Mách bạn cách tránh viêm loét dạ dày
Sử dụng chất kích thích, ăn uống thất thường… là những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, để lâu không được điều trị sẽ dẫn đến loét dạ dày – tá tràng.
Chào bác sỹ, cháu là nữ giới, 22 tuổi. Dạo gần đây cứ trước bữa ăn khoảng 1 tiếng (lúc đó cháu đã đói bụng rồi) cháu lại bị đau quặn ở bụng, kiểu rất đói và cháu có cảm giác mình nhanh đói hơn bình thường. Có phải cháu bị đau dạ dày rồi không bác sỹ? Cháu hay thức khuya, giờ giấc ăn uống cũng hơi thất thường ạ. Mong bác sỹ cho cháu lời khuyên!
Myhuyen…@gmail.com
Bác sỹ trả lời:
Các triệu chứng bạn tả cho tôi ít quá, có khả năng bạn bị viêm dạ dày – tá tràng. Nếu đau dạ dày – tá tràng thường đau vùng bụng trên (vùng thượng vị, phía dưới hõm xương ức), có cảm giác nóng rát, đau thành từng cơn, đau khi đói hoặc vào ban đêm. Khi ăn vào cơn đau có thể dịu đi.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày – tá tràng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc (ví dụ như aspirin, corticoid…), có thể do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, có thể do tăng acid trong dạ dày gây ra.
Bình thường trong dịch vị của dạ dày có acid HCL do tế bào viền ở vùng thân dạ dày bài tiết ra, có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và chống nhiễm khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Uống nhiều rượu ảnh hưởng xấu đến dạ dày (Ảnh minh họa)
Khi acid HCL được bài tiết quá nhiều hoặc sức đề kháng của niêm mạc dạ dày bị giảm thì acid HCL lại phá hủy niêm mạc dạ dày gây loét dạ dày tá tràng. Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình bài tiết dịch vị dạ dày (trong đó có acid HCL), đặc biệt là hoạt động của dây thần kinh X. Hoạt động của dây X lại chịu ảnh hưởng của yếu tố thần kinh.
Video đang HOT
Khi có sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống (công việc căng thẳng, lo lắng, buồn rầu, sợ hãi, tức giận…), ăn uống thất thường, không đúng bữa, ăn xong làm việc ngay, không có thời gian để dạ dày “tập trung” tiêu hóa thức ăn… là những nguyên nhân có thể gây viêm dạ dày tá tràng, để lâu không được điều trị sẽ dẫn đến loét dạ dày – tá tràng.
Điều trị viêm dạ dày – tá tràng phải tìm được nguyên nhân, tùy theo loại nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị sớm nhé.
Ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị, các yếu tố khác trong cuộc sống cũng rất quan trọng. Không được dùng chất kích thích (rượu, bia, cà phê, trà đặc), không ăn nhiều ớt, hạt tiêu, dứa, chanh, dấm. Không tự ý sử dụng các loại thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày. Tránh stress, căng thẳng, lo âu. Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đúng bữa. Sinh hoạt, học tập, làm việc hợp lý. Cố gắng mới khỏi bệnh được bạn nhé.
Theo VNE
Những thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên kết bạn
Thức ăn đóng vai trò chính yếu trong việc làm nặng hơn hay giảm nhẹ các cơn đau dạ dày. Vì vậy trong quá trình chữa trị viêm loét dạ dày thì bạn cần chú ý nên ăn những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị. Dưới đây là nguyên tắc chế biến thức ăn cũng như những thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên kết thân.
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dầy bị tổn thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu
Một chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dầy hành tá tràng có thể làm giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày đã tiết ra, giúp cho viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.
Nguyên tắc chế biến thức ăn cho người bị viêm loét dạ dày:
Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.
Ăn chậm nhai kỹ vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày.
Chế độ ăn đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ. Không nhịn đói, Không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Vì ăn quá no sẽ làm dạ dày căng, kích thích tiết nhiều axit. Việc ăn nhiều bữa sẽ giúp cho trong dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit.
Các loại thực phẩm được nấu chín, khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: nếu thức ăn đặc, khô quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn để tiêu hóa hết được, ngược lại ăn thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100-200ml nước (canh hoặc nước khác). Mặt khác ăn quá nhiều canh trong bữa ăn vì sẽ làm cho men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi.
Nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm vì chan canh ăn lẫn với cơm, sẽ không nhai được kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay
Người bệnh nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong để thức ăn còn nóng, tốt nhất là 40-50 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây kích thích. Thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn.
Những loại thực phẩm nên kết thân:
Những cơn đau dạ dày có thể trở nên nhẹ nhàng hơn nếu biết sử dụng đúng loại thực phẩm. Các bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ghi nhớ và sử dụng những loại thực phẩm này:
Chuối: Trái với lầm tưởng của nhiều người, thật ra chuối là một loại trái cây rất tốt cho người mắc các bệnh về đường ruột vì rất dễ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưởng cho rằng, ăn 1 trái chuối mỗi ngày sẽ giúp tăng "sức mạnh" cho hệ tiêu hóa. Ở 1 số nước như Ấn Độ công thức làm bánh mì tại nhà đều có thêm thành phần chuối.
Gạo: Nhiều người có mẹo ăn nhiều cơm trắng để giảm nhẹ các cơn đau dạ dày. Trong gạo được cho rằng có các thành phần tự nhiên có tác dụng làm dịu nhẹ các cơn đau. Ngoài gạo, lúa mạch và bột mì cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Táo: Táo là loại trái cây đầy dinh dưỡng, có tác dụng đẩy lùi sự phát triển của hại khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, táo chỉ nên ăn 1 trái/ngày, ăn quá nhiều sẽ gây đầy hơi, tác dụng ngược.
Bánh mì nướng: có tác dụng trung hòa acid tại dạ dày
Cà rốt: Ăn cà rốt sẽ tránh được táo bón, được xem là loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Chất xơ, vitamin A trong cà rốt rất dồi dào. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên các bà mẹ trẻ cho bé tập ăn dặm bằng những khoanh cà rốt luộc chin, vừa bổ dưỡng lại dễ tiêu hóa.
Sữa chua: Dạ dày cần 1 hệ vi khuẩn mới có thể tiêu hóa tốt. Vì thế, thiếu hụt vi khuẩn đường ruột sẽ gây ra các cơn đau. Công thức của sữa chua là một hệ thống tiêu hóa "thu nhỏ" giúp cung cấp đầy đu vi khuẩn đường ruột giúp ích cho sự tiêu hóa. Việc tiêu hóa trơn tru sẽ giúp giảm đi tần suất đau dạ dày.
Sữa, trứng: có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Sữa nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần
Tôm, cá: không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Các thực phẩm giàu đạm như: Thịt nạc, cá nạc. nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu.
Người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên dùng các thức uống như: nước lọc, nước khoáng, nước chè loãng.
Theo PNO
Ung thư dạ dày: Khó phát hiện, tử vong cao. Mỗi năm, Việt Nam có trên 15.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong vì bệnh này. Đây là bệnh ung thư phổ biến xếp thứ 2 trong số 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp tại nước ta. Ung thư dạ dày: khó phát hiện, tử vong cao Có tới 3/4 số bệnh...