“Mê cung” dịch vụ xét nghiệm ADN, người có nhu cầu chớ vội vàng phải tìm hiểu thật kỹ càng
Chỉ cần gõ từ khóa “ xét nghiệm ADN” lên google, người có nhu cầu sẽ tìm được hàng tá địa chỉ. Nơi nào cũng khẳng định uy tín số 1, hiện đại, nhanh chóng, chính xác, thậm chí xét nghiệm ADN từ những mẫu đặc biệt như kẹo cao su, bàn chải đánh răng… Thực tế có phải vậy không?
“Đỏ mắt” tìm nơi gửi gắm ADN
Bất cứ ai khi tìm tới dịch vụ xét nghiệm ADN cũng đều mang trong lòng mối nghi ngờ liệu kết quả có chính xác? Nhất là trong thời buổi dịch vụ xét nghiệm ADN mọc lên “như nấm sau mưa”, nơi nào cũng quảng cáo “uy tín số 1″ thì mối lo lắng này hoàn toàn chính đáng.
Là người tiên phong và gắn bó với công việc xét nghiệm ADN 15 năm nay tại Việt Nam, ThS. Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền cũng phải đặt câu hỏi nghi vấn như thế khi nói về chất lượng của dịch vụ xét nghiệm ADN trên thị trường hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Nga nhận định đã từng tiếp nhận không ít trường hợp gia đình khổ sở vì kết quả ADN sai lệch của đơn vị khác. Ảnh: Thu Hà
Chính Trung tâm của bà cũng từng tiếp nhận không ít khách hàng đi làm xét nghiệm ở một nơi khác và đến đây nhờ bà “ giải cứu”.
Một ca khách hàng khiến bà Nga nhớ mãi. Hôm đó, hai người thanh niên lững thững bước vào Trung tâm. Ngồi xuống ghế, họ tò mò hỏi như đang điều tra “ Phòng thí nghiệm ở đâu?”.
Sau một hồi trò chuyện, người thanh niên chân thành cho biết họ đang cảm thấy cực kỳ mông lung. Đây là trung tâm thứ ba họ đến làm xét nghiệm ADN. Đầu tiên, họ đến một công ty quảng cáo trên mạng rất hoành tráng, hình ảnh lung linh toàn Tây là Tây, kỹ thuật, phương tiện cũng “Tây toàn tập”, rồi có những trường hợp được gửi đi Tây xét nghiệm.
Trung tâm uy tín thì mọi thông tin, bằng khen, chứng chỉ, giấy tờ… liên quan đến Trung tâm sẽ hết sức rõ ràng. Ảnh: Thu Hà
Dù họ quảng cáo làm được mọi thứ nhưng khi nghe đến trường hợp của người thanh niên này – một người con sinh ra từ chiến trường, họ có vẻ e ngại. Cảm giác không yên tâm, người thanh niên không làm, tiếp tục tìm đến nơi khác.
Nơi thứ hai họ đến thì cho hai mức giá khác nhau. Một mức giá chỉ trả lời bằng miệng, không con dấu. Một mức giá có văn bản, có dấu. Trong khi khách hàng không muốn để bố biết chuyện xét nghiệm này thì cơ sở lại yêu cầu “đưa bố đến đây”. Thấy không ổn, người thanh niên đành thất thểu ra về.
Đến khi tìm đến Trung tâm của bà Nga, họ mới vỡ lẽ mọi dịch vụ đều có bảng giá niêm yết rõ ràng. Dù họ muốn không có dấu cũng không được bà không bao giờ phát ra một kết quả không có con dấu.
Khốn khổ vì kết quả sai lệch
Video đang HOT
Ngoài trường hợp trên, bà Nga từng tiếp nhận nhiều trường hợp khách hàng bỏ hàng chục triệu xét nghiệm ADN trong nước ối, chờ đợi hàng tuần để cho ra kết quả “không phải là con”.
Không chấp nhận kết quả oan ức đó, họ đã tìm tới Trung tâm của bà nhờ giúp đỡ. Cuối cùng, kết quả họ nhận được “là con”, mối oan được hóa giải.
Một trường hợp khá đau lòng khác, cặp vợ chồng hiếm muộn mãi mới có con. Khi đó, ông chồng nghi vấn người vợ liệu đứa con trong bụng có phải là con ông. Dù vợ cam đoan nhưng ông vẫn bắt vợ đi làm xét nghiệm.
Kết quả ADN cần phải có đầy đủ con dấu đỏ và chữ ký của người đứng đầu Trung tâm. Ảnh: Thu Hà
Lần thứ nhất, ông làm xét nghiệm ADN không xâm lấn tại một trung tâm. Không tin tưởng, ông lại bắt vợ chọc ối lần nữa để xét nghiệm lần hai. Chưa thỏa mãn mối nghi ngờ, ngay khi vợ sinh con, người chồng đã nhờ bà Nga đến tận bệnh viện để lấy máu trẻ sơ sinh xét nghiệm ADN. Lúc này, kết quả “là con” rõ mồn một, ông mới thở phào nhẹ nhõm. Dù mất tiền oan hai lần trước nhưng người chồng cũng tặc lưỡi cho qua.
Có khách hàng lớn tuổi đến với Trung tâm của bà than phiền họ bị sai lệch kết quả nhưng nơi làm sai “mắng” khách, đổ lỗi do khách…đổi mẫu. Có người vợ, người chồng khốn đốn vì cùng một lúc làm ở hai trung tâm và cho kết quả ADN thai nhi, đứa trẻ ngược nhau.
Theo bà Nga, cho đến thời điểm hiện tại, những mẫu xét nghiệm ADN chính xác tuyệt đối đó là tóc còn chân, móng tay, cuống rốn, mẫu mô trên cơ thể, 3ml nước ối của phụ nữ mang thai.
Phương pháp xét nghiệm máu mẹ để tìm ADN thai nhi thế giới đang thử nghiệm. Tuy nhiên, do ADN thai nhi trong máu mẹ “lơ lửng” rất ít, thậm chí xét nghiệm lại ra chính là ADN của mẹ chứ không phải của con.
Cuốn sách “Muôn vẻ chuyện đời thời ADN” là tâm huyết của bà Nga sau 15 năm làm công việc xét nghiệm ADN cho hàng nghìn gia đình người Việt. Ảnh: Thu Hà
“Hiện nay, trên thế giới có nơi đang thử nghiệm và mới chỉ là thử nghiệm xác định ADN trước sinh bằng máu ngoại vi của mẹ, không chọc ối. Nhưng độ chính xác rất thấp vì công nghệ chưa hoàn thiện và mất rất nhiều thời gian (trên 3 tuần), lệ phí cũng rất cao.
Để đảm bảo chính xác tuyệt đối, chúng tôi cũng không bao giờ nhận mẫu kẹo cao su, bàn chải đánh răng vì có thể nhiễm mẫu ADN của người khác và nhiễm khuẩn, làm sai lệch kết quả. Hơn nữa, không ai dám đảm bảo mẫu bàn chải đánh răng chỉ của có mình người cần xét nghiệm sử dụng”, bà Nga nói.
Theo quan điểm của bà Nga, hiện nay, các dịch vụ xét nghiệm huyết thống mở ra rất nhiều, vì phần lớn không cần đầu tư, chỉ cần một không gian nhỏ, làm văn phòng, nhận khách, lấy mẫu rồi gửi đi nơi khác thuê làm dưới danh nghĩa “liên kết”, “hợp tác”. Khách hàng thậm chí có thể mặc cả vì “giá nào họ cũng nhận”.
“Cũng có những địa chỉ uy tín nhưng bên cạnh đó là những địa chỉ tự xưng là trung tâm phân tích ADN, tờ kết quả lại ghi là công ty…
Có nơi làm những trang web trình bày rất đẹp, viết rất hay, nhưng vẫn để lộ những sai sót, vô lý. Nhiều nơi tự xưng uy tín nhất, tốt nhất, hàng đầu Việt Nam mà họ không hiểu rằng những từ đó phải để khách quan đánh giá thay vì mình tự nói ra.
Điều đó gây lúng túng, mất lòng tin cho những người có nhu cầu xét nghiệm, khiến họ không biết đâu mà lần. Mặt khác, kết quả không chính xác có thể kéo theo những hệ lụy của cả đời người.
Vì thế, tốt nhất khi có nhu cầu xét nghiệm ADN, người dân nên tìm hiểu kỹ, đừng vội tin vào lời quảng cáo hoành tránh để tránh tiền mất tật mang“, bà Nguyễn Thị Nga khuyến cáo.
Thu Hà
Theo emdep.vn
Bị bạn gái từ chối hôn do hôi miệng, chàng trai đi khám và cái kết bất ngờ
Nếu có hơi thở hôi và bị đau dạ dày, rất có thể bạn sẽ nhiễm phải vi khuẩn gây ra rất nhiều bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
Hôi miệng khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Bạn đã từng nghĩ nguyên nhân gây ra nó không phải thói quen sinh mà là do bản thân đang mắc bệnh không?
Xiao Q, 32 tuổi, là một nhân viên làm việc tại một công ty Internet. Nước giải khát có ga là thức uống yêu thích của Q, anh đều uống bất kể khi đói hay đang ăn cơm. Q gặp những triệu chứng lặp đi lặp lại như trào ngược dạ dày, ợ nóng, hơi thở có mùi. Tuy nhiên, anh chủ quan nghĩ rằng chỉ cần dùng một số thuốc kháng acid, thuốc kích thích dạ dày và thuốc tiêu hóa là được.
Cho đến một ngày Q hẹn hò với bạn gái và muốn hôn thì cô đã quay đầu sang một bên và đưa cho anh một miếng kẹo cao su. Sau hôm đó, nhận thấy chứng hôi miệng của mình ngày càng nghiêm trọng, cộng thêm bị đau dạ dày, Q đã đi khám và xét nghiệm cho thấy anh đã bị nhiễm Helicobacter pylori (HP).
Chàng trai bị hôi miệng do nhiễm HP (Ảnh minh họa)
1. HP là gì?
Vi khuẩn HP tồn tại dưới dạng xoắn ốc, giống như một ký sinh trùng trong lớp niêm mạc dạ dày của con người, gây ra viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê HP là yếu tố gây ung thư đầu tiên cho ung thư dạ dày. Khoảng 50% người dân trong môi trường Trung Quốc bị nhiễm HP.
HP ký sinh trong lớp niêm mạc dạ dày của con người
Sau khi nhiễm vi khuẩn này, bệnh nhân có thể có các triệu chứng điển hình sau: trướng bụng sau khi ăn, thường kèm theo nóng trong, đầy hơi, trào ngược axit, và mất cảm giác ngon miệng.
2. Tại sao bị nhiễm HP?
Vi khuẩn HP có mặt trong dạ dày của trên 50% dân số thế giới, ở các nước công nghiệp phát triển thì tỷ lệ này là khoảng 30-50%, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ này lên tới khoảng 80%. Tuy vậy, không phải ai có vi khuẩn HP trong dạ dày cũng bị bệnh dạ dày. Bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Sự nhạy cảm của cơ thể người bị nhiễm với vi khuẩn HP trong dạ dày: những gia đình có người bị bệnh do HP thì có nguy cơ bị bệnh dạ dày do HP cao hơn.
- Nhóm máu: người có nhóm máu O có nguy cơ bị viêm loét dạ dày do HP cao hơn, trong khi đó người có nhóm máu A có nguy cơ bị ung thư dạ dày do HP cao hơn hẳn các nhóm khác.
- Chủng vi khuẩn HP: chủng vi khuẩn HP ở Việt Nam, Nhật Bản có độc tính gây bệnh cao hơn chủng vi khuẩn HP ở phương Tây.
- Tuổi tác: trẻ nhỏ ít bị bệnh do vi khuẩn HP trong dạ dày gây ra, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi. Điều này có thể giải thích vi khuẩn HP xâm nhiễm trong dạ dày nặng theo thời gian.
3. HP lây lan như thế nào?
HP rất dễ lây theo những cách sau:
- Hôn: Các nhà khoa học có thể tìm thấy dấu vết của HP trong nước bọt của người nhiễm, và hôn là cách trực tiếp lây lan nó.
- Ăn chung: Đường truyền chính của HP là truyền miệng. Nếu bạn ăn chung bữa ăn với một người bị nhiễm HP, bạn có khả năng cao đã bị lây bệnh.
- Không khí: tiếp xúc gần với người bệnh khi họ hắt xì cũng ít nhiều nhiễm phải loại vi khuẩn này.
An An (Dịch từ Healthy Jiaodong)
Theo vietnamnet.vn
Bạn đang "xì hơi" quá nhiều, thủ phạm rất có thể là do những thực phẩm này gây ra Rau cải, các loại đậu hay cả kẹo cao su đều là những thủ phạm khiến bạn "xì hơi" nhiều hơn bình thường đó nhé. Xì hơi là hiện tượng bình thường và hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Một người bình thường có thể sẽ "xì hơi" và ợ hơi từ 13 - 21 lần trong một ngày, hoặc ít hơn....