Mẹ bỉm sữa và nỗi lo chăm con sinh mổ, làm sao để nuôi con “bụng khỏe, ít ốm”?
Cánh cửa phòng hậu phẫu vừa khép lại, chặng đường dài chăm con sinh mổ lại mở ra, nhưng mẹ đừng quá lo, mẹ hoàn toàn có thể giúp con rút ngắn khoảng cách với các bạn nhỏ sinh thường nhờ tham khảo những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.
Nỗi lo chăm con sinh mổ “bụng khỏe, ít ốm”
Vừa ra khỏi phòng hậu phẫu, chị Tú Trinh (31 tuổi, Hà Nội) nén cơn đau từ vết mổ, vội vã ẵm bế và cho con bú “gọi” sữa mẹ về. Không quan tâm vết sẹo xấu hay đẹp, chị tranh thủ bù đắp hệ miễn dịch cho con, bởi trẻ được tiếp cận với sữa mẹ càng sớm thì hệ miễn dịch càng tốt. Trải qua 2 lần chỉ định mổ lấy thai, chị thấm thía nỗi cực nuôi con sinh mổ, càng không muốn em bé “tập 2″ hay ốm vặt như con đầu lòng.
“Mình sinh mổ lần đầu do thai to, con chào đời tận 4,2kg nhưng do hay nôn trớ, viêm phổi… nên lại còi cọc hơn các bạn cùng trang lứa. Tìm hiểu mới biết là do trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn trẻ đẻ thường. Bé thứ hai lại nối gót sinh mổ, do thiếu tháng, chỉ nặng 2,6kg, nên áp lực lớn gấp bội. Làm mẹ, mình chỉ mong nuôi sao cho con khỏe mạnh”, chị Trinh giãi bày.
Trên thực tế, nỗi lo lắng của chị Linh hoàn toàn có cơ sở khoa học. Cụ thể, đại học Melbourne (Úc) đã theo dõi 7,2 triệu trẻ và phát hiện, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (khò khè, viêm phổi…), tiêu hóa (nôn trớ, táo bón, tiêu chảy…) cao hơn 10% so với trẻ sinh thường cho đến tận 5 tuổi. Thậm chí, Đại học Rutgers (Mỹ) còn phát hiện các em bé này dễ mắc hen suyễn, dị ứng hơn gấp đôi bình thường.
Nuôi con lớn nhanh, ít ốm vặt là mong ước của nhiều mẹ bỉm sữa, đặc biệt là những mẹ có con sinh mổ,
Giải mã bí mật khác biệt hệ miễn dịch giữa trẻ sinh thường và trẻ sinh mổ, bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho hay, chỉ vài phút đi qua ống dẫn sinh của mẹ có thể thay đổi hệ miễn dịch cả đời của con trẻ. Thiệt thòi của trẻ sinh mổ chủ yếu là do bé không chui qua ống dẫn sinh của mẹ, nên “không nhận được hàng tỷ lợi khuẩn từ mẹ”.
Bởi, lợi khuẩn là “kho báu vô giá” mà mẹ có thể trao cho con ngay trong lúc sinh thường, giúp trẻ chỉ mất 7-10 ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích hoạt 70-80% tế bào miễn dịch cư trú ở ruột. Trẻ sinh mổ không nhận được “món quà” này nên hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng và hệ miễn dịch cần nhiều thời gian hơn 20 lần (6 tháng) mới tạm ổn. Sự chậm chạp này khiến trẻ lúc nhỏ dễ ốm vặt; lớn lên dễ béo phì, tiểu đường.
Món quà “muộn” mà quý giá cho con
Video đang HOT
Mẹ luôn muốn dành điều tốt nhất cho con, bù đắp thiệt thòi do phương pháp sinh gây ra. Chia sẻ mong ước này với các bà mẹ đã và sẽ sinh mổ, bác sĩ CK II. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, Giám đốc Trung tâm sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho hay, nếu mẹ sớm bù đắp, khôi phục hệ vi sinh đường ruột đầy đủ trước khi trẻ sinh mổ tròn một tuổi, thì mẹ hoàn toàn có thể giúp con giảm đáng kể các vấn đề về đường ruột và miễn dịch.
Theo đó, “Trẻ sinh mổ với đường ruột non nớt, ngoài sữa mẹ là món quà quý nhất, thì việc bổ sung cả Probiotic (lợi khuẩn) và Prebiotic (chất xơ) làm thức ăn cho lợi khuẩn là rất quan trọng đối với hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch. Khi đề cập đến Probiotic thì Bifidobacterium chính là một trong những loại lợi khuẩn quan trọng nhất nhưng lại bị suy giảm ở trẻ sinh mổ.
Trong số rất nhiều chủng khác nhau của Bifidobacterium, Bifidobacterium breve M-16V chính là chủng có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và độ an toàn trên trẻ nhỏ, ví dụ như giảm triệu chứng viêm da cơ địa, viêm da tã lót, rối loạn tiêu hóa, ngừa hen suyễn…
Riêng đối với Prebiotics, các nhà nghiên cứu còn phát hiện hệ chất xơ scGOS/lcFOS theo tỷ lệ chuẩn 9:1 góp phần giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, giảm nhiễm trùng, viêm da cơ địa, cải thiện số lần đi tiêu và ngừa táo bón” – Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết thêm.
Bác sĩ Nhi khuyên các mẹ không nên quá lo lắng khi được chỉ định sinh mổ mà nên chú trọng bù đắp lợi khuẩn cho bé qua đường dinh dưỡng.
Tin vui cho mẹ là gần đây, Viện Nghiên cứu Danone Nutricia Research (Pháp) đã nghiên cứu và giới khoa học đã tìm ra công thức Synbiotic đặc chế cho trẻ sinh mổ, kết hợp cả Probiotic Bifidobacterium breve M-16V lẫn Prebiotic scGOS/lcFOS (9:1) để bù đắp thiếu hụt hệ vi sinh đường ruột, từ đó lấp đầy khoảng trống miễn dịch. Synbiotic học hỏi cấu trúc và thành phần có trong sữa mẹ, gần gũi, an lành và đã được cấp bằng sáng chế ở châu Âu.
Điều quan trọng là công thức Synbiotic này đã được nghiên cứu lâm sàng trên chính nhóm trẻ sinh mổ với kết quả là giúp cải thiện sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, phục hồi lượng lợi khuẩn Bifidobacterium bị thiếu hụt về bằng với nhóm trẻ sinh thường. Đồng thời, công thức Synbiotic còn giảm được nguy cơ mắc một số bệnh lý về da; giảm các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, chàm sữa.
Bổ sung Synbiotic giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ phát triển và giúp nâng cao sức khoẻ miễn dịch.
“Lo quá tất rối”, bác sĩ Nhi khuyên nhủ, mẹ đừng quá áp lực khi được chỉ định phương pháp sinh mổ. Hãy bù đắp thiệt thòi cho bé bằng tất cả tình yêu thương, kiến thức và kinh nghiệm để hành trình nuôi con sắp tới thêm nhẹ nhàng.
Đặc biệt, chú trọng bú mẹ hoặc bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng chứa công thức Synbiotic đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cho con, từ đó hỗ trợ phát triển và giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ mang thai, phát hiện và điều trị thế nào?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ác tính phổ biến nhất trong thai kỳ, với tỷ lệ ước tính từ 0,8 đến 1,5 trường hợp trên 10.000 ca sinh.
Đáng nói là một đến ba phần trăm phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung khi đang mang thai hoặc sau khi sinh. Khoảng một nửa trong số những trường hợp này được chẩn đoán trước khi sinh và nửa còn lại được chẩn đoán trong 12 tháng sau khi sinh.
Tùy theo giai đoạn, diễn tiến bệnh và tiên lượng ung thư cổ tử cung ở bệnh nhân mang thai cũng tương tự như bệnh nhân không mang thai. Hiện nay, chưa có các nghiên cứu mẫu lớn để đưa ra lời khuyến cáo cho việc chăm sóc bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung khi mang thai. Do đó, việc chăm sóc điều trị cho đối tượng bệnh nhân này vẫn dựa trên các khuyến cáo dành cho phụ nữ không mang thai.
Một số khuyến cáo dành cho phụ nữ đang mang thai
Soi cổ tử cung và sinh thiết ở phụ nữ có thai nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên về nội soi cổ tử cung, có kinh nghiệm với các thay đổi của cổ tử cung trong thai kỳ. Không nên nạo kênh cổ tử cung ở phụ nữ có thai.
Việc chẩn đoán bằng khoét chóp chỉ được chỉ định trong thai kỳ khi mà chẩn đoán xác định ung thư xâm lấn sẽ làm thay đổi thời gian hay cách thức sanh; nếu không, khoét chóp sẽ được trì hoãn đến giai đoạn hậu sản để tránh các tai biến có thể xảy ra cho thai kỳ. Bên cạnh đó, các xét nghiệm để đánh giá giai đoạn bệnh ở phụ nữ có thai cần được cân nhắc để tránh cho thai nhi phơi nhiễm với các bức xạ ion hóa.
Việc chẩn đoán và điều trị đa mô thức là rất quan trọng để giải quyết các vấn đề phức tạp ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thai, như chấm dứt hay tiếp tục thai kỳ, trì hoãn việc điều trị triệt để, phương pháp chăm sóc và điều trị trong thai kỳ, thời gian và cách thức sinh...
Theo đó, ở phụ nữ có thai được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tại chổ, việc điều trị triệt để nên trì hoãn đến giai đoạn hậu sản. Điều trị triệt để, ngay lập tức cùng với chấm dứt thai kỳ, bất kể tuổi thai, thường được chỉ định nếu có bằng chứng về di căn hạch hay ghi nhận bệnh tiến triển trong thời gian mang thai.
Ngoài ra, việc điều trị bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thai tùy thuộc vào mong muốn của bệnh nhân và giai đình liên quan đến bảo tồn thai kỳ, tuổi thai và giai đoạn lâm sàng của mẹ:
Không nên xạ trị ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung mong muốn giữ thai vì có thể gây sảy thai và các tai biến khác.
Những cân nhắc khi sinh với người mẹ ung thư cổ tử cung
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung và tiếp tục thai kỳ cần được theo dõi sát đến khi sinh. Bệnh nhân có bằng chứng bệnh tiến triển cần được điều trị triệt để.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn I, có thể sinh ngã âm đạo nếu bờ khoét chóp âm tính. Tuy nhiên sinh mổ được khuyến cáo ở những bệnh nhân có giai đoạn bệnh trễ hơn.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thai nên điều trị triệt để sau khi sinh.
Một ca phẫu thuật tử cung phần phụ của bác sĩ BV Ung bướu
Thời gian sinh phải được cụ thể hóa dựa vào tuổi thai, giai đoạn bệnh ung thư cổ tử cung và nếu như có bằng chứng bướu tiến triển trong thai kì. Thời gian sinh đủ tháng tối ưu là 37 tuần và lí tưởng nhất là 39 tuần, tuy nhiên nếu có chỉ định sinh sớm hơn vì nguyên nhân nội khoa hoặc sản khoa thì steroids có thể được sử dụng để giảm tỉ lệ tử vong do sinh thiếu tháng.
Không có nghiên cứu ngẫu nhiên nào đánh giá tiên lượng của bà mẹ theo phương pháp sinh. Các nghiên cứu bệnh-chứng và hồi cứu cho thấy sinh qua ngã âm đạo khi sang thương cổ tử cung rất nhỏ không thay đổi tiên lượng của bà mẹ.
Vì vậy, phụ nữ ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 và 2 có thể sinh qua ngã âm đạo, mổ bắt con chỉ khi có chỉ định sản khoa. Nên tránh cắt âm hộ nếu có thể vì đã có ít nhất 15 ca gieo rắc tế bào bướu tại vị trí cắt âm hộ đã được báo cáo sau khi sinh qua ngã âm đạo. 5 trong số 11 ca tái phát tại vị trí cắt âm hộ đã mất vì bệnh ung thư.
Phụ nữ ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 trở lên thì nên tránh sinh qua ngã âm đạo. Các dữ liệu cho thấy tiên lượng của bà mẹ sinh qua ngã âm đạo xấu hơn khi mổ lấy thai. Ngoài ra, bệnh nhân có bướu to hoặc bỡ và hình thùng có nguy cơ xuất huyết và tắc nghẽn đường ra của thai nhi nghiêm trọng trong quá trình chuyển dạ và cố gắng sinh ngã âm đạo. Vì vậy, nên mổ lấy thai khi thai 37 tuần và lí tưởng nhất là 39 tuần.
Nếu đã từng mổ lấy thai Dù Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng, tỷ lệ mổ lấy thai hợp lý chỉ khoảng 10-15%, nhưng thực tế tỷ lệ này cứ tăng dần. Việt Nam cũng nằm trong khuynh hướng chung nên ngày càng nhiều bà mẹ có vết mổ lấy thai trên tử cung. Những thông tin sau đây sẽ giúp ích được cho những bà mẹ...