Dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của tim, bệnh có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng.
Cứu sống ngoạn mục bé gái bị loạn nhịp tim
Các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế vừa điều trị thành công, cứu sống bé gái 7 tuổi bị loạn nhịp tim nặng, tổn thương cơ tim, nguy cơ tử vong.
Bệnh nhân là bé N.N.A.N (7 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Ngãi) nhập viện sau khi có biểu hiện mệt và phát hiện nhịp tim chậm.
Tại bệnh viện, bệnh nhi đột ngột mệt nhiều, tay chân lạnh, tụt huyết áp, diễn tiến rất nhanh. Qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp rối loạn nhịp nặng, có tổn thương cơ tim dẫn đến sốc tim, chức năng tim giảm nặng, nguy cơ tử vong rất cao.
Ngay lập tức các bác sĩ hội chẩn để làm các xét nghiệm, đưa ra phương án tối ưu. Sau đó, bệnh nhi được đặt VA-ECMO để hỗ trợ tim ngay lập tức- kỹ thuật giống như trái tim nhân tạo có khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể.
Sau 5 ngày được áp dụng phương pháp oxy hóa qua màng ngoài của cơ thể (ECMO), chức năng tim bệnh nhi dần hồi phục, nhưng nhịp tim vẫn còn rối loạn rất nặng nên sau đó bệnh nhi được chuyển đến phòng mổ để đặt máy tạo nhịp.
Sau hơn 2 tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhi dần cải thiện, có thể đi lại bình thường, chức năng tim cải thiện tốt, các chỉ số huyết động và cận lâm sàng về lại bình thường.
Các triệu chứng của loạn nhịp tim
Triệu chứng rối loạn nhịp tim ở mỗi người không giống nhau, nó phụ thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim và bệnh gây ra rối loạn nhịp.
Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của tim.
Video đang HOT
Một số triệu chứng thường gặp:
Cảm giác hồi hộp, lo lắng.
Đánh trống ngực: cảm giác tim đập mạnh, hẫng một nhịp, tim ngưng vài giây hoặc đập lúc nhanh lúc chậm.
Cảm giác hụt hơi.
Cảm thấy mệt.
Lưu ý, nếu người bệnh bị đánh trống ngực kèm theo một yếu tố dưới đây, nên đi khám ngay:
Đánh trống ngực kéo dài.
Chóng mặt hoặc thoáng ngất.
Khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc lưng.
Sút cân, mệt mỏi kéo dài.
Đau đầu, vã mồ hôi.
Có một số trường hợp rối loạn nhịp tim, bản thân người bệnh không nhận thấy được vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng không gây chú ý, và chỉ được phát hiện khi đo điện tâm đồ. Một số khác thì có triệu chứng dồn dập, thậm chí là phải cấp cứu do rối loạn huyết động nặng nề. Ví dụ: nhịp nhanh thất, rung thất, block nhĩ thất cấp 3, yếu nút xoang…
Biến chứng của rối loạn nhịp tim
Một số rối loạn nhịp tim nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tim, não, bao gồm:
Ngừng tim: Rối loạn nhịp tim có thể khiến tim ngừng đập đột ngột.
Suy tim: Rối loạn nhịp tim lặp đi lặp lại gây ra bệnh cơ tim, có thể dẫn đến suy tim. Suy tim là tình trạng nghiêm trọng khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Các vấn đề suy nghĩ và trí nhớ: Những người bị rối loạn nhịp tim có nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Điều này có thể do rối loạn nhịp tim làm giảm lưu lượng máu đến não.
Đột quỵ: Một số rối loạn nhịp tim như rung nhĩ rất dễ hình thành cục máu đông. Cục máu đông di chuyển theo dòng máu lên não có thể gây ra đột quỵ.
Một rối loạn nhịp tim khác: Một người bị một rối loạn nhịp tim qua thời gian có thể kích hoạt một loại rối loạn nhịp tim khác.
Tóm lại: Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng tới khả năng bơm máu của tim, do đó nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị một số trường hợp rối loạn nhịp tim có thể đe dọa tính mạng.
Triệu chứng của bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim rất đa dạng, với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Một số bệnh nhân bị rối loạn nhịp nhưng hoàn toàn không có biểu hiện nào, hoặc các biểu hiện khá mơ hồ như cảm giác không khỏe, cảm giác khó chịu ngực. Vì vậy, nếu nghi ngờ hoặc cảm giác khó chịu ở ngực cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp bằng sóng tần số radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D
Lần đầu tiên tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, các bác sĩ khoa Nội Tim mạch đã triển khai thành công kỹ thuật điều trị các rối loạn nhịp tim phức tạp bằng năng lượng sóng có tần số Radio (RF), sử dụng hệ thống lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học buồng tim.
Bệnh nhân đầu tiên là ông Nguyễn Hữu C. (SN 1959), nhập viện với tình trạng hụt hơi, khó thở, nhiều cơn hồi hộp kéo dài, kèm theo đau tức ngực.
Qua khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm tim, đo điện tim, đặc biệt là Holter điện tim 24 giờ, bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngoại tâm thu thất số lượng nhiều kèm theo nhiều cơn nhanh thất ngắn. Bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc nhưng đáp ứng điều trị kém không triệt để.
Lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học trên hệ thống 3D.
Bệnh nhân thứ hai Chu Thị Ng. (SN 1957), có tiền sử thỉnh thoảng xuất hiện cơn hồi hộp trống ngực, tim đập rất nhanh vã mồ hôi, người mệt mỏi choáng váng, nhịp tim lên tới 180 chu kỳ / phút đã đi khám và sử dụng thuốc điều trị nội khoa. Nhưng gần đây bệnh nhân lại xuất hiện triệu chứng như trên với tần suất nhiều hơn nên đã vào viện, qua thăm khám và làm điện tâm đồ phát hiện là cơn hồi hộp đó là cơn tim nhịp nhanh nhĩ với tần số 170 chu kỳ/ phút.
Sau khi hội chẩn, với sự tham vấn của các chuyên gia tới từ Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ quyết định thực hiện triệt điều trị 2 ca bệnh rối loạn nhịp trên bằng năng lượng sóng tần số Radio với sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ 3 chiều. Hiện tại, đây là sự lựa chọn tối ưu nhất, điều trị triệt để đối với các rối loạn nhịp tim phức tạp như trên với độ an toàn và hiệu quả cao.
Hệ thống máy lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học trong buồng.
Các bác sĩ mở đường vào mạch máu nhỏ ở đùi bệnh nhân, đưa dụng cụ chuyên biệt lên buồng tim. Dưới sự trợ giúp của hệ thống lập bản đồ giải phẫu - điện học 3D, bác sĩ nhanh chóng dựng được bản đồ giải phẫu - điện học buồng tim, xác định các vị trí bất thường cần triệt đốt. Sau đó triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio, rút dụng cụ, băng ép đường vào mạch máu.
Ê kíp các bác sĩ tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 19-8 thực hiện kỹ thuật triệt đốt nhanh nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D.
Sau can thiệp, bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng hồi hộp trống ngực, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi, nhịp tim trở về bình thường, vết rạch da nhỏ gần như không đau, không chảy máu, dự kiến bệnh nhân có thể xuất viện trong 2-3 ngày tới.
Theo Ths.Bs. Dương Hồng Niên, Trưởng khoa Nội Tim mạch cho biết, trước đây việc điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp như: rung nhĩ, nhanh nhĩ, ngoại tâm thu thất... cho các bệnh nhân thường sử dụng thuốc tuy nhiên hạn chế của việc dùng thuốc là chỉ có thể điều trị triệu chứng, việc triệt đốt bằng RF trên hệ thống 2D thường rất khó khăn và không thể điều trị triệt để.
Vấn đề được giải quyết thuận lợi khi Bệnh viện được trang bị và đưa vào sử dụng máy có hệ thống lập bản đồ không gia 3D giải phẫu - điện học buồng tim của hãng St. Jude Medical, Mỹ, được đầu tư từ nguồn kinh phí thuộc đề án "Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại cho các bệnh viện hạng I, Bộ công an" giai đoạn 2021 - 2025. Đây là hệ thống máy hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay, trong nước chỉ có một số ít bệnh viện được trang bị.
Hình ảnh 3D các buồng tim rõ nét xác định được chính xác các vị trí cần can thiệp.
Phương pháp áp dụng hệ thống lập bản đồ 3D giải phẫu điện học buồng tim giúp xác định chính xác vị trí cần can thiệp, điều trị triệt để, duy trì nhịp tim ổn định lâu dài, tỷ lệ tái phát thấp. Đặc biệt, phương pháp này giảm tối thiểu thời gian sử dụng tia X, tránh ảnh hưởng cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Đây là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn, tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, để triển khai được kỹ thuật này các bệnh viện phải đảm bảo hệ thống trang thiết bị rất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, cần có các thủ thuật can thiệp khá phức tạp do vậy hiện nay kỹ thuật này mới chỉ được triển khai ở một số ít các Bệnh viện tuyến Trung ương.
Bệnh viện 19-8 là Bệnh viện hạng I của Bộ Công an triển khai đầu tiên kỹ thuật này trong điều trị các loạn rối loạn nhịp tim phức tạp, đây là bước tiến lớn trong chuyên ngành tim mạch nói chung và nhịp học nói riêng, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ Công an cũng như tất cả người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp được bệnh viện cứu sống Ngày 19/3, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đã cứu sống bệnh nhi N.N.A.N. (SN 2018, trú tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) một cách thần kỳ bằng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (VA-ECMO) và đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Bé N. là bệnh nhi có cân nặng nhỏ nhất (17 kg) và là bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Mẹo' giảm ảnh hưởng của sóng điện thoại di động đến cơ thể người

Dịch sởi chưa có dấu hiệu dừng lại

Sàng lọc di truyền giúp hiện thực hóa giấc mơ được làm cha mẹ

6 tác hại bất ngờ của việc tiêu thụ quá nhiều nghệ

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D, sắt, kẽm...

Triệu chứng xuất hiện khi ăn của bệnh ung thư bị ví là 'sát thủ thầm lặng'

Uống sữa tách kem hay sữa nguyên kem tốt hơn cho sức khỏe?

Người đàn ông nguy kịch sau khi bị culi cắn

Nam giới sắp có thuốc tránh thai

6 thắc mắc phổ biến về hội chứng Fanconi

Cảnh báo bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao tại Đồng Nai

Việc làm buổi sáng gây hại như rượu bia nhiều nam giới hay mắc
Có thể bạn quan tâm

Nga xây dựng kho vũ khí khổng lồ khiến NATO báo động
Thế giới
18:13:09 17/04/2025
Hàng cây cổ thụ 'khổng lồ' ôm trọn đoạn đường khiến dân mạng thổn thức
Netizen
17:52:03 17/04/2025
Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid
Sao thể thao
16:25:59 17/04/2025
Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"
Sáng tạo
16:23:29 17/04/2025
Sao Việt 17/4: Hòa Minzy hạnh phúc vì được tôn vinh trong "Việc tử tế"
Sao việt
16:05:42 17/04/2025
Lâm Canh Tân bị "bắt gọn" đưa mỹ nữ về nhà riêng hẹn hò, thuyền couple với Triệu Lệ Dĩnh lật tan tành
Sao châu á
15:33:29 17/04/2025
Động đất 5,2 độ richter, đàn voi nhanh chóng quây thành vòng tròn, biết lý do tất cả đều vỡ oà thán phục
Lạ vui
15:27:53 17/04/2025