Mất ngủ triền miên: 13 giải pháp đơn giản đến bất ngờ
Mất ngủ triền miên khiến bạn mệt mỏi, mất tập trung, cùng hàng loạt hậu quả khủng khiếp khác. Dưới đây là những bí kíp khoa học, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Mất ngủ sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả tai hại.
1. Tạo thói quen trước khi đi ngủ
Theo trang Business Insider (Mỹ), bạn hãy tập cho mình một thói quen nào đó trước giờ đi ngủ như đọc sách, tắm nước nóng. Việc thường xuyên lặp đi lặp lại một việc gì đó trước giờ đi ngủ, sẽ khiến cho não bộ và cơ thể của bạn biết được là đã đến giờ đi ngủ, do đó, bạn sẽ dễ ngủ hơn.
2. Biến phòng ngủ của bạn thành một nơi gây buồn ngủ
Giám đốc viện Ngủ để Sống, ông Robert Oexman, cho biết, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thật phù hợp với mình và tắt hết điện đi hoặc dùng rèm cửa để che ánh sáng lọt vào, để có được giấc ngủ trọn vẹn nhất.
3. Không dùng điện thoại để báo thức
Hiện nay có rất nhiều người dùng điện thoại để báo thức vào buổi sáng. Khi đó, chiếc điện thoại sẽ được đặt ngay cạnh bạn, và nếu bạn chưa ngủ được ngay, bạn sẽ chẳng ngại ngần gì để với lấy và nghịch ngợm các ứng dụng của nó, để rồi quên mất việc phải đi ngủ.
4. Tập thở sâu
Tập thở sâu sẽ truyền cho cơ thể bạn tín hiệu là giờ nó đã có thể an tâm nghỉ ngơi.
Nhà vật lý trị liệu Vikki Stark cho biết: “Khi bạn hít vào, không khí trong lành sẽ đi vào phổi, đi qua cơ thể bạn và rửa sạch tất cả các tế bào. Hãy tưởng tượng, khi thở ra, tất cả những độc tố sẽ được đẩy ra bên ngoài, giúp phục hồi cơ thể của bạn. Tập thở sâu như vậy, bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng và thoải mái. Ban đầu bạn sẽ không cảm nhận rõ tác dụng của nó, nhưng khi tập nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời”.
5. Tập thư giãn ngón chân
Video đang HOT
Thư giãn động, căng – chùng cơ (Progressive Muscle Relaxation) do Edmund Jacobson (1938), một bác sỹ tâm thần người Mỹ đề xướng. Nếu bạn khó ngủ, hãy tập động tác này khi bạn đang nằm thật thoải mái trên giường và không bị phân tâm vào bất cứ việc gì khác. Làm như vậy, bạn sẽ rũ bỏ được những căng thẳng, mệt mỏi, một nguyên nhân khiến bạn mất ngủ.
Tập căng và thả ngón chân rất có tác dụng đối với giấc ngủ của bạn.
Rất đơn giản: Bạn chỉ cần căng, rồi giãn từng nhóm cơ.
Catherine Darley, giám đốc của Viện Y học Naturopathic ở Seattle, cho rằng, bạn sẽ cảm thấy thư giãn nhất khi tập trung vào thư giãn các ngón chân.
Darley nói: “Hãy tập cong các ngón chân trong vòng 7 giây sau đó thả ra. Lặp lại động tác trên với các nhóm cơ khác, từ chân lên cổ, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong giấc ngủ”.
6. Thực hiện các bài tập trí não
Mọi người vẫn hay đếm cừu để ngủ. Theo chuyên gia về giấc ngủ Tiến sĩ Vicky Seelall, có một sự lựa chọn tốt hơn, đó là thay vì đếm cừu, bạn nên đếm ngược từ 100 các số là bội số của 3.
Nhịp đếm đều đều sẽ khiến bạn buồn ngủ. Việc phải tính bội số của 3 khiến bạn tập trung suy nghĩ để gạt ra khỏi đầu những lo lắng, muộn phiền khác.
7. Hãy ra khỏi giường
Theo ông Harneet Walia, một bác sĩ tại Trung tâm rối loạn giấc ngủ Cleveland Clinic, nếu bạn không thể ngủ sau 30 phút nằm trên giường, thì bạn nên ra khỏi giường.
Ông Walia cho biết: “Về cơ bản, bạn đang tập cho cơ thể nằm trên giường và không ngủ chứ không phải là ngủ. Và tâm trí của bạn sẽ nhận ‘lệnh’ đó”.
Vì vậy, bạn hãy làm một việc gì đó nhẹ nhàng, thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, thay vì nằm chờ ngủ. Tất nhiên, bạn không nên xem ti vi hay chơi game nếu bạn không muốn gần như cả đêm thức trắng.
8. Bỏ những lo lắng ra khỏi đầu
Nếu tâm trí bạn vẫn luôn nghĩ về việc sẽ làm gì vào ngày mai, tuần tới hay năm tới, thì bạn hãy ngừng ngay lập tức.
Walia khuyên bạn hãy ghi tất cả những lo lắng đó vào một mảnh giấy để chúng không còn ở trong tâm trí bạn nữa. Việc “thể hiện bằng văn bản” đã được nhiều nhà khoa học chứng minh là một biện pháp tuyệt vời để giảm lo âu.
9. Để đồng hồ ra xa
Một trong những điều tồi tệ nhất của chứng mất ngủ là luôn nghĩ rằng bạn không ngủ đủ giấc.
Để tránh điều đó, bạn hãy xoay đồng hồ ra chỗ khác để tránh phải nhìn vào chúng.
10. Hãy thử hình dung một trải nghiệm thật đẹp
Hãy hình dung bạn đang có một trải nghiệm thú vị nào đó, như đang đứng trong một cánh đồng đầy hoa. Điều này sẽ phân tán sự quan tâm của bạn vào những thứ khác, khiến cơ thể bản trở nên thoải mái để có thể “yên tâm” ngủ.
11. Tập thể dụng, năng động
Cơ thể của bạn sẽ không cảm thấy cần phải nghỉ ngơi nếu bạn không làm việc gì trong ngày.
Bạn càng hoạt động nhiều thì bạn càng ngủ ngon.
12. Dùng một chiếc gối thật êm
Một số nghiên cứu về gối chỉ ra rằng một chiếc gối có độ mềm vừa phải có tác dụng rất lớn đối với giấc ngủ vì gối nâng đỡ đầu và cổ của bạn.
13. Khám bác sĩ
Và nếu như, tìm mọi cách mà bạn vẫn chưa ngủ được, thì bạn nên đến gặp một bác sĩ để thăm khám cụ thể.
Theo Infonet
Người béo phì có nguy cơ cao bị ngừng thở khi ngủ
Ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở; buồn ngủ nhiều ban ngày; thức giấc, đi tiểu nhiều lần trong đêm; giảm trí nhớ; béo phì... là những người có nguy cơ cao bị hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện là những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên.
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số người mắc. Nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2008 đến 1/6/2010 cho thấy, trong số 263 bệnh nhân đến khám vì những biểu hiện bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ, thì tỷ lệ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ chiếm 87%. Trong đó hơn 50% có kèm bệnh lý tim mạch, nam giới chiếm chủ yếu.
Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, giảm trí nhớ, mất tập trung...
Nhằm phát hiện sớm những bệnh nhân mắc hội chứng này trong cộng đồng, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức khám sàng lọc phát hiện và tư vấn miễn phí. Người bệnh sẽ được tư vấn về cách phòng tránh yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị hội chứng này. Những trường hợp nghi ngờ sẽ được hẹn lịch đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ. Bệnh viện sẽ hỗ trợ bệnh nhân 80% chi phí này.
Những người nghi ngờ bị hội chứng này gồm: ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở; buồn ngủ nhiều ban ngày; thức giấc nhiều lần trong đêm; đi tiểu nhiều lần trong đêm; đau đầu buổi sáng; giảm trí nhớ, giảm độ tập trung; thừa cân, béo phì, bất thường vùng hàm mặt...
Thời giám khám 8-12h, thứ bảy ngày 16/8, tại hội trường lớn, tầng 2, nhà Nhật, Bệnh viện Bạch Mai, 76 Giải Phóng, Hà Nội. Người bệnh có thể đăng ký thời gian khám qua số điện thoại: (04) 3.629 1207, 0972 46 3203; hoặc email duanbenhphoi@gmail.com.
Phương Trang
Theo VNE
Thời gian vàng để cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp Bệnh động mạch vành là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người, làm tăng tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh khá phổ biến ở các nước phát triển và có xu hướng tăng cao ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đa phần bệnh sinh ra do lắng đọng mỡ ở lớp...