Mắm chưng Nam bộ
Mắm chưng là một món ăn thời khẩn hoang ở miền Tây Nam bộ. Những thực phẩm và gia vị để làm ra món nhà quê này không phức tạp: Thịt heo, cá mắm, lòng đỏ trứng vịt muối, tiêu hoặc ớt trộn đều rồi đun cách thủy. Nghe thì đơn giản nhưng dân thành thị có làm thử mới thấy không phải ai cũng làm cho ngon được, phải đích thực người Nam bộ ra tay mới thành món mắm chưng đúng vị, đúng nghĩa.
Thịt heo, cá mắm, trứng vịt muối, đều là những thứ nông dân chăn nuôi được. Cá thì ngâm mắm, trứng thì muối ăn dần, trong những ngày vụ mùa đi làm đồng về cứ sẵn trứng và cá mang ra bằm nhuyễn quậy thật đều rồi cho vào tô hấp lên chỉ chừng chục phút sau mùi thơm của nó sẽ hành hạ bạn không còn tâm trí nghĩ đến món khác. Nếu đi làm ruộng mang cơm theo cũng với món mắm chưng là đủ. Người Sài Gòn cũng rất mê món mắm chưng, những vị Việt kiều về nước cũng không tránh khỏi nỗi mê hoặc của món nhà quê này, theo dòng thời gian nay đã trở thành món đặc sản thời thượng mang đậm nét bản sắc văn hóa ăn uống quê nhà.
Có lẽ không quán cơm lớn nhỏ nào ở Sài Gòn nói riêng ở các tỉnh thành miền Nam nói chung lại không có món mắm chưng, nó như món chủ đạo trong bữa cơm người Nam bộ. Cạnh nhà tôi có mấy chú sinh viên cứ giữa trưa là thấy họ băm cộp cộp, khó ngủ quá. Có lần gặp mấy chú “nhóc” hỏi : “Làm gì mà trưa nào cũng gõ gõ như mõ tụng kinh vậy?”. Mấy chú tủm tỉm cười, tay cào gáy, nói : “Tụi con làm mắm chưng, lần nào về quê ba má cũng cho hột vịt muối với cá mắm nên đến trưa đi học về là mấy đứa lại xúm vào dạo bản nhạc… “mắm chưng”. Cũng từ buổi tiếp chuyện mấy chú sinh viên ấy, tiếng dạo nhạc “mắm chưng” nhẹ hơn, chắc mấy đứa lót dưới thớt bằng cái gì đó để bằm cá cho bớt ồn.
Video đang HOT
Bản thân người viết bài này cũng mê mắm chưng lắm, đã tam tứ lần mua đủ chủng loại thực phẩm làm thử món nhà quê này mà nó vẫn không ra món mắm chưng, ra hàng cơm mua về thì họ cũng độn thứ gì đó ăn không ngon. Không lẽ mỗi lần muốn ăn lại phải đi xe về miền Tây? Rất may, tôi được người bạn tặng một hộp thực phẩm mắm chưng. Tôi thoáng nghĩ tưởng gì mắm chưng đóng hộp chắc không bằng trình độ nghiệp dư của tôi nấu, bỏ xó bếp chừng tuần sau trời mưa chẳng có gì ăn, tôi mang hộp mắm chưng ra ăn thử cho biết, ăn xong các cháu vẫn thòm thèm nói có một hộp ít qúa nhắc tôi nếu đi siêu thị mua nhiều vào. Không ngờ mắm chưng đóng hộp hương vị lại ngon đến vậy, chẳng phải mất thì giờ mua sắm, lỉnh kỉnh mấy thứ dao thớt chế biến mà vẫn được ăn món mắm chưng đích thực của “nhà quê” Nam bộ. Béo từ thịt, thơm từ cá, bùi từ lòng đỏ trứng muối khiến cho miếng cơm trong miệng trở nên ý nghĩa với cuộc sống vô cùng, dù người ăn có địa vị đẳng cấp nào trong xã hội khi ăn mắm chưng thì không thể không cảm nhận được hương vị rất bắt miệng của mắm chưng.
Vì lạ miệng nên suốt hai tuần đầu cả nhà cũng đồng ca bản “mắm chưng”, nhưng hên cái là gia đình tôi không phải dùng “bộ gõ” như mấy chú sinh viên bên cạnh nhà, mà “dinh” từ siêu thị về. Mắm chưng thay vì hấp trong tô nay được nhà sản xuất đóng hộp, vừa thuận tiện vừa hợp vệ sinh, riêng tôi rất vui như phát hiện ra một món ăn mới. Kiều bào có thể mang hương vị Nam bộ từ món mắm chưng đóng hộp về cho gia đình ở phương xa cùng thưởng thức. Mọi người sẽ lại thấy hình bóng người nông dân vấn khăn rằn trên đồng ruộng, bên ao cá quê nhà mà nhớ da diết tiếng vịt bơi lội với tiếng kêu cạp cạp giữa trưa hè từ món ăn truyền thống của miền Tây Nam bộ này.
Theo MonngonSaigon.com
Hương vị vịt nấu chao
Cũng là món ăn Việt, song mỗi miền có những đặc thù riêng. Người Sài Gòn chưa hẳn đã biết đầy đủ của ngon vật lạ ở thành phố mình nhưng chắc hẳn không ai không biết đến một món ăn khá ngon và bổ dưỡng: vịt nấu chao.
Vịt là một món ăn rất quen thuộc của người dân Việt Nam. Vịt có thể chế biến nhiều món, trong những món đó không thể không kể đến vịt nấu chao. Khi kết hợp chao với vịt làm tăng vị đậm đà, lạ miệng của vịt, thêm vào đó là vị thanh ngọt của nấm, bùi bùi của khoai môn, và những gia vị khác làm nên hương vị riêng của món vịt nấu chao. Dùng đũa gắp những miếng thịt vịt đậm đà chấm vào chén chao vừa thơm, béo, vừa có vị cay nhè nhẹ của sa tế tạo nên một cảm giác tuyệt vời.
Ảnh: hoa-viet.com
Ở Nam bộ cũng như Sài Gòn có nhiều hương vị, cách chế biến vịt nấu chao khác nhau. Nhưng tựu chung lại đều không thể thiếu chao, nấm, nước dừa tươi, khoai sọ và tiếp theo phải kể đến các loại gia vị: muối, tiêu, đường, hành tỏi, dầu... Món này dùng kèm với bún hoặc bánh mì, rau muống và chao.
Món vịt nấu chao thoạt trông đơn giản, thế nhưng để có một nồi vịt đúng nghĩa, quá trình chế biến lại rất công phu. Vịt được chọn là loại vịt mỡ, tương đối non, thịt vịt làm sẵn, người cầu kỳ còn cắt bỏ đầu cánh chỉ giữ lại phần thân nhiều nạc rồi xát thịt vịt với gừng, chút xíu rượu trắng để khử mùi vịt. Sau đó đem ướp với chao. Chọn loại chao trắng lâu ngày, pha thêm một ít chao đỏ để lấy mùi thơm rồi ướp khoảng một buổi trước khi nấu.
Không phải cao lương mĩ vị, vịt nấu chao rất dân dã, mang nhiều đặc trưng Nam Bộ và có lẽ không còn xa lạ nhưng vịt nấu chao vẫn đầy sức quyến rũ lòng người bởi hương vị thơm ngon rất riêng. Sài Gòn mùa mưa với không khí mát dịu, sau một ngày làm việc căng thẳng chính là thời điểm thích hợp để bạn tận hưởng những món ăn và thật đáng tiếc nếu bạn không nghĩ tới món vịt nấu chao béo ngậy, bổ dưỡng.
Theo MonngonSaigon.com
Bánh Khẩu Thuy: Đặc sản riêng của Bắc Kạn Vào mỗi dịp lễ hội Lồng Tồng, thứ bánh không thể thiếu để dâng lên trời đất, để cúng thần linh cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà là bánh Khẩu Thuy. Bánh tròn như quả trứng chim cút, vàng óng vì được tẩm mật mía, ăn vừa ngọt, vừa thơm, giòn tan nơi đầu lưỡi với hương vị mang bản...