Mắc bệnh tiểu đường, ăn lạc… là ‘tự sát’
Chỉ cần ăn 1 lạng lạc thì sẽ bổ sung 581 kl năng lượng. Vì vậy muốn giảm béo thì nên rời xa lạc.
Lạc vốn được biết đến như một loại lương thực giàu chất dinh dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng. Lạc tuy tốt nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Vậy những ai không nên ăn lạc?
Người mắc bệnh Gout
Bệnh Gout là một loại bệnh do một nhóm chất purine trao đổi, chuyển hóa rối loại gây ra. Lạc là thực phẩm có nhiều chất béo, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết axit uric trong khớp qua nước tiểu, làm nặng thêm bệnh tình. Vì vậy, người bị bệnh Gout cấp tính tuyệt đối không được ăn lạc. Nếu bệnh lui, cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ thích hợp.
Người muốn giảm béo
Lượng chất béo và năng lượng trong lạc rất cao. Chỉ cần ăn 1 lạng lạc thì sẽ bổ sung 581kl năng lượng. Vì vậy muốn giảm béo thì nên rời xa lạc.
Video đang HOT
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường cần khống chế tổng năng lượng dung nạp hàng ngày, vì vậy mỗi ngày không nên dùng quá 3 thìa dầu nấu (30g). Tuy nhiên, 18 hạt lạc thì tương đương với 1 thìa dầu (10g) và có thể sinh ra 90kl nhiệt lượng.
Người bị máu nhiễm mỡ
Trong lạc có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn lạc sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.
Người bị bệnh dạ dày
Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Ăn lạc và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn lạc.
Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ.
Người tì yếu, phân nát
Do lạc nhiều mỡ nên người yếu tì gây viêm ruột, lỵ, tiêu hóa kém ăn lạc sẽ gây lỏng lị, không lợi cho sức khẻo.
Theo Khỏe và đẹp
Ra nhiều mồ hôi không hẳn tốt
Nhiều người nghĩ rằng ra mồ hôi là tốt, tuy nhiên nó không đúng trong mọi trường hợp, vì thường xuyên đổ mồ hôi có thể là một bệnh, trong y học gọi là hyperhidrosis.
Ảnh minh họa: Internet
Trong mùa hè, cơ thể toát mồ hôi là bình thường, nhưng nếu bạn chỉ vận động một chút đã đổ mồ hôi, hoặc mồ hôi đầm đìa khi ngồi trong phòng mát, khi ăn, khi căng thẳng thì phải cảnh giác với các bệnh sau đây:
Hạ đường huyết. Hạ đường huyết gây ra bởi nhiều lý do, trong đó có việc giảm đột ngột lượng đường huyết, kích thích thần kinh giao cảm, cơ thể thải ra một lượng lớn adrenaline, do đó cơ thể đổ mồ hôi lạnh, mặt tái, run chân, tay.
Cường giáp. Sợ nóng, ra mồ hôi nhiều là một trong những triệu chứng chính của căn bệnh này. Nó cũng đi kèm với căng thẳng, thay đổi tính cách, khó ngủ, đa nghi và nhiều triệu chứng khác.
Bệnh tiểu đường. Do rối loạn chức năng thực vật nên người bệnh tiểu đường thường xuyên đổ mồ hôi bất thường. Nếu bạn đồng thời có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường như ăn, uống, tiểu nhiều và sụt cân, cần đi xét nghiệm máu và nước tiểu ngay.
U tủy thượng thận (pheochromocytoma). Đây là một tình trạng quá sản các tế bào tủy thượng thận với triệu chứng phổ biến là đổ mồ hôi đột ngột, khi đổ mồ hôi, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt. Ngoài ra, nó thường đi kèm với triệu chứng đánh trống ngực, run, lạnh chân tay. Khi bệnh kịch phát thường gắn liền với gia tăng đáng kể huyết áp, đau đầu và các triệu chứng khác.
Theo An ninh thủ đô
Phát hiện mới về cách giảm cân và tránh bệnh tiểu đường Chất béo bão hòa từ lâu đã bị coi là "khắc tinh" của sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu mới đây lại cho rằng nó có thể có lợi cho việc giảm cân và tránh bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhiều người trong số chúng ta vẫn có thói quen chọn sữa tách kem hoặc sản phẩm ít chất béo mỗi khi mua...