Máy bay quân sự đưa thầy thuốc ra đảo cứu sống sản phụ chửa ngoài tử cung nguy kịch
Rạng sáng ngày 26/12, kíp phẫu thuật của BV Phụ sản Hải Phòng đã phẫu thuật thành công cứu sống thai phụ chửa ngoài tử cung vỡ tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Trước đó vào hồi 16h30, ngày 25/12, Trung tâm Y tế Quân dân y đảo Bạch Long Vĩ tiếp nhận chị Phạm Thị Hoàn, 34 tuổi vào viện trong tình trạng tiểu buốt, đau tức bụng dưới, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, siêu âm ổ bụng có máu.
Qua khai thác tiền sử, chị Hoàn cho biết đã chậm kinh 12 ngày, thử que thử thai lên 2 vạch.
Các bác sĩ Bệnh viện huyện đảo Bạch Long Vĩ xác định bệnh nhân chửa ngoài tử cung vỡ nên đã gọi điện đề nghị sự hỗ trợ của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
Các bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân.
Nhận được tin báo của Bệnh viện huyện đảo Bạch Long Vĩ, PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm – Giám đốc BV Phụ Sản Hải Phòng đã lập tức hội chẩn cùng các bác sĩ của bệnh viện huyện đảo, duy trì đường dây, theo dõi và tư vấn chuyên môn để các bác sĩ đảo Bạch Long Vĩ duy trì sự sống cho bệnh nhân trong khi chờ kíp cấp cứu của Bệnh viện phụ sản Hải Phòng ra mổ cấp cứu cho thai phụ.
PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm cũng bố trí ngay nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị y tế; cử BSCKII Vũ Đức Thăng làm kíp trưởng cùng kíp phẫu thuật sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.
Do thời tiết xấu, gió to nên máy bay trực thăng không bay ngay ra đảo được, việc duy trì sự sống cho bệnh nhân trong thời gian chờ đợi hết sức khó khăn, căng thẳng.
Video đang HOT
Kíp phẫu thuật hút ra 1600ml máu loãng; lấy ra 600 gram máu cục, đồng thời truyền 1000ml hồng cầu khối cho bệnh nhân.
PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm và các bác sĩ của huyện đảo phải duy trì đường dây liên lạc, theo dõi sát sao diễn biến của người bệnh, đưa ra y lệnh kịp thời giành giật sự sống cho người bệnh.
Đến 23h ngày 25/12, thời tiết vẫn xấu, gió không giảm, Bộ Quốc phòng quyết định điều máy bay trực thăng quân sự hỗ trợ đưa kíp cấp cứu ra đảo.
0h15′ ngày 26/12 máy bay đáp xuống sân bay Cát Bi đón kíp cấp cứu, gần 1h sáng ngày 26/12 kíp cấp cứu đáp xuống đảo Bạch Long Vĩ.
Tại đảo Bạch Long Vĩ, lãnh đạo huyện đảo đã phải điều động nhiều phương tiện ô tô bật đèn sáng tạo bãi đáp cho máy bay trực thăng và đưa ngay kíp cấp cứu về bệnh viện huyện.
Đến bệnh viện huyện, sau thăm khám ê kíp tiến hành mổ cấp cứu ngay. Tình trạng bệnh nhân hết sức nguy kịch mạch chìm, huyết áp thấp, ổ bụng lụt máu.
Kíp phẫu thuật hút ra 1.600ml máu loãng; lấy ra 600 gram máu cục; phẫu thuật khối chửa, cầm máu, truyền 1.000 ml hồng cầu khối; hồi sức cho bệnh nhân.
Đến 4h30′ sáng ngày 26/12, sức khỏe người bệnh ổn định, kíp cấp cứu đã bàn giao lại bệnh nhân cho Trung tâm Y tế Quân dân y đảo Bạch Long Vĩ.
Từ vụ ăn mối có nguy cơ sốc phản vệ: Làm sao để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, sốc phản vệ do ăn ấu trùng, côn trùng?
Từ việc đưa ra lý do người ăn dễ dàng bị sốc phản vệ khi ăn mối, giới chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo và lời khuyên cho người dân khi rơi vào tình trạng tương tự như thế này.
Mới đây, phòng khám đa khoa Hùng Vương Chân Mộng tiếp nhận và cấp cứu một trường hợp sốc phản vệ nặng do ăn mối. Theo người nhà chia sẻ, bệnh nhân ăn con mối đã chế biến, ít phút sau bệnh nhân cảm thấy bứt dứt, khó chịu, nổi mề đay toàn thân, tình trạng khó chịu tăng nhanh, bệnh nhân xuất hiện khó thở, nói khó, hồi hộp, hoảng sợ và được người nhà đưa đi cấp cứu.
Phòng khám đa khoa Hùng Vương Chân Mộng tiếp nhận và cấp cứu một trường hợp sốc phản vệ nặng do ăn mối.
Tại phòng khám, các bác sĩ thăm khám và xác định bệnh nhân dị ứng với dị nguyên chính là món đặc sản mang tên mối trong bữa ăn. Khi đến phòng cấp cứu bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn sốc, nổi mề đay, phù toàn thân trong đó nguy hiểm nhất là bệnh nhân có phù mạch (phù quincke), mạch nhanh, nhỏ, Sp02 và huyết áp tụt... Bệnh nhân nhanh chóng được áp dụng sơ đồ cấp cứu sốc phản vệ, sau hơn 1 giờ, tình trạng sức khỏe mới ổn định dần.
Mối là một trong những loài ấu trùng mà người dân hiện nay vẫn luôn coi là đặc sản, tự chế biến và thưởng thức. Ngoài mối, trước đây cũng có rất nhiều vụ sốc phản vệ do ăn "đặc sản" như trứng kiến, nhộng tằm, đuông dừa, thậm chí là châu chấu, cào cào, ve sầu... Việc tự ý sử dụng những loại "đặc sản" này đều có thể khiến bạn gặp họa khôn lường.
Vì sao ăn mối có thể có nguy cơ bị sốc phản vệ?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), mối là một loại động vật không ăn được một cách dễ dàng. Bản thân con mối không phải là dạng ấu trùng vì đã ra ngoài môi trường, tiếp xúc rất nhiều với môi trường. "Con mối đục gỗ nào mà gỗ đó có chất độc thì nghiễm nhiên khi ăn mối, chất độc từ đó cũng ngấm vào cơ thể con người. Còn mối ăn rơm rạ thì nguy cơ nhiễm độc thấp hơn", chuyên gia nhận định.
Do đó, việc ăn mối là hành động ăn uống rất liều lĩnh. Mối không được liệt kê vào danh sách động vật lành tính có thể ăn được. Nó cũng không nằm cùng danh sách những loài như nhộng tằm, đuông dừa. Để minh chứng cho điều này, chuyên gia đưa ra ví dụ, nhộng tằm được nuôi bằng lá dâu, được người nuôi kiểm soát nguồn thức ăn, đuông dừa thì sử dụng thức ăn từ cây dừa. Chúng lành tính hơn hẳn. Tất nhiên, trong thực tế vẫn có ghi nhận những trường hợp dị ứng, sốc phản vệ do ăn nhộng tằm, đuông dừa (ví dụ như cây dừa được tưới tắm thuốc trừ sâu, hóa chất...) nhưng ít nguy cơ hơn hẳn so với con mối.
"Mình ăn con gì mình nuôi như gà, vịt, lợn... thì mình biết được nguồn thức ăn như nào, có đảm bảo hay không. Thế nhưng khi mình ăn những con hoang dã thì thật sự rất khó phát hiện có thực sự an toàn hay không. Riêng con mối, tôi thấy đây là loài động vật rất nguy hiểm, không đơn giản như nhiều người nghĩ. Ăn mối là "ăn liều", có ngày thiệt thân", chuyên gia khẳng định.
Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, sốc phản vệ từ việc ăn ấu trùng, côn trùng nói chung?
Bản thân con mối là thứ côn trùng không nên ăn. Nhưng ăn những con lành tính hơn như đuông dừa, nhộng tằm cũng cần lưu ý tránh rủi ro. Chuyên gia khuyến cáo, đối với những người có cơ địa dị ứng cần hết sức cẩn trọng nếu muốn ăn côn trùng, ấu trùng nói chung. Tốt nhất không nên ăn nếu thường xuyên dị ứng với biểu hiện nặng như khó thở, nổi mề đay, phát ban khắp người sau khi ăn thực phẩm lạ. Khi chọn mua, cần chú ý mua sản phẩm còn tươi sống thay vì đã chết, ngâm tẩm hóa chất quá nhiều.
Bản thân con mối là thứ côn trùng không nên ăn.
"Tốt nhất chỉ nên mua sản phẩm ở những cửa hàng uy tín, thực phẩm khi mua còn đảm bảo tươi mới, không quá bóng bẩy, bắt mắt. Trước khi chế biến cần rửa sạch rửa kỹ và nấu chín kỹ thực phẩm rồi mới ăn, phòng tránh tối đa nguy cơ ngộ độc", chuyên gia nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm, có thể gặp ở bất cứ ai và có thể thông qua ăn một thực phẩm nào đó. Sốc phản vệ qua đường ăn uống có nhiều biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng. "Một số người có biểu hiện sốc phản vệ với biểu hiện ngoài da như da mẩn đỏ, ngứa, phù nề mặt mũi, chân tay, mồm miệng. Nhiều người bị sốc phản vệ nặng hơn có thể xuất hiện bỏng nước, loét da, bong trợt da...", vị chuyên gia cho hay.
BS Dũng khuyến cáo: "Không ăn bất cứ loại thức ăn nào bạn từng dị ứng vì phản ứng lần sau có thể nặng hơn, gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng". Nếu chẳng may có dấu hiệu sốc phản vệ, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu ban đầu sau:
- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị vật nguyên.
- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Tưởng 'đèn đỏ' phập phù, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu Chậm kinh 10 ngày nay nhưng do chủ quan và do kinh nguyệt không đều nên không đi khám, kiểm tra, chỉ đến khi đau bụng, ra máu nhiều, huyết áp tụt người phụ nữ 23 tuổi mới đến viện... thì đã trong tình trạng sock/mất máu. Ảnh minh hoạ Khoa Phụ sản - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp...