mút những ngón tay dính đầy kem đánh răng vị dâu, một vị mà cô bé rất thích. Laura vội vàng giật lại tuýp kem, bình tĩnh lấy nước cho con súc miệng, rửa tay sạch sẽ và theo dõi phản ứng của con.
Hai giờ sau, cô bé bắt đầu có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy, nôn mửa liên tục.
Trẻ nhỏ rất dễ ngộ độc Flour trong kem đánh răng.
Tại Trung tâm kiểm soát ngộ độc, sau khi thăm khám, bác sĩ đã kết luận cháu bé bị ngộ độc do nuốt một lượng kem đánh răng nhỏ. Rất may, chị Laura đã đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc Mỹ, mỗi năm có khoảng 23.000 ca báo cáo ngộ độc từ kem đánh răng Fluor nhưng chỉ có vài nghìn ca phải nhập viện cấp cứu.
Một nghiên cứu đã tiến hành đo lượng kem đánh răng nuốt vào bụng của các bé 3-4 tuổi. Kết quả phát hiện các bé này nuốt rất nhiều kem đánh răng, từ 1/8 đến 1/4 lượng kem cho mỗi lần sử dụng.
Năm 1997, Cơ quan dược và thực phẩm Mỹ (FDA) đã buộc các nhà sản xuất phải thêm dòng chữ cảnh báo trên trên vỏ hộp của tất cả các loại kem đánh răng fluor được bán tại nước này.
Nhiều phụ huynh anti-Flour khi biết được thông tin chất này có thể gây ngộ độc.
FDA có yêu cầu này vì trẻ em khi nuốt quá nhiều kem đánh răng chứa fluoride có thể bị ngộ độc cấp tính, thậm chí tử vong.
Theo các bác sĩ, hiện nay hơn 95% kem đánh răng đang được bán trên thị trường đều có chứa Fluor. Trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc Fluor do khả năng tự ý thức của bé còn kém, nguy cơ nuốt phải kem đánh răng rất cao.
Nhiễm độc Fluor cấp tính xảy ra ở liều thấp khoảng 0.1 - 0.3mg trên mỗi kg trọng lượng. Triệu chứng của ngộ độc Fluor như: đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, và các triệu chứng giống cúm.
Khuyến cáo dùng kem đánh răng an toàn cho trẻ nhỏ
Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ - Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP HCM), mặc dù ngộ độc Fluor là có và thường gặp tại các gia đình có con trẻ, nhưng vẫn có thể phòng ngừa hiệu quả.
Các thông tin anti-Flour sai lệch vô căn cứ đang lan truyền trên mạng xã hội như: gây khuyết tật bẩm sinh, ung thư...
Flour là một chất độc được tích lũy, theo thời gian, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng lên sức khỏe. Do đó, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố đưa ra những khuyến cáo để sử dụng kem đánh răng an toàn và hiệu quả.
Sử dụng lượng kem đánh răng vừa phải với từng độ tuổi.
Đối với người lớn, mỗi lần đánh răng chỉ cần lấy lượng kem đánh ngang kích cỡ một hạt đậu. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ nên dùng lượng kem tương đương một hạt gạo.
Nếu lỡ nuốt kem đánh răng, bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy uống nhiều nước để cơ thể tự đào thải ra ngoài và lưu ý cẩn thận hơn trong lần sau.
Nhiều mẹ chọn kem đánh răng cho bé nuốt được cho dù con chưa biết nhổ hoặc đã biết nhổ thành thục. Khi đó mẹ cần chú ý xem trên tem nhãn sản phẩm các từ ngữ sau: Fluoride free, safe to swallow, training toothpaste, độ tuổi sử dụng...
Ngoài ra, nếu có thể, hãy vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng với thành phần là những thảo dược thiên nhiên, dầu dừa...
Fluor được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng, được xem là 1 trong 10 thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ XX. Nếu thiếu Fluor sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương, còn thừa hoặc ở những vùng ô nhiễm Fluor sẽ dẫn đến ngộ độc, hỏng men răng (răng xỉn màu, ố vàng, đục), nặng hơn là hội chứng giòn, gãy xương.
Theo thoidai
Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi Mới đây, tại Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra một sự việc đau lòng khi cậu bé 2 tuổi qua đời chỉ vì một trận sốt đơn thuần. Nguyên nhân xuất phát từ cách sơ cứu của bố mẹ. Buổi sáng hôm diễn ra sự việc, cậu bé 2 tuổi (giấu tên) bị sốt nên nằm ở nhà. Gương mặt con nhợt...