Mẹ cứ vô tư cho con ăn hải sản sai cách mà không biết rằng cực kỳ nguy hại với sức khỏe của con
Hải sản như tôm, cá rất giàu dinh dưỡng nhưng cho bé ăn sai cách sẽ gây ra nguy hại lớn với sức khỏe của trẻ.
Hải sản (tôm, cua, cá…) chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu mẹ cứ vô tư cho con ăn mà không biết cách thì sẽ gây ra những nguy hại rất lớn đối với trẻ.
Dưới đây là những sai lầm mẹ hay mắc phải khi cho con ăn hải sản.
Cho bé ăn hải sản quá sớm
Từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu được ăn dặm. Thực phẩm thích hợp nhất lúc này chính là tinh bột, rau củ chứ không phải là chất đạm, hải sản. Nhiều mẹ “tham”, muốn bổ sung nhiều dinh dưỡng cho con ngay từ đầu nên đã vội vàng cho trẻ ăn hải sản. Điều này không hề tốt vì hải sản dễ gây dị ứng cho trẻ. Sau khoảng 1 tháng kể từ thời điểm ăn dặm, mẹ mới nên tập cho trẻ ăn hải sản, bắt đầu từ nước ngọt rồi mới chuyển sang nước mặn. Mẹ nên cho bé ăn từ từ từng ít một để thích nghi dần. Nếu bé có cơ địa dị ứng với hải sản, phụ huynh cần phải thận trọng hơn.
Cho trẻ ăn quá nhiều hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều là tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ có thể cho bé ăn 1-2 bữa hải sản/ngày. Tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn khác nhau.
Video đang HOT
Trẻ 7-12 tháng có thể ăn 20-30 gram cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ, chỉ lấy phần thịt) và nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
Trẻ 1-3 tuổi: có thể ăn 30 – 40 g thịt hải sản/bữa, mỗi ngày 1 bữa nấu với cháo hoặc mỳ, bún, súp…
Trẻ 4 tuổi trở lên: mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản/bữa, ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con (tương tương với 100g cả vỏ)/bữa. Có thể ăn 1-2 bữa/ngày.
Chế biến không đúng cách
Chế biến hải sản không đúng cách mà cho trẻ ăn cũng rất nguy hiểm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của con vẫn chưa thực sự hoàn thiện để có thể tiêu hóa như người lớn. Trẻ cần được ăn chín, uống sôi, không được ăn hải sản chế biến chưa chín như làm gỏi.
Cha mẹ cũng nên nghiền, xay tôm, cua, cá nhuyễn mịn để nấu đồ ăn cho trẻ và tăng dần độ thô thích hợp với từng độ tuổi.
Xuất huyết toàn bộ tay chân sau khi ăn hải sản
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với hải sản nhưng vẫn ăn và không có thuốc dự phòng. Bác sĩ cảnh báo đây là điều rất nguy hiểm.
Mới đây, bệnh nhân N.V.H. (32 tuổi) đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Hà Nội, khám trong tình trạng toàn thân dị ứng đỏ tím sau khi ăn khai xuân cùng bạn bè. Ngay sau đó, người này phải nhập viện cấp cứu.
Theo lời kể của bệnh nhân, sau 2 ngày ăn hải sản, cơ thể xuất hiện các nốt xuất huyết tím vùng cẳng chân, đùi, hai tay nên đã vào viện khám ngay.
Khi khám, bệnh nhân được chỉ định thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán mắc viêm mao mạch dị ứng có biến chứng cầu thận. Vì vậy, bệnh nhân được chuyển điều trị nội trú tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec.
Sau 5 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của người đàn ông này hồi phục dần, các tổn thương ở tay mờ dần, chỉ số xét nghiệm cũng trở về ổn định.
Tình trạng bệnh nhân khi được đưa vào viện cấp cứu. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Lê Thị Hường - chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec - cho biết tỷ lệ dị ứng trong cộng đồng khá cao. Dị ứng là phản ứng của cơ thể với yếu tố bên ngoài có thể do thuốc, thức ăn, đồ uống hay thời tiết. Khi bị dị ứng, bệnh nhân thường có biểu hiện khác nhau như mày đay, viêm da tiếp xúc, viêm mao mạch dị ứng, phản vệ...
"Nhiều trường hợp xuất hiện phản vệ pha 2, tức là rơi vào tình trạng phản vệ sau đó được xử lý cấp cứu ổn định. Nhưng trường hợp bệnh nhân H. nhẹ hơn và được xử trí kịp thời nên không ảnh hưởng nhiều sức khỏe", bác sĩ Hường nói.
Bác sĩ Hường nhấn mạnh điều đáng lưu ý cho trường hợp anh H. là đã biết có tiền sử dị ứng với hải sản nhưng vẫn ăn và không có thuốc dự phòng. Đây là điều rất nguy hiểm, trường hợp không gần cơ sở y tế, có thể gây hậu quả khôn lường.
Bác sĩ Hường khuyến cáo tất cả bệnh nhân có dị ứng nên được khám, điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Người có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng, nên trang bị dự phòng thuốc trong người. Ngoài ra, để phòng ngừa và giảm thiểu xảy ra dị ứng, tai biến sốc phản vệ, người dân cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nếu có tiền sử dị ứng, nên trao đổi với bác sĩ khi khám bệnh và kê đơn thuốc. Hãy luôn mang theo các loại thuốc giải dị ứng trong người.
- Khi đang dùng thuốc, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như đỏ ban trên da, khó thở, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần nói ngay với bác sĩ để dừng lại và xử lý kịp thời.
- Tất cả bệnh nhân nếu sử dụng thuốc tiêm - truyền nên được thực hiện và theo dõi tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo dõi và xử lý phản vệ.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc, tiêm truyền tại nhà.
- Không ăn thực phẩm từng gây dị ứng, phản vệ.
Theo Zing
Hàng trăm khách dự tiệc cưới ở Bình Phước bị ngộ độc thực phẩm Sau tiệc cưới, hàng trăm người bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E.Coli có trong món miến xào hải sản. Ảnh minh họa Ngày 1/7, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Bình Phước đã báo cáo kết quả vụ ngộ độc thực thẩm sau tiệc cưới ngày 7/6, khiến hàng trăm người nhập viện. Nguyên nhân được xác định do...