Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì và ăn gì để thai ổn định, phát triển?
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn mẹ phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm để đảm bảo an toàn, tốt nhất cho thai nhi.
3 tháng đầu là thời kỳ thai đang trong quá trình hình thành và phát triển, chưa ổn định và dễ có nguy cơ nhiễm độc, sảy thai cao nếu mẹ không kiêng cữ cẩn thận không việc ăn uống và sinh hoạt. Không phải thực phẩm nào cũng tốt, bà bầu có thể ăn được. Mang thai 3 tháng đầu ăn gì và kiêng gì, mẹ cần nắm rõ các thực phẩm các nhóm thực phẩm dưới đây.
Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì?
Các mẹ có thể tìm hiểu các thực phẩm dễ gây động thai, lưu thai, sảy thai và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ sau đây và tuyệt đối không sử dụng chúng khi mang thai 3 tháng đầu.
1. Dứa
Hoạt chất Bromelain có trong quả dứa sẽ khiến tử cung co thắt mạnh, gây ra những cơn đau bụng dưới dữ dội và ra máu âm đạo. Các triệu chứng này rất dễ gây sảy thai, động thai mẹ bầu cần lưu ý.
Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu rất dễ mất con, mẹ cần cẩn trọng.
2. Đu đủ
Quả đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh sẽ tác động kích thích các cơ trơn khiến cổ tử cung co thắt mạnh khiến bà bầu có nguy cơ cao sảy thai. Tuy nhiên, 3 tháng cuối thai kỳ, thai đã ổn định và lớn nhanh mẹ có thể ăn đu đủ chín để cung cấp vitamin cho cơ thể.
Đu đủ xanh dễ gây sảy thai (Ảnh minh họa)
3. Uống các loại thuốc
Mang thai 3 tháng đầu mẹ phải nói “Không” với các loại thuốc Tây, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, kháng sinh. Các loại thuốc này rất dễ gây dị tật bẩm sinh, làm chậm quá trình phát triển ở thai nhi.
Nếu mẹ ốm sốt cao nên đi viện khám và uống thuốc do bác sĩ kê đơn. Không tự mua thuốc uống như người bình thường.
4. Sữa tươi chưa tiệt trùng
Sữa là thực phẩm cần thiết, mẹ phải bổ sung trong suốt quá trình mang thai và nuôi con. Thế nhưng mang thai 3 tháng đầu không nên uống sữa tươi chưa tiệt trùng. Vi khuẩn, vi trùng vẫn có thể tồn tại ở dạng sữa này, khi đi vào cơ thể mẹ sẽ dễ gây bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
5. Ngải cứu
Mang thai 3 tháng đầu mẹ không nên dùng ngải cứu để ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào khác. Loại rau này gây co thắt tử cung mạnh, gây đau bụng dưới dẫn đến tình trạng động thai, sảy thai.
6. Đồ ăn sống
Các loại thực phẩm ăn sống như: Cá, trứng, thịt, hàu, sushi… là những thực phẩm không tốt, gây hại cho mẹ và bé. Đồ sống chưa chế biến, nấu chín vi khuẩn còn khả năng tồn tại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho cơ thể mẹ và khiến mẹ dễ bị ngộ độc thai nghén, động thai.
7. Rau ngót
Chất papaverin có trong rau ngót sẽ làm mềm tử cung, co bóp tử cung mạnh gây ra hiện tượng mẹ bầu bị đau bụng dưới, ra máu dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
8. Hải sản
Đây là nhóm các loại tôm, cua, cá… chứa hàm lượng thủy ngân cao, đặc biệt là cá biển. Khi mẹ hấp thụ những thực phẩm nhiều thủy ngân, nhất là khi mang thai 3 tháng đầu bé đang trong giai đoạn hình thành rất dễ bị dạng bẩm sinh.
Hải sản chứa thủy ngân cao mẹ nên hạn chế sử dụng (Ảnh minh họa)
9. Các loại rau, củ, quả muối
Rau cải muối, hành muối, cà muối… là những thực phẩm mẹ nên kiêng dùng trong 3 tháng đầu. Những thực phẩm này đã len chua dễ gây ngộ độc thai nghén, làm mẹ đau bụng, táo bón.
10. Rau củ nảy mầm
Rau mầm là thực phẩm vi khuẩn dễ xâm nhập và loại bỏ, còn loại củ như: Khoai tây, khoai lang, khoai sọ… đã nảy mầm chứa độc tố gây hại cho thai nhi, thai dễ bị dị tật bẩm sinh.
11. Đồ ăn chế biến sẵn
Video đang HOT
Mang thai 3 tháng đầu mẹ không nên ăn những đồ tự nấu, hạn chế ăn đồ sẵn đóng hộp như: Nem chua, thịt hộp, mì tôm, thịt nguội… Đây đều là những thực phẩm có chứa chất bảo quản, phụ gia không tốt cho sức khỏe bà bầu và gây hại, ảnh hưởng đến thai nhi.
12. Đồ uống có cồn, cafein, có ga
Mang thai mẹ phải tránh xa những đồ uống có chất kích thích như: Rượu bia, cafe, nước ngọt… Các đồ uống này rất dễ gây khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, lưu thai nếu mẹ dùng nhiều, liên tục.
13. Nước dừa
Nước dừa cung cấp vitamin C rất tốt cho mẹ bầu, nhưng mẹ chỉ nên uống nước dừa từ tháng thứ 4 trở đi. 3 tháng đầu, thai chưa ổn định uống loại nước này sẽ làm mẹ tăng các triệu chứng ốm nghén hơn.
3 tháng đầu mẹ không nên uống nước dừa (Ảnh minh họa)
Ngoài ra mang thai 3 tháng đầu mẹ nên kiêng thêm các loại: Mướp đắng, trà thảo mộc, gan động vật, pate, salad, đậu phộng, đồ chín tái, quả nhãn, đu đủ, măng, rau răm, đồ lạnh…
Mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung khoáng chất gì?
3 tháng đầu là giai đoạn phôi đang phân hóa và các chức năng của trẻ được hình thành. Mẹ nên chú ý chọn những thực phẩm thuộc các nhóm sau.
Thực phẩm giàu axit folic: 3 tháng đầu trẻ có nguy dị tật bẩm sinh cao do mẹ không cung cấp đủ lượng axit folic cần thiết. Loại axit này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ và cột sống của thai nhi.
Thực phẩm giàu canxi: Canxi là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng hình thành hệ xương và răng, tim mạch, hệ thần kinh của bé. Thiếu canxi bé sẽ chậm phát triển, còi xương, thấp lùi, mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Thực phẩm giàu sắt: Mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ cần bổ sung chất sắt nhiều hơn để giảm thiểu tình trạng hoa mắt, chóng mắt, ngất xỉu do thiếu máu và khiến thai chậm phát triển, nhẹ cân, dễ mắc các bệnh về tim mạch.
Thực phẩm giàu chất đạm: Chất đạm có vai trò quan trọng trong sự phát triển mô bào thai, não, sản xuất máu tốt và giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ và bé.
Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp bé phát triển cơ và mạch máu cho thai nhi.
Thực phẩm bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho thai nhi như:
1. Măng tây
Đây là loại rau được coi là “thần dược” bởi nó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu như: Chất xơ, các loại vitamin K, C, A, chất đạm, glucid… đặc biệt măng tây chứa hàm lượng axit folic rất lớn giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, tăng cường thị lực cho trẻ.
Măng tây có tác dụng phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ (Ảnh minh họa)
2. Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều canxi, vitamin D, omega 3 rất tốt cho sự hình thành và phát triển não bộ của bé. 3 tháng đầu nên ăn cá hồi để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho con yêu. Tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn cá hồi 2 lần/ tuần vì loại cá này có chứa thủy ngân.
3. Các loại rau có màu xanh đậm
Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh lá như: Súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, rau bina.. giúp cung cấp dưỡng chất cho ống thần kinh của trẻ, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh và hạn chế tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu.
4. Trứng gà
Mang thai 3 tháng đầu mẹ nên ăn trứng gà, đây là thực phẩm giàu chất đạm và canxi, vitamin D, omega 3 rất tốt cho trí não, thị giác và hệ xương của thai nhi.
Tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn trứng đã nấu chín, và 1 tuần chỉ ăn 3 – 4 quả trứng để giảm lượng cholesterol trong máu.
5. Thịt đỏ
Thịt nạc lợn và thịt bò là thực phẩm chứa chất sắt lớn, giúp bà bầu hạn chế tình trạng thiếu máu. Hàm lượng chất đạm, B6, B12, kẽm… trong thịt đỏ giúp phát triển não bộ thai nhi tốt. Tuy nhiên mẹ tránh ăn thịt bò, thịt heo tái chín, ướp gia vị cay nóng.
6. Các loại đậu
Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu trắng… là các thực phẩm chứa axit folic, chất béo, khoáng chất, protein, sắt, canxi cao rất tốt cho mẹ và bé. Lượng axit folic trong các loại đậu giúp bé giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh, phát triển tốt theo tiêu chuẩn.
Các loại đậu chứa nhiều dưỡng chất tốt cho thai nhi (Ảnh minh họa)
7. Các loại sữa
Mang thai 3 tháng đầu mẹ nên uống các loại sữa như sữa tươi, sữa công thức, sữa chua…Đây là thực phẩm giàu canxi, rất tốt cho sự hình thành hệ xương, răng, cơ bắp của bé và ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở bà bầu. Tuy nhiên mẹ không nên dùng sữa tươi chưa tiệt trùng.
8. Các loại hạt
Mang thai 3 tháng đầu, mẹ rất dễ ốm nghén vì vậy các mẹ có thể bổ sung bữa phụ bằng các loại hạt như: Óc chó, đậu phộng, hạnh nhân, mác ca… Các hạt này giàu chất sắt và omega 3 giúp cơ thể mẹ sản sinh máu tốt hơn, thai nhi phát triển não bộ tốt, trẻ sinh ra thông minh hơn.
9. Nước
Khi mang thai, mẹ cần bổ sung, uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để các cơ quan hoạt động trơn tru tốt hơn. Uống đủ nước sẽ giảm các hiện tượng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu, giúp mẹ khỏe khoắn, đẹp da hơn.
10. Các loại quả có múi
Cam, quýt, bưởi… là trái cây tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu, loại quả này chứa hàm lượng vitamin C, axit folic cao giúp mẹ hấp thụ chất sắt tốt hơn, đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch và giúp thai khi không mắc các bệnh dị tật bẩm sinh.
Thay đổi cơ thể mẹ khi có thai 3 tháng đầu
Khi mới có thai, cơ thể mẹ sẽ có nhiều biểu hiện, dấu hiệu báo có thai dưới đây. Khi có các dấu hiệu này, mẹ nên tìm hiểu nên ăn hoặc kiêng thực phẩm nào an toàn, tốt nhất cho bé yêu.
- Ốm nghén
- Tăng cân
- Ợ nóng, khó tiêu
- Mệt mỏi, chán ăn
- Đi tiểu nhiều
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Đau bụng dưới
- Hoa mắt, chóng mắt
- Da nám, sạm hơn
- Đau lưng, đau đầu
- Đau tức ngực
- Buồn ngủ
Mang thai 3 tháng đầu mẹ bị ốm nghén với các triệu chứng đi kèm (Ảnh minh họa)
Làm gì để hết ốm nghén?
Mang thai 3 tháng đầu hầu hết các mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén. Để giảm thiểu tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo các cách sau.
- Uống trà gừng để giảm tình trạng buồn nôn, nôn.
- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Ngủ trưa ít nhất 30 phút để cơ thể được thư giãn, thoải mái.
- Ăn nhẹ, ăn các bữa phụ để giảm cảm giác sợ đồ ăn, nôn và giúp mẹ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
- Tránh những nơi nhiều mùi đồ ăn, xăng dầu…
- Đi bộ mỗi buổi sáng, tối để giảm thiểu tình trạng đau lưng, đau khớp.
- Ăn một chút bánh quy trước khi rời khỏi giường để hạn chế tình trạng buồn nôn.
- Ăn nhiều thực phẩm khô, các loại hạt giúp giảm ốm nghén.
- Làm việc, nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí.
Mang thai 3 tháng đầu khi nào nên gặp bác sĩ?
3 tháng đầu thai chưa ổn định, mẹ nên đi khám thai thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu bất thường nào dưới đây mẹ cần đến bác sĩ ngay.
- Đau bụng dưới dữ dội, kéo dài.
- Ra máu tươi, ra nhiều máu.
- Mẹ ốm, sốt cao, co giật.
Một số thắc mắc về mang thai 3 tháng đầu
- Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có phải động thai? Tùy vào tình trạng đau bụng ở từng mẹ, nếu đau lâm râm, mẹ không ăn các thực phẩm cần kiêng thì đây chỉ là hiện tượng bình thường do thai đang làm tổ. Nếu đau nhiều, dữ dội mẹ nên đi khám thai để có kết quả rõ nhất.
- Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? 3 tháng đầu, thai mới trong giai đoạn hình thành và phát triển, mẹ chỉ tăng cân nhẹ vì vậy lúc này bụng bầu của mẹ chưa lộ rõ. Đến tháng thứ 5, mẹ bụng mẹ to, lộ rõ.
- Mang thai 3 tháng đầu không nên uống sữa gì? Mẹ không nên uống sữa tươi chưa tiệt trùng, các vi khuẩn, vi trùng vẫn tồn tại sẽ gây hại cho thai nhi. Mẹ nên uống sữa tiệt trùng để đảm bảo an toàn nhất.
- Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không? Dứa, đu đủ xanh… là loại quả thuộc nhóm thực phẩm gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai cao. 3 tháng đầu mẹ không nên ăn dứa kể cả nước ép dứa hay dứa chế biến cùng các thực phẩm khác.
- Mang thai 3 tháng đầu uống nước dừa được không? 3 tháng đầu mẹ chưa nên uống nước dừa vội, nước dừa sẽ khiến tình trạng ốm nghén tăng lên. Mẹ có thể đợi đến tuần 16 uống nước dừa.
.Theo Giadinh.net.vn
Lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn chuối
Là một loại quả không còn xa lạ với đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Chuối có nhiều công dụng đặc biệt trong việc cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể người nói chung và cơ thể bà bầu nói riêng.
Tuy nhiên ăn chuối không đúng cách sẽ có hại cho mẹ và thai nhi. Cùng tìm hiểu về việc bà bầu ăn chuối để có thể hiểu hơn về vấn đề này.
Chuối cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu
Lợi ích của chuối đối với bà bầu
Tăng khả năng hấp thu canxi: Trong chuối có chứa chất fructooligosaccharides (FOS) đây là một loại chất xơ hòa tan thường xuất hiện trong các loại rau củ quả, loại chất này không những có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn có công dụng giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác như axit folic, canxi, sắt... đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể và trí não của trẻ trong bụng mẹ.
Chất xơ trong chuối tốt cho hệ tiêu hóa bà bầuGiảm chuột rút: Chuột rút là hiện tượng khiến cho các mẹ bầu sợ hãi bởi sự khó chịu mà nó mang lại đặc biệt từ tháng thứ 5 trở đi hiện tượng này càng dễ xảy ra. Bây giờ bạn không cần phải lo lắng nữa, vì ăn chuối sẽ cung cấp kali loại chất có tác dụng giúp hạn chế hiện tượng chuột rút.Chống táo bón: Táo bón gây khó chịu và suy nhược cơ thể cho bà bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Khi bà bầu ăn chuối sẽ được cung cấp cho cơ thể loại chất xơ , chất xơ này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng nên sẽ hạn chế được hiện trạng táo bón.Tốt cho sự phát triển trí não thai nhi: Trong chuối có chứa vitamin B6, một loại vitamin quan trọng trong 12 vitamin B cần cho cơ thể. Loại vitamin B6 này có công dụng tuyệt vời trong quá trình kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi bên cạnh đó còn hạn chế tình trạng mệt mỏi, khó ngủ.
Những trường hợp bà bầu không được ăn chuối
Chuối mặc dù có những công dụng tuyệt vời, tuy nhiên khi mẹ bầu ăn chuối cũng cần chú ý đến một số yếu tố:
Trong chuối có chứa chitinase một loại chất có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với cơ thể, đặc biệt nếu ăn nhiều. Vì thế, chỉ nên ăn 3-4 quả chuối/tuần.Không nên ăn chuối nếu mẹ bầu bị các bệnh như tiểu đường, đau khớp. Bởi trong chuối có hàm lượng đường cao, không có lợi cho những người bị tiểu đường. Hoặc trường hợp bị đau dạ dày, dị ứng với chuối với những mẹ có dấu hiệu như vậy, không ăn chuối hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn chuối, để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
Với những phân tích trên, chúng ta thấy được lợi ích khi bà bầu ăn chuối thật tuyệt vời phải không nào. Tuy nhiên, nên ăn chuối đúng cách, đúng số lượng để hấp thu được những dưỡng chất từ chuối tốt nhất nhé.
Theo Nau.vn
Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ? Mang thai sau khi sinh mổ cần được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Nguyên nhân do cơ thể bạn cần có thời gian để phục hồi cũng như hạn chế được các rủi ro cho lần mang thai sau. Để thực hiện phương pháp sinh mổ, bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng người mẹ. Do đó, tử cung cần...