Màu chăn của con ảnh hưởng trí thông minh, ngủ ngon, các nhà khoa học thấy màu này “lợi” nhất
Trong tâm lý học màu sắc, mỗi màu sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của con người.
Đối với trẻ nhỏ, việc tìm hiểu thế giới chủ yếu thông qua các giác quan thị giác, thính giác và xúc giác của trẻ. Thông tin nhận được bởi các giác quan này tạo thành thế giới trong tâm trí trẻ.
Thị giác là cơ quan thụ cảm đầu tiên, trong đó, màu sắc có tác động lớn nhất đối với quá trình cảm nhận thế giới xung quanh.
( Ảnh minh họa)
Con người sống trong một thế giới đầy màu sắc. Đến nay, khoa học đã chứng minh rằng con người có thể nhìn thấy 7 triệu màu khác nhau. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng khi các màu sắc khác nhau tác động lên não thì các trạng thái tâm lý và sinh lý của con người cũng trở nên khác nhau.
Đối với trẻ sơ sinh, sau khi mở mắt, thị giác của trẻ dần phát triển, trẻ sẽ dần nhận biết được những thứ xung quanh, những màu sắc khác nhau đập vào mắt là cảm nhận đầu tiên của trẻ về thế giới.
Chúng ta sẽ thấy rằng tất cả các sản phẩm dành cho trẻ em, bao gồm quần áo, bộ đồ giường, đồ chơi và bao bì đóng gói tã, thường có màu nhạt, vàng nhạt, xanh lam nhạt, hồng nhạt, xám nhạt,…
Vậy tại sao các nhà sản xuất không sử dụng những màu sắc khác nổi bật, bắt mắt hơn?
Nguyên nhân chính là đây:
Video đang HOT
Trong giai đoạn sơ sinh, điều mà bé cần nhất là cảm giác ấm áp và an toàn. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian cho giấc ngủ, vì vậy cách bố trí phòng, màu sắc của chăn, mền ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ.
Các chuyên gia tâm lý học màu sắc chỉ ra rằng chăn, mền có nhiều màu sắc khác nhau sẽ có những ảnh hưởng đến giấc ngủ.
1. Chăn bông màu nhạt hoặc trắng có thể thúc đẩy giấc ngủ. Đó là lý do tại sao đa số các nhà nghỉ, khách sạn lựa chọn chăn ga gối đệm màu trắng hoặc màu nhạt, bên cạnh tác dụng tạo cảm giác sạch sẽ, vệ sinh và ấm áp, đồng thời nó cũng thúc đẩy chất lượng giấc ngủ.
2. Chăn bông màu đỏ thẫm rất dễ kích thích và khiến người ta căng thẳng. Màu đỏ có tác dụng tăng nhiệt huyết, kích thích năng lượng, tăng nhịp tim và huyết áp, thúc đẩy hành động. vì vậy được sử dụng ở đa số biển cấm. Tuy nhiên, đối với giấc ngủ, màu đỏ khiến tăng nhịp tim, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
3. Màu xanh lá là sắc màu của thiên nhiên và sự tự nhiên, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, dịu dàng, vỗ về an ủi. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng màu xanh lá cây có thể cải thiện tốc độ đọc và hiểu của trẻ nhỏ, giảm căng thẳng, lo lắng ở trẻ.
4. Sắc cam thường không được sử dụng rộng rãi. Màu sắc ấm áp, thân thiện và trẻ trung này thực sự tuyệt vời cho trẻ em bởi nó có khả năng kích thích sự tự tin, gia tăng tính hướng ngoại và tính độc lập. Bản chất của màu cam cũng khiến bé và bạn bè của bé cảm thấy thoải mái, truyền cảm hứng và dễ dàng hợp tác với nhau.
5. Có tác dụng ngược lại với màu đỏ, màu xanh lam giúp giảm cảm giác lo lắng, hung hăng, làm giảm huyết áp và nhịp tim. Trẻ em khi rơi vào cơn giận dữ hoặc các vấn đề hành vi khác thì một căn phòng màu xanh sẽ giúp trẻ cảm thấy được xoa dịu hơn.
Ngoài màu sắc của chăn bông, màu sắc trang trí phòng ngủ cũng rất quan trọng.
Màu sắc chủ đạo của toàn bộ căn phòng quyết định tính khí của môi trường và cũng sẽ có ảnh hưởng khác nhau đối với con người.
Trong toàn bộ căn phòng, màu sắc của chăn ga gối đệm chiếm một tỷ lệ quan trọng, nhưng sàn nhà, tủ, khăn trải bàn, ánh sáng và các màu sắc khác cũng là một phần quan trọng không kém đối với việc cảm nhận thị giác của trẻ.
Tờ Daily Mail của Anh từng đưa tin rằng một căn phòng với màu xanh lam là chủ đạo sẽ mang lại cho con người cảm giác ổn định, giữ cho tâm trạng con người bình tĩnh.
Tờ Daily Mail cũng khẳng định màu xanh lam là màu thích hợp nhất cho giấc ngủ; trong khi màu xanh lá cây mang lại cho con người cảm giác ổn định và thoải mái, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi và tăng khả năng phục hồi cơ thể. Các nhà sinh lý học cũng chỉ ra rằng màu tím có thể kích thích và thúc đẩy cơn buồn ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, nếu phòng quá nhiều màu đỏ sẽ khiến mắt bị quá tải, dễ cảm thấy hoa mắt. Dùng nhiều màu hồng lại dễ gây hưng phấn, cáu gắt. Trong khi đó, phòng ngủ sử dụng nhiều màu trắng đen lâu ngày sẽ gây cảm giác chói mắt, lo lắng, cáu kỉnh, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ …
Sinh non, nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ
Hàng năm, cả thế giới ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (trước 37 tuần tuổi thai) và con số này đang tăng lên.
Chăm sóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Từ Dũ.
Sinh non được định nghĩa là trẻ sinh ra còn sống trước 37 tuần mang thai, mức độ non tháng của trẻ sơ sinh được chia thành: Cực non (dưới 28 tuần), rất non (28 đến 32 tuần), sinh non và sinh non muộn (32 đến 37 tuần).
Thế giới: Mỗi năm có 15 triệu trẻ sinh non
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 15 triệu trẻ sơ sinh sinh non mỗi năm, chiếm tỷ lệ hơn 1/10 tổng số trẻ sơ sinh, tỷ lệ sinh non còn khuynh hướng gia tăng theo thời gian.
Biến chứng sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, khoảng 1 triệu ca tử vong (năm 2015). 3/4 số tử vong này có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp can thiệp hiện tại, hiệu quả về chi phí. Theo số liệu báo cáo của 184 quốc gia, tỷ lệ sinh non dao động từ 5% đến 18% trẻ sinh ra. Nhiều trẻ sinh non phải đối mặt với khuyết tật suốt đời, kể cả trong học tập và các vấn đề về thị giác và thính giác.
Mặc dù có hơn 60% trường hợp sinh non xảy ra ở châu Phi và Nam Á, tuy nhiên, sinh non thực sự là một vấn đề đáng quan tâm trên toàn cầu. Ở các nước thu nhập thấp, trung bình, tỷ lệ sinh non là 12%, còn các nước thu nhập cao là 9%. Trong cùng một quốc gia, gia đình nghèo bao giờ cũng có nguy cơ sinh non cao hơn.
Bên cạnh đó, theo WHO, có một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống của trẻ sinh non tùy thuộc vào nơi trẻ được sinh ra. Hơn 90% trẻ sinh cực non (dưới 28 tuần) ở các nước thu nhập thấp bị chết trong vòng vài ngày đầu đời; nhưng tỷ lệ này chưa tới 10% ở những nước có thu nhập cao.
TP HCM: Mỗi năm có 18.000 trẻ sinh non
Tại Việt Nam, theo cơ quan chuyên môn, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1.000 gr và dưới 28 tuần thai đang gia tăng. Đối với trẻ sinh non, tất cả cơ quan gan, thận, não, ruột đều non yếu. Trẻ có thể bị suy hô hấp, tử vong hoặc di chứng tàn tật suốt đời như bại não, tàn tật, giảm vận động, tăng động, bệnh lý võng mạc, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng...
Với trẻ đẻ non dưới 32 tuần, trẻ chỉ được ra viện khi đã ăn bằng đường miệng đủ để tăng cân, tự điều chỉnh được nhiệt độ, sự trưởng thành của cơ quan kiểm soát hô hấp - tuần hoàn, trẻ được dự phòng thiếu máu, tiêm vaccine, khám mắt, tai, thần kinh... Các ca trẻ đẻ non tháng hơn, "cuộc chiến" càng cam go khi trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ, có những trẻ 3 - 4 tháng mới được xuất viện.
Các trẻ sơ sinh non tháng khi xuất viện cần được thăm khám lại liên tục cho đến 7 tuổi, với các mốc trong 1 năm đầu thường 3 tháng khám một lần. Đến 2 tuổi khám 6 tháng lần và giai đoạn 3 - 7 tuổi mỗi năm khám lại một lần.
Trẻ khám lại cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa thần kinh, phục hồi chức năng, mắt, tai mũi họng... để nhằm hạn chế di chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống...Thông thường đến khi tròn 2 tuổi các bé sinh non có thể đuổi kịp trẻ sinh đủ tháng.
BS Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trung bình mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận khoảng 6.000 - 7.000 trẻ sinh non lúc 37 tuần tuổi, đa phần là nhẹ cân cần điều trị (dưới 1,5kg). Nếu tính cả các bệnh viện sản khoa và những cơ sở y tế khác tại TP HCM, số trẻ sinh non vào khoảng 18.000 trẻ mỗi năm.
BSCKI Nguyễn Đức Hậu, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ, việc chăm sóc, điều trị một em bé sơ sinh sinh non, nhẹ cân là vô cùng khó khăn do các cơ quan của trẻ chưa trưởng thành đầy đủ, chân tay của em bé chỉ nhỏ như một ngón tay của người lớn nên việc nuôi dưỡng tĩnh mạch được cho trẻ không đơn giản.
Sau sinh, trẻ sinh non có nhiều nguy cơ như hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và nhiễm trùng. Nhóm trẻ này có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, cần được hồi sức ngay sau sinh, không chỉ cần có nhân viên y tế với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sơ sinh, cùng các điều dưỡng viên nhi sơ sinh có kỹ năng chuyên sâu, mà còn cần các máy móc theo dõi và điều trị, cùng phương tiện xét nghiệm hiện đại, cũng như môi trường chăm sóc vệ sinh.
Sinh non hiện đang là vấn đề toàn cầu. Hầu hết các trường hợp sinh non đều không biết nguyên nhân, trong đó có một số yếu tố nguy cơ kèm theo như: Nguy cơ bà mẹ bao gồm bà mẹ dưới 16 tuổi hay trên 35 tuổi; bà mẹ có công việc phải đứng lâu; bà mẹ có các bệnh lý như dị dạng tử cung, cổ tử cung ngắn...; Các yếu tố nguy cơ từ thai như thai chậm tăng trưởng trong tử cung; thai thụ tinh ống nghiệm (IVF) đa thai như sinh đôi, sinh ba.
Thời điểm "vàng" ăn trái cây hấp thụ nhiều vitamin nhất cho cơ thể Ăn trái cây mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe nếu bạn biết nắm bắt thời điểm "vàng" để cung cấp trái cây bổ sung vitamin hàng ngày cho cơ thể hấp thu tốt nhất. Thời điểm ăn trái cây tốt nhất trong ngày là ăn vào buổi sáng, ăn trái cây giữa các bữa ăn, ăn trái cây trước và sau...