Mâu thuẫn gay gắt, Obama bị đồng minh lạnh nhạt
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ả-rập Xê-út đã phơi bày mâu thuẫn sâu sắc giữa hai nước đồng minh thân thiết này.
Tổng thống Obama đến thăm Ả-rập Xê-út
Tổng thống Obama đến Riyadh với hy vọng tập trung thảo luận về việc Mỹ và Ả-rập Xê-út sẽ đối đầu với các vấn đề của chủ nghĩa khủng bố cũng như sự bất ổn trong khu vực ở Trung Đông như thế nào.
Khi ông Obama bước ra khỏi máy bay ở sân bay của thủ đô Riyadh, ông đã nhận được sự đón chào khá lạnh nhạt. Quốc vương Ả-rập Xê-út Salman không có mặt ở sân bay để đích thân đón chào Tổng thống Obama. Thay vào đó, ông này cử một vị quan chức cấp thấp hơn đi thay mình. Điều đáng nói là trước đó, khi các quan chức hàng đầu đến từ các quốc gia vùng Vịnh khác đến Riyadh, Quốc vương Ả-rập Xê-út đã đích thân đến chào đón họ ở sân bay.
Video đang HOT
“Ngày hôm nay mọi việc đã rõ ràng. Tổng thống Obama đã làm Ả-rập Xê-út nổi giận và ông ấy đã được chào đón một cách lạnh nhạt”, tờ Der Spiegel của Đức bình luận.
Theo nhà phân tích an ninh Mustafa Alani đến từ Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh, quyết định của Quốc vương Ả-rập Xê-út trong việc không đích thân đến đón chào Tổng thống Mỹ là điều rất bất thường và là một thông điệp rõ ràng cho thấy Riyadh không tin tưởng ông chủ Nhà Trắng Obama.
Giới chức Ả-rập Xê-út đã rất tức giận trước những phát biểu gần đây của Tổng thống Obama trong đó nói rằng, thay vì đối đầu nhau, Ả-rập Xê-út và Iran nên “chia sẻ tình làng nghĩa xóm”, hãng AP đưa tin.
Vì Ả-rập Xê-út xem Iran là đối thủ chính ở Trung Đông nên nước này không tránh khỏi cảm giác bất mãn sau khi chính phủ Mỹ nỗ lực cùng các nước khác giải quyết vấn đề hạt nhân Iran hồi năm ngoái, dẫn đến việc Iran được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Ngoài ra, trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, một nhóm chính khách Mỹ đã kêu gọi Nhà lãnh đạo nước này gây áp lực với Riyadh về vấn đề nhân quyền.
Kiệt Linh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Iran triển khai lính biệt kích làm cố vấn cho quân đội Syria
Ngày 4-4, một quan chức quân sự Iran cho biết, nước này đã triển khai lực lượng biệt kích tới Syria để làm các cố vấn quân sự hỗ trợ cho quân đội Syria.
Việc này cho thấy Iran đang sử dụng cả quân đội cũng như các lực lượng bán quân sự để trực tiếp giúp đỡ quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến tại Syria.
Tehran là một đồng minh chính trong khu vực của Tổng thống Bashar al-Assad và đã cung cấp hỗ trợ cả quân sự và kinh tế cho chính quyền Assad chống lại các nhóm nổi dậy và lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Quân đội Syria tiến vào giải phóng thành phố al-Qaryatain hôm 3-4
Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời phó tư lệnh thông tin thuộc lục quân Iran, ông Ali Arasteh cho biết: "Chúng tôi đang triển khai lực lượng biệt kích thuộc Lữ đoàn 65 và các đơn vị khác của lục quân tới Syria làm cố vấn quân sự".
Tháng trước, ông Arasteh cũng từng tuyên bố rằng, Iran có thể sẽ quyết định triển khai các lực lượng biệt kích và lính bắn tỉa từ lực lượng quân đội chính quy của mình tới làm cố vấn quân sự tại Iraq và Syria.
Cho tới nay, hầu hết lực lượng Iran tham gia cuộc chiến tại Syria đều thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng hồi giáo bán vũ trang. Iran được cho là đã triển khai hàng trăm người thuộc lực lượng này tới Syria làm cố vấn quân sự.
Theo_An ninh thủ đô
Bên miệng hố chiến tranh Căng thẳng ở vùng Nagorno - Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia âm ỉ lâu nay đã bùng phát thành đụng độ quân sự, đe dọa an ninh vùng Kavkaz. Dù ngày 3-4, Azerbaijan bất ngờ quyết định đơn phương chấm dứt mọi hoạt động quân sự tại đây nhưng đến ngày 4-4, giao tranh tiếp tục diễn ra. Một máy bay trực thăng...