Mất cân bằng nội tiết tố nữ – căn nguyên gây mụn trứng cá
Mất cân bằng nội tiết tố nữ được xác định là nguyên nhân gây tăng tiết chất bã nhờn và viêm ở hệ thống nang lông, gây mụn trứng cá. Phụ nữ ở độ tuổi sau 30 bị nổi nhiều mụn trứng cá, hãy cẩn thận vì đã bị suy giảm hormon estrogen!
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Mụn trứng cá không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Những nguyên nhân gây mụn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của phụ nữ.
Với nữ giới tuổi dậy thì: Nguyên nhân gây mụn hủ yếu do sự tăng tiết chất bã, gây ra bởi hormon testosteron. Hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần. Ngoài ra, sừng hóa cổ nang lông, làm ứ đọng tuyến bã cùng với sự xâm nhập của vi khuẩn cũng là những nguyên nhân chính gây mụn ở độ tuổi này.
Với nữ giới tuổi trưởng thành và phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh: Các nghiên cứu cho thấy không có sự thay đổi nồng độ testosteron nhưng lại có sự tụt giảm đáng kể ở nồng độ estrogen – một nội tiết tố nữ trong cơ thể.
Suy giảm estrogen khiến làn da lão hóa và nổi mụn nhiều hơn
Ngoài ra, một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá như: ánh nắng mặt trời, stress, vệ sinh da mặt không sạch, chà xát hoặc nặn bóp không đúng cách cũng có hể gây mụn hoặc làm cho tình trạng thêm trầm trọng.
Đặc điểm của mụn trứng cá do nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố nữ
Mức độ phổ biến: Ước tính khoảng 50% phụ nữ ở độ tuổi 20 – 29 xuất hiện mụn và tới 25% phụ nữ ở độ tuổi 40 – 49 cũng bị ảnh hưởng bởi mụn.
Thời điểm xuất hiện: Chủ yếu vào những thời điểm mà nồng độ nội tiết tố nữ tụt giảm như: xung quanh chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh.
Video đang HOT
Biểu hiện mụn: Mụn thường ở mức độ nhẹ đến trung bình với dưới 20 nốt mụn, chủ yếu là mụn đầu đen hoặc đầu trắng, thường ít mụn viêm và không để lại sẹo. Đôi khi, mụn có thể ở dạng nang sâu trong da, sưng to, đỏ và gây đau.
Mụn do mất cân bằng nội tiết tố thường xuất hiện ở vùng da quanh hàm
Vị trí mụn: Khác với tuổi dậy thì, mụn ở phụ nữ trưởng thành thường không xuất hiện ở khu vực chữ T mà thường ở vùng thấp của khuôn mặt, bao gồm vùng dưới của má và quanh hàm.
Điều trị mụn trứng cá do mất cân bằng nội tiết tố nữ
Mụn ở nữ giới trưởng thành thường khó điều trị. Nghiên cứu cho thấy, có tới 80% được kê đơn kháng sinh để điều trị mụn. Tuy nhiên, với trường hợp mụn gây ra do thay đổi nội tiết tố nữ thì kháng sinh lại không mang lại hiệu quả điều trị.
Kem bôi kháng sinh thường không hiệu quả với mụn do mất cân bằng nội tiết tố
Nếu bạn đang điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh bằng liệu pháp thay thế hormon, bạn vẫn có thể bị mụn do mất cân bằng nội tiết. Nguyên nhân do một số thuốc thay thế hormon chứa một nồng độ cao hormon progestin để thay thế lượng estrogen và progesteron sụt giảm của cơ thể. Lượng hormon này khi vào cơ thể có thể làm cho cấu trúc da bị phá vỡ, làm mụn xuất hiện.
Một số người thấy mụn thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc Tây. Tuy nhiên, thuốc Tây chỉ giúp điều trị triệu chứng, giảm viêm chứ không trị được căn nguyên gây bệnh, do vậy mụn trứng cá có thể xuất hiện trở lại.
Để điều trị mụn trứng cá hiệu quả, cần tác động vào nguyên nhân chính: mất cân bằng nội tiết tố nữ.
Sản phẩm Đông y thế hệ 2 giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh estrogen một cách tự nhiên
Đông y có nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị các bệnh do suy giảm nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng các bài trong sách hoặc lan truyền qua internet thì hiệu quả chưa cao.
Tuy hiếm nhưng cũng có 1 bài thuốc bí truyền trong dân gian có hiệu quả thực sự. Bài nội tiết, bổ huyết, điều kinh của dòng họ Hoàng là một ví dụ. Bài thuốc này phải là bổ sung estrogen từ thực vật mà là nuôi dưỡng buồng trứng, bồi bổ cơ thể để kích thích cơ thể tự sản sinh estrogen một cách tự nhiên. Nhờ đó, sẽ khắc phục được tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ. Khi nội tiết tố nữ đã được cân bằng thì tình trạng mụn trứng cá cũng sẽ không còn.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao cho Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược chuẩn GMP-WHO thành sản phẩm Đông y thế hệ 2 hiệu quả và tiện dụng.
Phạm Hảo
Mụn nhọt ở mông: nỗi đau khó nói và cách loại bỏ chúng!
Những nốt mụn nhọt ở mông khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nằm, ngồi hay thậm chí là khi đi đứng. Nếu không có các biện pháp xử lý đúng cách sẽ khiến tình trang này trở nên nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mụn mông là một trong những nỗi lo thường trực của rất nhiều các bạn nữ hiện nay, bởi ai cũng mong muốn sở hữu vòng 3 mịn màng như da em bé. Tuy nhiên, mụn không chỉ xuất hiện trên mặt, cánh tay mà ngay cả mông cũng có thể bị mụn tấn công. Nổi mụn ở mông khiến các hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn và đem lại cảm giác khó chịu.
Gary Goldenberg, giáo sư da liễu tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York cho biết, hầu hết mụn ở mông là các loại mụn trứng cá, thường xuất hiện dưới dạng mụn mủ đầu trắng và viêm.
Tuy nhiên, phổ biến hơn là tình trạng viêm nang lông, nhiễm trùng nang lông thường biểu hiện dưới dạng các đốm đỏ trên da. Kết quả là để lại những dấu sẹo, vết thâm sần ở vùng da vòng 3 gây mất tự tin cho chị em. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra mụn ở mông và cách loại bỏ chúng nhé!
Điều gì gây ra mụn nhọt trên mông?
Cho dù bạn đang đối mặt với mụn nhọt hay viêm nang lông, nguyên nhân gây ra có thể do một loạt các yếu tố, ví dụ như khi cơ thể tiết mồ hôi sẽ bị đọng lại, các tế bào chết và bụi bẩn tích tụ trên da gây bí tắc lỗ chân lông. Hay da ở mông thường xuyên bị cọ xát do mặc quần áo bó sát, ngồi nhiều hoặc tắm rửa và vệ sinh lưng không đúng cách.
Viêm nang lông trông như thế nào so với mụn nhọt thông thường?
Mụn nhọt thường thể hiện dưới dạng như một mụn đầu trắng, sưng đỏ. Còn viêm nang lông thường phát triển thành một cụm các vết sưng nhỏ màu đỏ hoặc đầu trắng xung quanh nang lông của bạn. Đôi khi chúng có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, sưng tấy.
Mụn mọc ở mông có nguy hiểm hay không ?
Những vết sưng trên mông của bạn có thể là do mụn hoặc chúng ta cũng có thể dễ nhầm lẫn chúng với vết côn trùng cắn. Mặc dù mụn ở mông thường vô hại, nhưng trong một số trường hợp khác, nhiễm trùng có thể lan sang các mô bên dưới và khiến bạn bị nhiễm tụ cầu khuẩn. Có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị sớm. Nhiễm tụ cầu khuẩn do mụn ở mông rất hiếm, nhưng nếu bạn thấy đau dữ dội và bị sốt, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để xử lý mụn nhọt trên mông?
Có nhiều cách để giải quyết mụn trứng cá trên mông và việc nặn mụn không phải là các giải quyết duy nhất. Bạn có thể cải thiện tình trạng mụn nhọt ở mông bằng các sản phẩm trị mụn chứa axit salicylic. Axit này có thể giúp bạn loại bỏ dầu thừa và tẩy tế bào da chết để lỗ chân lông thông thoáng hơn, từ đó giảm mụn.
Tẩy tế bào chết là bước quan trọng khi bạn muốn chữa bất cứ loại mụn nào. Bạn hãy chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết chứa axit glycolic. Đây là một thành phần chữa mụn nhọt ở mông rất tốt nhờ chức năng giữ cho lỗ chân lông thông thoáng. Chất này cũng có thể làm sáng các vết thâm trên da do mụn để lại.
Nếu bạn không nhìn thấy kết quả, bạn cũng có thể thử một miếng rửa hoặc miếng đệm có chứa benzoyl peroxide (giết chết vi khuẩn), cũng như axit glycolic hoặc lactic (có đặc tính tẩy tế bào chết tương tự như axit salicylic).
Nếu mụn trên mông của bạn trở lên sưng tấy hoặc nghiêm trọng hơn, hãy sử dụng kem bôi hoặc thuốc kháng sinh uống theo chỉ định của bác sĩ.
9 dấu hiệu thầm lặng 'tố cáo' bạn bỏ bê bản thân Thật may mắn nếu bạn không đau ốm, nhưng không có nghĩa là bạn đã chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Có những thứ bạn bỏ qua có thể là dấu hiệu cho thấy bạn chăm sóc bản thân chưa đủ. Nên chăm sóc bản thân mình nhé - Ảnh minh họa: Shutterstock Hãy kiểm tra xem bạn có gặp phải bất kỳ...