Máu nhiễm mỡ và những biến chứng nguy hiểm
Máu nhiễm mỡ hay rối loạn mỡ máu là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo Medical News Today, mỡ máu (còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) xảy ra khi một người có lượng lipid bất thường trong máu. Lipid, hay chất béo, là thành phần quan trọng của cơ thể, giúp xây dựng sự sống và cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Máu nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào?
Máu của mỗi người chứa 3 loại lipid chính: lipoprotein mật độ thấp ( cholesterol LDL, còn gọi là cholesterol xấu do có thể gây ra các mảng bám trong mạch máu), lipoprotein mật độ cao ( cholesterol HDL hay cholesterol tốt do có thể giúp loại bỏ LDL khỏi máu), triglyceride (chất béo trung tính – phát triển khi calo không được đốt cháy ngay lập tức và được lưu trữ trong các tế bào mỡ). Rối loạn lipid máu xảy ra khi mức LDL hoặc triglyceride quá cao, hoặc mức HDL quá thấp.
Máu nhiễm mỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ. Ảnh: Healthyheart.
Mức độ lipid máu khỏe mạnh tự nhiên của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, những người có mức LDL và triglyceride cao hoặc mức HDL thấp có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn.
Xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol LDL dư thừa lắng đọng và bám vào thành động mạch tạo thành các mảng bám khiến máu khó lưu thông. Theo thời gian, những mảng bám này có thể tích tụ, làm hẹp lòng mạch và gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ.
Rối loạn mỡ máu nặng hoặc không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng khác như bệnh động mạch vành (CAD) và bệnh động mạch ngoại biên (PAD). CAD và PAD đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Rối loạn mỡ máu không có triệu chứng rõ rệt nên hầu hết người bệnh đều không biết mình mắc bệnh. Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán rối loạn lipid máu trong quá trình xét nghiệm máu thường xuyên hoặc xét nghiệm các bệnh khác.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau chân, tê bì (đặc biệt là khi đi hoặc đứng); sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch cổ; đau tức ngực, khó thở; đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai và lưng; khó tiêu và ợ nóng; khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày; chóng mặt; tim đập nhanh; đổ mồ hôi lạnh, nôn và buồn nôn; ngất xỉu.
Các triệu chứng này có thể nhẹ đi khi người bệnh nghỉ ngơi và trở nên tồi tệ hơn khi người đó hoạt động hay căng thẳng.
Người béo phì có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu. Ảnh: Georgiasurgicare.
Video đang HOT
Nguyên nhân máu nhiễm mỡ
Theo Healthline, rối loạn mỡ máu có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân di truyền. Con cái có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu nguyên phát cao hơn bố hoặc mẹ bị rối loạn lipid máu. Tuổi tác tăng cao cũng là nguy cơ khiến cholesterol tăng cao. Phụ nữ thường có mức LDL thấp hơn nam giới, tuy nhiên, mức LDL ở phụ nữ sẽ có xu hướng tăng sau khi mãn kinh.
Người mắc một số bệnh lý như tiểu đường type 2, suy giáp hoặc bệnh thận mạn tính cũng có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn.
Ngoài ra, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa (là chất béo từ mỡ động vật, được tìm thấy trong thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa) và chất béo chuyển hóa (có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn), nhiều đường bột, ăn ít hoa quả; hút thuốc; béo phì và lười vận động.
Làm gì để kiểm soát mỡ máu?
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể thao có thể giúp bạn kiểm soát mức cholesterol và triglyceride. Nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, đường tinh luyện, hạn chế bia rượu và ngừng hút thuốc. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.
Người máu nhiễm mỡ cần một chế độ dinh dưỡng tự nhiên và khoa học. Ảnh: Ecopath Việt Nam
Có thể kết hợp những thực phẩm 100% tự nhiên như Tảo Mặt Trời Spirulina, vì Tảo Mặt Trời chứa GLA (omega 6) – một loại chất béo tốt và rất hiếm kết hợp với các chất chống oxi hóa tự nhiên như: Phycocyanin, Chlorophyll, Beta-caroten,… các vitamin nhóm B (từ B1 – B12) giúp thanh lọc, thải độc cho gan và máu, đào thải các mảng xơ vữa trong các mạch máu.
Ai không nên uống bia? Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Người bị các bệnh dạ dày mãn tính, người đang bị viêm gan hay rối loạn mỡ máu,... không nên uống bia "dù chỉ 1 giọt" nếu không muốn sức khoẻ bị nguy hiểm. Vậy uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Uống bia là một thói quen của hàng triệu người Việt, đặc biệt là khi mùa hè đến, việc uống bia rượu lại càng phổ biến hơn, nhất là nam giới. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được bia. Dưới đây là những nhóm người tuyệt đối không nên uống một giọt bia nếu không muốn sức khoẻ ngày một tồi tệ hơn.
1. Những ai không nên uống bia?
Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính
Người bị viêm dạ dày mãn tính luôn có cảm giác khó tiêu, dạ dày bị khó chịu, vì thế mà nếu uống bia cảm giác đầy bụng sẽ còn khó chịu hơn nữa do bia gây kích thích với niêm mạc dạ dày.
Đồng thời do trong bia có men nên nó làm cản trở quá trình tiêu hoá thức ăn của dạ dày từ đó khiến người uống bị khó tiêu hơn, dạ dày chịu áp lực lớn hơn. Hay nói cách khác tình trạng viêm dạ dày mãn tính có thể chuyển biến nặng hơn.
Người mắc viêm gan
Gan là cơ quan có chức năng thanh lọc độc tố giúp cơ thể, khi uống bia chất cồn sẽ đi qua gan để giảm nguy hiểm. Tuy nhiên với người đang có chức năng gan bị tổn thương thì khả năng "lọc" cồn cũng sẽ bị hạn chế từ đó khiến bệnh có thể diễn biến nặng hơn.
Người bị bệnh gan không nên uống bia do chức năng thanh lọc bị suy giảm (Ảnh: Internet)
Ngoài ra chính nồng độ cồn trong bia cũng có thể khiến gan bị tổn thương nặng do gan cần phải hoạt động liên tục để bài thải chất độc - trong khi bản thân gan đã đang có tổn thương sẵn. Nguy hiểm hơn, nếu như bạn có thói quen uống bia thường xuyên nữa thì khó loại bỏ được nguy cơ bị xơ gan hay ung thư gan.
Người bị loét dạ dày và loét tá tràng
Khí CO2 trong bia sau khi được hấp thụ bằng hệ tiêu hoá sẽ khiến dạ dày xảy ra tình trạng tăng tiết dịch acid gây kích thích các vùng bị viêm loét nặng hơn thậm chí là có thể khiến dạ dày bị xuất huyết, nặng hơn là thủng dạ dày nếu có thói quen uống bia không kiểm soát.
Người đang điều trị bệnh cần uống thuốc
Thuốc và bia có thể xảy ra các tương tác không mong muốn với nhau nếu như được sử dụng chung. Chẳng hạn như các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc đái tháo đường hay thuốc hạ huyết áp và thuốc chống đông máu,...
Vừa uống bia vừa uống thuốc có nguy cơ xảy ra tương tác thuốc cao (Ảnh: Internet)
Vì thế nếu bạn đang điều trị bệnh và cần phải uống thuốc thì không nên uống bia.
Người bị bệnh rối loạn mỡ máu
Người bị rối loạn mỡ máu nếu uống bia có thể thúc đẩy nhanh chóng nguy cơ xơ vữa động mạch chủ, xơ vữa động mạch vành và đặc biệt là những động mạch khác trong hệ thống trung ương não bộ.
Nói cách khác, nếu người bị rối loạn mỡ máu uống bia thì nguy cơ bị tăng huyết áp và đột quỵ cũng sẽ tăng lên.
Người đang bị sỏi tiết niệu
Mạch nha có trong bia chứa một lượng lớn thành phần là Kalo và muối khoáng. Người bị bệnh sỏi tiết niệu nếu uống bia sẽ gây ra phản ứng giữa canxi trong tiết niệu với thành phần Kali và muối khoáng trong bia gây kết tủa sỏi khác.
Do vậy nếu như đang bị sỏi tiết niệu thì tốt nhất bạn không nên uống bia nếu như không muốn bệnh nặng hơn. Điều này cũng cần lưu ý với người bị viêm đường tiết niệu.
Người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout có khắc tinh rất lớn là "đạm". Vì thế mà việc uống bia có thể khiến bạn gặp phải các cơn đau gout cấp dễ hơn và đau đớn hơn.
2. Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Vậy uống bia cần uống như thế nào để tốt cho sức khoẻ? Dưới đây là những điều mà bạn cần lưu ý uống bia cần uống đúng điều độ.
Uống điều độ nghĩa là bạn chỉ nên uống từ 1 - 3 đơn bị cồn/ngày và cần có một bữa ăn lành mạnh kết hợp. 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 10 gram cồn (theo đơn vị tính của WHO). Cũng như theo đơn vị tính này thì 1 đơn vị bằng:
1 chén rượu mạnh khoảng 40 độ với thể tích 30ml
1 ly rượu vang khảong 13,5 độ với thể tích 100ml
1 cốc bia hơi/chai/lon bia thể tích 330ml
- Nếu muốn uống bia thường xuyên thì bạn cần chia đơn vị uống cho cả tuần chứ không phải uống nhiều trong 1 lần
- Nếu tính đơn vị bia có thể uống trong 1 tuần thì với nữ giới là 14 đơn vị và nam giới tối đa là 21 đơn vị
- Không được uống 5 đơn vị bia trong cùng một khoảng thời gian ngắn chẳng hạn như trong 1 bữa nhậu, trong 1 ngày,...
Nên ăn gì, tránh gì khi bạn mắc hội chứng chuyển hóa? Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các rối loạn chuyển hóa như rối loạn lipid máu, huyết áp cao, dung nạp glucose yếu, tăng insulin máu bù đắp và tích tụ mỡ quanh bụng. Nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành và phát triển của hội chứng chuyển hóa, bao gồm chế độ ăn uống kém, không hoạt động thể...