Làm gì khi bị loét dạ dày?
Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non bị xói mòn. Nếu bị chẩn đoán loét đường tiêu hóa, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau.
Hút thuốc lá làm tăng axit trong dạ dày, khiến cơn đau thêm tồi tệ – Ảnh: Shutterstock
Thuốc chống viêm an toàn. Acetaminophen được khuyến khích hơn aspirin, naproxen, ibuprofen và các thuốc khác trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid trong việc điều trị loét dạ dày.
Hạn chế đồ uống có cồn và caffein. Nghiên cứu cho thấy rượu và cafein có tác dụng kích thích dạ dày và ruột non, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu và viêm. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến tình hình thêm trầm trọng.
Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, kích thích vết loét cũ hoặc thậm chí gây thêm vết loét mới. Khói thuốc lá còn là tác nhân làm tăng axit dạ dày, có thể gây kích ứng cho vết loét. Theo nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe Mỹ, khói thuốc lá là thủ phạm làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Lựa chọn thực phẩm. Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nên tránh chế độ ăn giàu thịt đỏ, thức ăn chiên xào hoặc các loại thực phẩm béo.
Chế độ ăn thiên về các thực phẩm này có xu hướng dẫn đến kích thích thêm vết loét và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ được khuyến cáo nhằm giúp kiểm soát việc sản xuất axit trong dạ dày.
Ăn uống đều đặn. Bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa tránh ăn nhiều. Cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn hằng ngày và ăn theo lịch trình cố định để không tác động việc sản xuất axit trong dạ dày, nguyên nhân gây nên những vết loét. Chế độ ăn cần đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya.
Mang theo thuốc. Cần mang theo thuốc nếu bác sĩ xác định nguyên nhân loét dạ dày ở bạn là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Vi khuẩn này thường xuất hiện ở niêm mạc của dạ dày và phần đầu của ruột non.
H.pylori có thể làm hỏng lớp chất nhầy của dạ dày và phần đầu của ruột non làm cho dạ dày dễ bị viêm nhiễm. Lớp chất nhầy không được sản sinh thêm thì các axit sản xuất ra sẽ ăn mòn lớp niêm mạc nhạy cảm dẫn đến loét dạ dày.
Video đang HOT
Theo Wikihow, 70 – 90% trường hợp loét có liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn này. Vì lý do đó, hãy đảm bảo luôn mang theo bên mình những liều kháng sinh cần thiết có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori để cắt đứt cơn đau.
Giảm căng thẳng. Căng thẳng cũng được xem là nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng đau dạ dày. Mối tương quan này đã được một số nghiên cứu khoa học chứng minh. Vì vậy, muốn giảm bớt tình trạng viêm loét, cần tránh những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống.
Theo VNE
10 thực phẩm có hại cho người bị bệnh dạ dày
Đau dạ dày là bệnh phổ biến và thưởng xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn.
1. Cà phê
Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc nồng độ axit trong dạ dày quá cao. Đặc biệt những người bị loét dạ dày nên ít uống cà phê. Các loại đồ uống có chứa cafein cũng nên hạn chế.
2. Cà chua
Cà chua có tính axit mạnh, dễ khiến dạ dày sản sinh nhiều dịch vị. Do đó, ăn nhiều cà chua sẽ dẫn đến hiện tượng như nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, nóng ruột...Các loại tương cà chua cũng có tính chất tương tự.
3. Súp-lơ
Trong súp-lơ có nhiều chất xơ hoà tan chỉ bị phân giải trong đại tràng, và tạo ra nhiều thể khí sau khi phân giải. Đồng thời, hoa lơ cũng chứa nhiều chất đường sinh khí giống các loại đậu.
4. Sôcôla
Trong sôcôla có lượng lớn theobromine, có thể làm lỏng cơ co khít ở thực quản, khiến dịch vị dễ bị trào ngược lên thực quản.
5. Chè xanh
Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói.
6. Hành tây
Có chứa các chất dinh dưỡng phong phú, giúp bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng. Bạn nên nấu chín hành tây để loại bỏ một số chất độc hại.
7. Nước cam ép
Nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày.
8. Ớt, hạt tiêu
Ớt tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt. Với cả hạt tiêu cũng vậy
9. Kem
Mùa hè, nếu đau dạ dày bạn nên tránh kem. Hàm lượng chất béo trong kem rất cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người bị bệnh dạ dày và đường ruột. Đau bụng có thể dễ dàng gây ra.
10. Chế phẩm từ sữa
Những người không tiêu hoá được lactose khi ăn các chế phẩm từ sữa sẽ gây khó chịu dạ dày. Có thể chọn sữa chua, pho mát cứng, hoặc sữa có hàm lượng lactose thấp để sử dụng.
Triệu chứng đau dạ dày
- Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.
- Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.
- Nôn hoặc buồn nôn.
- Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.
- Sụt cân, mệt mỏi.
Theo VNE
"Cạch mặt" những thói quen vô cùng có hại cho dạ dày Bảo vệ sức khỏe của dạ dày là điều hết sức quan trọng. Bạn nên chú ý loại bỏ ngay những thói quen sau đây trong cuộc sống của mình để tránh gây hại cho dạ dày. Dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Nếu dạ dày không làm tốt chức năng của...