Mẹ 1 con 44 tuổi mới biết gym chia sẻ bí quyết “độ mông” gần 1 mét không ai tin
Chị Thanh Thuỷ cứ diện váy body vào là chị em liền lắc đầu không tin đây là thân hình của người phụ nữ năm nay đã 49 tuổi và có con lớn học đại học.
Đã 2 tháng giãn cách xã hội trôi qua, động lực tập luyện của chị em là gì? Đôi khi chúng ta không cần phải tìm đâu quá xa xôi các tấm gương truyền cảm hứng là người nổi tiếng mà chỉ cần nhìn xung quanh thôi cũng đã có vô vàn “wonder woman”. Mới đây, trên 1 diễn đàn Làm đẹp dành cho chị em phụ nữ, dân tình lại truyền tay nhau 1 tấm hình về màn “lột xác” ngoạn mục của U50.
Dòng chú thích chỉ vọn vẻn thông tin là sự thay đổi body rõ rệt của quý cô từ 2016 đến hiện tại nhưng đã thu về hàng nghìn lượt thả tim.
Bên dưới bài đăng có rất nhiều lời bình tỏ ý kinh ngạc khi thân hình quyến rũ với siêu vòng 3 này không giống của người phụ nữ 49 tuổi chút nào. Ngoài ra, chị em cũng không quên hỏi thăm kinh nghiệm tập luyện của U50.
Như đã chia sẻ trong group, bản thân có quá trình thay đổi body vào năm 2016 tức là lúc bản thân đã 44 tuổi? Cơ duyên nào đã đưa chị đến với gym vào độ tuổi này vậy?
Vào khoảng thời gian đó đã ngoài 40, sức khỏe chị không được tốt, thể trạng nhiều mỡ, béo bụng, thiếu cơ. Cơ thể vào tuổi tiền mãn kinh nên rất ì ạch, làm gì cũng mau đuối sức lại cộng thêm công việc stress, chị thường giải toả bằng cách nạp đồ ăn nhanh, nước ngọt. Đúng vào lúc đó thì thấy bạn bè chung quanh mình ai nấy đều thon gọn, xinh đẹp nên chị dần thấy có lỗi với bản thân lắm. Nếu cứ để tình trạng này diễn ra không khéo chỉ vài năm nữa là bao thứ bệnh đổ người nên chị tìm đến tập luyện thể thao.
Chị tập được 1 thời gian thì thấy có cuộc thi thể hình Muscle Contest Việt Nam lần đầu tiên tổ chức hạng mục tuổi 40 vào năm 2017. Thời điểm này có khá ít vận động viên đăng ký tham dự nên chị cũng mạnh dạn đăng kí để thử sức và học hỏi thêm kinh nghiệm tập luyện & dinh dưỡng. Nhưng cũng không ngờ mình là thí sinh nhiều tuổi nhất. (Cười lớn).
Chị có bao giờ nghĩ ở tuổi của mình là quá muộn để thay đổi không?
Em hỏi thật nhé, khi chị quyết định trở thành vận động viên, gia đình và bạn bè có phản ứng gì không?
Mới đầu chị vào quá trình siết cơ để thi đấu thì có, mọi người bảo lạ quá (cười lớn). Tuy nhiên, vì hạng mục Bikini Body nên cơ không cắt nét khối quá nhiều như hạng mục Women Physique mà vẫn có đường cong nữ tính, chỉ là hơi cơ bắp lúc gồng thôi. Tất nhiên, mình định hướng theo nghề này cũng không tránh khỏi những câu body shaming. Chị cũng bị chê nhiều chứ nhưng mỗi người có mắt nhìn và mục tiêu body khác nhau. Xu hướng hiện đại đang đánh giá rất cao vẻ đẹp thể thao khỏe khoắn. Body nhiều cơ mới làm nên sự săn chắc khỏe mạnh và điều đó chỉ có được do tập luyện và dinh dưỡng đúng. Hơn nữa, giảm mỡ luôn là mục tiêu của nhiều người và cũng không hề dễ dàng gì để tập to mà “thô” như nhiều người vẫn tưởng đâu.
U30 sức khoẻ còn mơn mởn nhưng tập luyện cũng đã có nhiều khó khăn huống hồ gì ở độ tuổi của mình đã ngoài 40. Chị có gặp chấn thương gì không? Cách mình vượt qua stress khi hormones giảm là gì?
Chị tìm hiểu nhiều kiến thức tập luyện và dinh dưỡng từ các trang web thể hình trong nước và quốc tế. Vả lại mình cũng tự lượng được rằng tuổi này, nếu dính chấn thương là hồi phục rất lâu nên luôn thận trọng trong mọi động tác. Vận động viên hơn nhau ở khoản vượt qua stress trong quá trình tập. Nhiều chị em tập hay nản và bỏ cuộc có lẽ phần vì đã tập quá sức chịu đựng cơ thể hay không khởi động, giãn cơ kĩ trước và sau khi tập nên dễ bị chấn thương. Chị thường dành khoảng 2 tiếng mỗi ngày để tập luyện và 20 phút trong đó là giãn cơ. Quá trình siết cơ cũng cắt giảm tinh bột từ từ tránh stress và để có đủ năng lực tập luyện, đồng thời vẫn giữ được thành quả số cơ mà mình đã tập luyện trước đó.
Để được số đo vòng 3 như hiện tại, theo chị chìa khoá còn nằm ở đâu? Chị có thể chia sẻ lịch tập của mình không? Giãn cách xã hội này đã thay đổi lịch trình đó của chị như thế nào?
Mấu chốt để được số đo vòng 3 như hiện tại, theo chị nằm ở cả phương pháp tập và chế độ dinh dưỡng. Bản thân cũng phải lắng nghe và cảm nhận sự thay đổi cơ thể để có sự điều chỉnh phù hợp. Kỷ luật với bản thân và kiên trì đam mê cũng là điều quan trọng.
Có nhiều chị em thường có suy nghĩ là muốn mông to thì tập nhiều phần mông. Cái này đúng nhưng chưa đủ, các bạn nên tập đều các bài cho các nhóm cơ trên cơ thể. Thường thì chị sẽ tập các bài sức mạnh trước như bench, squat, deadift, hip thrust,… rồi mới tới các bài tập cô lập.
Lịch tập của chị thường sắp xếp như sau:
- Thứ 2: Mông, đùi trước, bụng
- Thứ 3: Lưng xô, tay trước
- Thứ 4: Đùi sau, đùi trước, bắp chuối , bụng
- Thứ 5: Vai, ngực, tay sau, cơ liên sườn
- Thứ 6: Mông, bụng
- Thứ 7: Fullbody : tập trung vai, lưng, bụng và các nhóm cơ nhỏ (bắp chuối, cơ liên sườn…)
- CN: HIIT Cardio- các bài tập cường độ cao ngắt quãng, bụng giãn cơ
Nhiều chị em thấy lịch tập này sẽ hơi… hốt hoảng vì không hề có ngày nghỉ. Tuy nhiên, mình luôn thấy vui vẻ và hạnh phúc đến giờ tập. Ngày nào không được tập sẽ rất khó chịu. May mắn là chị cũng làm huấn luyện viên nên giãn cách không ảnh hưởng quá nhiều.
BackwardTạm dừngForward
Chị Thuỷ tự sắm cho mình những dụng cụ tập luyện tại nhà cơ bản như tạ đơn, mini band và thảm tập. Các bài tập mông của chị trong 1 buổi được chia sẻ tới nhiều chị em.
Theo chị, ở tuổi của mình, phái nữ có nên tập nặng không?
Chị có sử dụng thêm thực phẩm bổ sung gì cho quá trình mình tập luyện không hay chỉ nạp từ bữa ăn hằng ngày?
Cảm ơn chị vì những chia sẻ hữu ích trên!
Tập gym có thể cải thiện vóc dáng xiêu vẹo do ngồi sai cách
Chỉ những lần chểnh mảng trong tư thế đi đứng được cộng dồn lại sau bao nhiêu năm cũng đủ làm bạn bị đau nhức khớp, lệch khung xương hay thậm chí là thoát vị - những chấn thương mà nhiều người thường đồn đại do tập luyện mà ra.
Nhiều người vẫn thường nghĩ, khi bị đau cái gì đó là do mình đã vận động sai cách trong tập luyện. Thực tế, ý kiến này không sai nhưng những tư thế lệch lạc trong sinh hoạt hàng ngày mới là nguyên nhân cốt lõi. Và một khi đã bị đau, nếu không tập lại càng dễ đau hơn nhiều. Nếu như trong lúc tập luyện, bạn cảm nhận các cơn đau bộc phát trong và sau tạp thì trong sinh hoạt dù không cảm nhận được cơn đau tức thời nhưng nó được tích tụ và lũy thừa với cấp số nhân từ năm này qua năm khác.
Những thói quen trong sinh hoạt dưới đây có tới hơn 90% người gặp phải và họ không hề biết là mình đã sai sau ngần ấy năm trời. Chắc chắn những sai lầm dưới đây sẽ khiến bạn phải giật mình.
Đứng chùng 1 chân
Đứng chùng 1 chân hay có nghĩa là bạn đang khóa khớp gối 1 chân, còn 1 chân thả lỏng. Trong luyện tập, khóa khớp gối không sai, nhưng đó là bạn chủ động và kiểm soát được nó, trái ngược hoàn toàn với động tác đứng chùng chân trong vô thức. Việc khóa khớp gối làm 2 đầu xương đùi và cẳng chân chèn mạnh vào sụn khớp tăng tiến trình thoái hóa khớp. Đa số mọi người trong lúc đợi thanh toán tiền hàng trong siêu thị, tạp hóa hay có động tác như vậy.
Phần chân thuận đứng trụ chịu lực nhiều, hông bên thuận bị đẩy lên và bên ngược lại hông hạ xuống. Thói quen này lâu dần gây lệch hông, lệch vai, vẹo cột sống.
Khi dùng tay hay chân thuận quá nhiều cũng dẫn đến việc phát triển các nhóm cơ lệch nhau. Tay bên to bên nhỏ hay tập mông cũng vậy.
Cách khắc phục tình trạng này là chú ý đứng cân bằng 2 bên chân hoặc tập mang vác đồ cân 2 bên hay mang bên không thuận nhiều hơn. Bạn cũng có thể đi gym để sửa form với các bài tập cùng quả tạ đơn như:
One Arm Dumbbell Row là bài tập cô lập với quả tạ đơn yêu cầu tác động lực của mỗi bên tay sẽ giúp bạn chỉnh được khung xương và sự phát triển nhóm cơ đồng đều. Chú ý cảm nhận nhóm cơ chính là vùng tô đỏ: cơ lưng xô, nhóm cơ phụ tô màu hồng: cơ ngực, cơ tay trước và vai.
Single-Leg Romanian Deadlift cũng tương tự là bài tập yêu cầu phải thực hiện từng bên. Bạn chú ý các điểm: vai, hông, gối, mắt cá tạo thành đường thẳng.
Thực hiện chuyển động từ từ để cảm nhận cơ tốt.
Cúi người bưng bê đồ vật dưới chân
Xương sống tự nhiên của con người là 1 đường cong chữ S rất nhẹ, các đốt sống được nối với nhau bằng đĩa đệm nên có thể linh hoạt cong, gập, duỗi,...Tuỳ cơ địa và sự tập luyện mỗi cá nhân sẽ có sự linh hoạt và sức chịu đựng khác nhau. Khi các bạn nâng 1 vật đủ nặng xương sống của bạn sẽ có xu hướng bị uốn cong, thông thường nếu nâng vật nặng 5kg, xương sống sẽ chịu tải trọng gần gấp đôi.
Tư thế lấy đồ dưới đất sai lầm trầm trọng mà mọi người vẫn thường làm.
Tư thế đúng là lưng bạn phải giữ thẳng, hãy hạ thấp mông xuống, đầu gối mở ra 2 bên, ngực mở (rướn ngực lên), khóa chặt khớp vai, hít hơi đầy bụng và gồng chặt, sau đó nâng vật lên nếu có khối lượng và trọng lượng lớn.
Nhiều người đi gym thường thắc mắc rằng dù không hề tập nặng, tập chuẩn form nhưng lưng vẫn đau thì chắc chắn nguyên nhân đến từ cách bê vác đồ dùng trong sinh hoạt. Tư thế lấy đồ tương tự hướng chuyển động của squat, deadlift trong gym.
Khắc phục tư thế bưng đồ bằng cách tập squat, từ từ đẩy hông ra sau, đầu gối mở, hít sâu, hóp chặt bụng.
Tập đúng deadlift bạn sẽ không lấy đồ sai tư thế.
Cúi đầu gây thoát vị
Đa số mọi người thường chú trọng lưng mà quên rằng cổ cũng bị thoát vị nếu hoạt động sai. Sai nhiều nhất là dân văn phòng đi làm, ngồi máy tính, dùng lap top, bấm điện thoại,...
Tư thế đúng luôn là đặt hẳn bàn chân xuống đất, đầu gối thả lỏng, chân tạo thành góc vuông, lưng tựa thoải mái để cột sống thẳng. Mắt hướng thẳng hoặc nâng cao màn hình lên ngang với mặt.
Bên cạnh đó, hít thở sai cũng gây đau cổ, căng cơ cổ vai. Trong tập luyện bạn cần hít thở thật sâu, nén hơi xuống cơ hoành chứ không hít hời hợt ở lồng ngực làm ngực nhấp nhô nhiều dẫn đến vai nhấp nhô và căng cơ sau đó. Tưởng tượng cách hít thở trong gym dễ hiểu như việc bạn thở ra thì bụng hóp lại còn hít hơi vào thì bụng phình căng ra.
Ngồi vắt chéo chân
Trong văn hóa, ngồi vắt chéo chân như cách giữ gìn nét duyên dáng của phụ nữ, con gái, đồng thời là cách bảo vệ bộ phận nhạy cảm. Thế nhưng, tư thế này lại bị đánh giá không thân thiện với xương khớp. Vắt chéo chân cũng tương tự như việc đứng chùng 1 chân, nguy cơ làm lệch xương chậu và lệch cột sốt. Xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối, ngồi bắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm. Ngồi lâu còn gây tụ máu, tăng nguy cơ huyết khối hình thành sâu trong mạch.
Ngồi vắt chéo chân chỉ nên thực hiện vài giây khi chụp ảnh mà thôi, còn nếu muốn sức khỏe đi lên thì bạn nên bắt chước dáng ngồi hoàng gia vừa đẹp vừa sang như công nương Kate: 2 đầu gối chụm vào nhau, chân gập vừa phải và hơi nghiêng sang 1 bên.
Có thể để an toàn hơn, bạn nên sắm thêm đồ bảo hộ gối khi tập và bổ sung dầu cá mỗi ngày.
Tư thế đứng ưỡn cong mông
Thông thường phái nữ khi chụp ảnh thường cố tình tạo dáng ưỡn để làm sao ngực nở, eo hóp và mông vểnh lên thì lên hình sẽ đẹp. Tuy nhiên, việc cố gắng tạo dáng như vậy, lâu dần sẽ thành thói quen trong sinh hoạt mà dẫn đến việc võng lưng.
Cấu tạo cột sống con người sẽ cong theo đường chữ S nhẹ và mềm mại.
Tư thế chụp ảnh thường thấy của các chị em.
Việc võng lưng đi kèm Hip (hông) yếu sẽ làm trọng lượng đổ dồn vào tấm lưng dưới, lâu dần có thể gây thoát vị đĩa đệm. Các bạn có thể kiểm tra liệu mình có bị võng lưng hay không bằng cách đứng dựa sát tường, vòng tay qua xuống hõm lưng, nếu khoảng cách khá chặt thì tốt, còn nếu cảm giác rộng hoác thì bạn nên chỉnh lại tư thế. Bạn có thể tập thêm các bài như Back Extension, Hip Thrust, Good Morning hay Deadlift để cải thiện sức mạnh phần lưng dưới.
Back Extension là bài hỗ trợ lưng dưới và mông, đùi sau rất tốt. Bạn có thể cầm thêm quả tạ nếu cần. Lưu ý, lúc lên lưng thẳng, không ưỡn người lên làm hỏng lưng dưới.
Hip Thrust là bài tập ăn vào mông nhiều nhất, đồng thời cải thiện lưng dưới. Hãy dùng sức mạnh của hông để đẩy tạ lên và siết chặt cơ mông.
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
Chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn bài tập đánh tan mỡ bụng dưới Chuyên gia giảm cân Nhật Bản Tamayo Arya giới thiệu bài tập kéo giãn cơ vùng lưng, bụng, triệt tiêu mỡ bụng dưới hiệu quả chỉ sau vài tuần. Chuyên gia giảm cân Nhật Bản Tamayo Arya giới thiệu bài tập giúp triệt tiêu mỡ bụng dưới hiệu quả chỉ sau vài tuần. Bài tập này giúp kéo giãn các cơ vùng lưng,...