“Cạch mặt” những thói quen vô cùng có hại cho dạ dày
Bảo vệ sức khỏe của dạ dày là điều hết sức quan trọng. Bạn nên chú ý loại bỏ ngay những thói quen sau đây trong cuộc sống của mình để tránh gây hại cho dạ dày.
Dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Nếu dạ dày không làm tốt chức năng của nó, việc tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc, bạn sẽ phải lĩnh những hậu quả đáng tiếc như béo phì, phát sinh nhiều bệnh trong cơ quan tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung.
Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe của dạ dày là điều hết sức quan trọng. Để bảo vệ dạ dày, bạn nên chú ý loại bỏ ngay những thói quen sau đây trong cuộc sống của mình.
1. Vận động mạnh ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 1-3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Lúc này, bạn nên vận động nhự nhàng để lượng máu phân bổ đều cho các cơ quan trong cơ thể.
Nếu vận động mạnh ngay sau khi ăn, cơ thể sẽ phải dồn lượng máu nhiều hơn tới các cơ bắp khiến cho máu cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa không đủ. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn, do đó dễ gây bệnh đau dạ dày hoặc các bệnh tiêu hóa khác.
2. Tắm sau khi ăn
Video đang HOT
Trong quá trình tắm, các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở ra, máu lưu thông mạnh đến các chi nên lượng máu chuyển đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng bị hạn chế. Tình trạng này làm cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, dạ dày phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Thậm chí, những người bị cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao…có thể gặp biến chứng.
Nếu muốn đi tắm sau khi ăn, bạn nên chờ khoảng 1-3 tiếng để hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi và lượng máu đến cơ quan tiêu hóa không cần nhiều như khi vừa ăn xong.
Bảo vệ sức khỏe của dạ dày là điều hết sức quan trọng. Ảnh minh họa
3. Căng thẳng tinh thần
Tình trạng quá tải về thể chất cũng như tâm thần lâu dài đều dẫn đến sự mệt mỏi, làm suy yếu hệ miễn dịch và làm giảm tác dụng bảo vệ dạ dày của niêm mạc dạ dày. Điều này khiến cho lượng cung cấp tới dạ dày không đủ, gây rối loạn chức năng bài tiết, giảm nước nhầy trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn hại, gây hại cho dạ dày.
Hơn nữa, khi bạn khó chịu, căng thẳng hay giận dữ, những cảm xúc xấu sẽ ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày, tiêu hóa và các chức năng khác khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, sức khỏe của dạ dày cũng bị đe dọa. Đó chính là lý do tại sao những người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ bị bệnh viêm loét dạ dày cao hơn những người khác.
4. Lạm dụng thuốc
Khi dùng bất kì loại thuốc nào bạn cũng đều cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, bởi vì một số loại thuốc có thể không “thân thiện” với dạ dày của bạn. Các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau… có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày của bạn.
Các loại thuốc giảm đau có thể kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày nên gây chảy máu dạ dày. Điều nguy hiểm là vết loét ở dạ dày có thể xuất hiện trong thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào khiến cho việc phát hiện bệnh gặp trở ngại và bệnh càng nặng hơn.
5. Ăn uống không khoa học
Ăn quá nhanh, ăn nhiều vào buổi tối… đều là những thói quen ăn uống không khoa học gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Nếu bạn ăn quá nhanh, sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kĩ ở khoang miệng nên khi chuyển xuống dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn để tiêu hóa. Từ đó, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày. Tương tự như vậy, nếu bạn ăn quá nhiều vào buổi tối, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc trong suốt cả đêm, trong khi thời gian đó là để các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi. Sự tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm chạp về đêm, kết quả là lượng dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn và dẫn đến nguy cơ ăn mòn niêm mạc dạ dày. Tình trạng này kéo dài liên tục sẽ dẫn đến các căn bệnh như viêm, loét dạ dày.
Theo VNE
Thuốc dạng sủi chưa hẳn đã an toàn
Nhiều người quan niệm rằng dùng thuốc dạng sủi khá an toàn, không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nhiều như thuốc dạng viên vì thuốc được hòa tan trước khi uống.
Nhiều người quan niệm rằng dùng thuốc dạng sủi khá an toàn, không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nhiều như thuốc dạng viên vì thuốc được hòa tan trước khi uống. Tuy nhiên, thuốc dạng sủi, ngoài thành phần chính là dược chất còn có nhiều chất khác không có tác dụng điều trị, hay còn gọi là tá dược như chất tạo màu và tạo hương với mục đích giúp cho việc uống thuốc dễ dàng hơn; chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm, khi gặp chất có tính acid như vitamin C hòa trong nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học, trở thành muối ăn và các bọt khí CO2. Nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.
Mới đây, các nhà khoa học còn tìm thấy nguy cơ bị đột quỵ, tăng huyết áp và tử vong từ thuốc dạng sủi bởi trong thành phần thuốc này có khá nhiều muối. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội này cũng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc dạng này. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, những người bị tăng huyết áp, đột quỵ, suy thận, sỏi thận, canxi máu cao, nước tiểu nhiều cặn sỏi... tuyệt đối tránh sử dụng dạng thuốc này.
Mới đây, các nhà khoa học còn tìm thấy nguy cơ bị đột quỵ, tăng huyết áp và tử vong từ thuốc dạng sủi bởi trong thành phần thuốc này có khá nhiều muối. Nghiên cứu của Trường đại học Dundee (Anh) trên hơn 1 triệu người thấy rằng, những người sử dụng các thuốc dạng hòa tan dễ bị đột quỵ hơn 22%, dễ bị tăng huyết áp hơn gấp 7 lần và dễ bị tử vong sớm do mọi nguyên nhân hơn 28% so với những người dùng các thuốc tương tự không chứa muối.
Theo VNE
Tất cả những điều bạn cần biết về ung thư dạ dày Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi lây lan sang các bộ phận khác thì cơ hội điều trị thành công sẽ cao hơn. Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của...