Mâm cỗ tết và cỗ tết Hà Nội
Người Việt vẫn quen gọi “ăn tết” chứ không phải nghỉ tết, chơi tết hay thưởng tết… có lẽ vì ẩm thực là một yếu tố quan trọng của ngày tết cổ truyền.
Mâm cỗ tết với nhiều thức ngon được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.
Suy nghĩ của người Việt ta là dành những điều tinh túy, hoàn hảo nhất cho ngày tết. Điều đó thể hiện rất rõ qua mâm cỗ tết – một mâm cơm đặc biệt nhất trong năm khi cả gia đình được đoàn viên, sum vầy.
Cỗ tết truyền thống của người Việt trên khắp mọi miền đất nước đều có những món truyền thống như bánh chưng, gà luộc, giò lụa… Nhưng tùy vào tập quán, tính cách và khí hậu của mỗi vùng miền mà mâm cỗ tết cũng khác đi.
Video đang HOT
Tết này thủ đô ta tròn ngàn năm tuổi. Sự đi lên của lịch sử cũng khiến cái tết của người Hà Nội thay đổi theo. Tết Hà Nội nay không phải là cái tết thiếu thốn của ngày xưa, cũng không phải không khí tết nóng ấm như miền Nam… Tết của thủ đô mang một không khí rất riêng: tết của mảnh đất thủ đô ngàn năm tuổi, hiện đại nhưng vẫn lưu giữ nhiều nét truyền thống
Mâm cỗ tết của người Hà Nội thể hiện sự tinh tế, đặc sắc riêng của văn hóa ẩm thực nơi đây. Cỗ tết Hà Nội không có món bánh răng bừa, món gỏi như ở Huế, cũng không có xôi kèm lợn quay, bánh tét hay bánh măng, bánh dừa mận như ở miền Nam… mà có nhiều thức riêng phù hợp để thưởng thức trong không khí ngày tết rét lạnh miền Bắc.
Đầu tiên phải kể đến cỗ tết ông Táo (ngày 23 tháng chạp). Có lẽ do truyền thống văn hóa ảnh hưởng nhiều từ phương Bắc nên người Hà Nội dùng nhiều vàng mã hơn các vùng miền khác để cúng vị vua bếp. Mâm cỗ có các món xôi gà, nem rán, chân giò luộc, canh nấm, măng và món chè kho… Hình ảnh vị Táo quân cùng bếp lửa gia đình quen thuộc như niềm ước mong về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, thuận hòa.
Cỗ tết quan trọng nhất là mâm cỗ tất niên chiều 30 và mâm cỗ của buổi sáng mồng 1 tết (ngày tết chính). Mâm cỗ tết truyền thống của người Hà Nội thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa). Người thủ đô chuẩn bị cỗ tết rất cầu kỳ, theo đúng quy cách, đủ lệ, đủ món. Đặc biệt, trên mâm cỗ tất niên luôn có một đĩa xôi gấc như thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới.
Thông thường, các bát trên mâm cỗ gồm một bát bóng nấu với chân tẩy và nước dùng gà (chân tẩy gồm có su hào, cà rốt, củ đậu được thái mỏng theo những hình hoa đẹp đẽ). Một bát khoai tây hầm đầu, cổ, cánh gà. Một bát miến nấu lòng gà. Và một bát măng khô ninh chân giò. Các đĩa thì có đĩa gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò xào, giò lụa, đĩa cá kho riềng hoặc bò kho khô, đĩa nộm.
Cỗ tết Hà Nội hay bất cứ ở đâu trên cả nước đều không thể thiếu các món truyền thống là dưa hành và bánh chưng xanh. Nhưng miền Bắc nổi tiếng cả nước với cái rét lạnh mùa đông. Cỗ tết do đó cũng đặc biệt hơn bởi những món được làm từ không khí rét mướt ấy như giò xào hay thịt nấu đông…
Thức ăn ngày tết bao giờ cũng được gia đình coi trọng. Thịt gà được dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến và được làm sẵn từ chiều 30 (vì người Việt ta kiêng sát sinh vào ngày mồng 1 và năm mới). Thịt lợn là thịt nạc mông hay thịt chân giò ngon, còn thịt mỡ sẽ dùng để chế biến món giò xào cho dễ ăn… Cỗ truyền thống thì vậy nhưng có sự thay đổi theo mỗi gia đình, phù hợp với sở thích và điều kiện.
Theo TTO
Giò lụa Món Tết ba Miền
Giò lụa giòn, thơm, đậm mùi thịt với hương thơm của những tàu lá chuối tươi từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt.
Dù ba miền của Việt Nam có khẩu vị ẩm thực rất khác nhau, nhưng đều có những món ăn chung cho ngày Tết như dưa hành, dưa kiệu, và đặc biệt là giò lụa, miền Nam gọi là chả lụa. Giò lụa là món ăn đơn giản, không cần chế biến cầu kỳ và rất dễ ăn. Một đĩa giò lụa cắt lát, ăn cùng với dưa hành có thể là món nhâm nhi của cánh đàn ông, là một món ăn vui giúp đậm đà câu chuyện của các bà, và là món ăn trẻ nhỏ cũng khó lắc đầu từ chối.
Giò lụa món ăn không thể thiếu trong ngày tết - Ảnh: TTVLOL
Được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt lợn nạc giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín. Tuy chế biến đơn giản song lại là món có thể để dành được vài ngày, vừa để ăn, vừa có thể biếu người thân hoặc đãi khách mà không mất công nấu nướng. Ngày Tết, khi các món đã được dọn ra xong xuôi chủ nhà mới bắt đầu mang gói giò cắt lấy một khoanh, đặt vào đĩa. Thế là có một mâm cỗ Tết trọn vẹn.
Giò lụa thường được thái thành khoanh ngang và xắt làm năm hay sáu miếng theo đường kính, bày trên đĩa thành hình hoa thị và chấm nước mắm ngon rắc chút bột tiêu thơm nhẹ hay gia thêm chút tinh dầu cà cuống. Ngoài cách ăn thông thường như một thức ăn trên mâm cỗ ngày lễ tết, giò lụa cũng thường sử dụng ăn kèm với bánh giầy, xôi hoặc cơm gạo tám.
Giò lụa làm từ thịt đùi gà - ảnh: hoitheuthua
Giò là món ăn đặc biệt của ngày Tết Việt Nam. Mâm cỗ Tết cỗ truyền của người Hà Nội không thể thiếu món giò lụa. Tết, mâm cỗ nhà nào cũng đủ đầy và chứa chan hương vị cùng màu sắc. Đĩa giò ít màu sắc hơn các món khác, vì không phải rắc rau mùi, rau thơm cũng không đặt quả ớt xanh hay hạt tiêu màu đen nhưng nếu thiếu nó là thiếu hẳn một món quan trọng, món đặc trưng của mâm cỗ Tết.
Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã. Miếng giò ăn béo bùi, giòn tấm tức, làm cho chén rượu ngày xuân thêm nồng say. Không chỉ là loại thực phẩm ưa chuộng được dùng trong giỗ chạp, lễ Tết, giò lụa còn rất thích hợp làm quà biếu trong các đám dạm hay cưới xin.
Theo PNO
Đi chơi Tết: luôn cẩn thận teen nhé! Đã có nhiều teen phản ánh chuyện bị mất cắp hay giật đồ khi đi chơi Tết. Những ngày này, teen luôn phải đề cao cảnh giác nhé! Đề phòng trộm cắp Vấn đề trộm cắp luôn là vấn đề nhức nhối trong mấy ngày Tết. Những chỗ đông người luôn là mảnh đất béo bở cho các đạo chích hoành hành. Chuyện...