Những điều cấm kỵ khi ăn gừng bạn phải biết
Gừng có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng gừng chế biến món ăn.
1. Không nên gọt vỏ
Có những người khi ăn gừng đều gọt bỏ vỏ đi, như thế sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch là có thể thái lát dùng.
2. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
3. Không nên ăn nhiều gừng
Gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá cơ thể sẽ bị nhiệt.
Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu bạn ăn với liều lượng lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Bạn cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Tuyệt đối không ăn gừng vào buổi tối
Video đang HOT
Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.
Đặc biệt, những người mắc bệnh sau đây: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường… thì không được ăn gừng thường xuyên trong thời gian dài.
Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy nếu bạn có tiền sử rối loạn chảy máu thì bạn nên tránh ăn bổ sung nhiều gừng dù ở bất kì dạng nào. Gừng cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, nên có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay hạ đường huyết. Ăn nhiều gừng có thể làm cho một số nguy cơ bệnh tim nặng hơn.
4. Không ăn gừng vào buổi tối
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.
5. Mùa thu không nên ăn gừng
Trong các sách y học cổ cũng từng “cảnh báo”: “Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng”.
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.
6. Không được dùng cho những người bị trúng nắng
Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
7. Phụ nữ mang thai không nên ăn gừng
Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác, theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Mỹ), tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi manng thai.
Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng nếu đang mang thai.
Theo Khỏe và đẹp
Công dụng của các loại đậu, đỗ
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều loại đậu, đỗ khác nhau và mỗi loại có thành phần dinh dưỡng và tác dụng trị liệu khác nhau như đậu đỏ, đậu xanh, đậu vàng, đậu Hà Lan.
Vậy mỗi loại đậu, đỗ có công dụng như thế nào?
Đậu đỏ
Đậu đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tì ích vị, lợi tiểu, tiêu phù, có hiệu quả nhất định trong việc trị liệu một số bệnhnhư tiểu tiện khó, tì vị phù thũng... Đậu đỏ còn chứa nhiều vitamin như B1, B2, protein và nhiều loại khoáng chất, có tác dụng bổ huyết, lợi tiểu, tiêu phù, thúc đẩy hoạt động của tim mạch... Ngoài ra, các chất xơ trong đậu đỏ có tác dụng thúc đẩy bài tiết các chất thừa ra khỏi cơ thể, có hiệu quả trong việc giảm cân.
Đậu xanh
Đậu xanh giàu protein, tinh bột, nhiều loại khoáng chất, vitamin B và axit amin, có hiệu quả rất tốt đối với việc giảm bớt sự mệt mỏi, sưng phù hay tiểu tiện khó khăn.... Đậu xanh còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp mắt sáng hơn, hạ huyết áp,....Những người bị bệnh cao huyết áp ăn đậu xanh có thể giảm huyết áp. Vào mùa hè ăn chè đậu xanh không chỉ có thể tăng cường chất dinh dưỡng mà còn có hiệu quả trị liệu nhất định đối với một số bệnh như viêm thận, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, viêm dạ dày, viêm họng hay thị lực suy giảm...
Các loại đậu, đỗ đều có tác dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa.
Đậu vàng
Đậu vàng giàu protein, có chứa nhiều loại vitamin, chất béo. So với các loại thực phẩm khác, chỉ tính hàm lượng protein thì đậu vàng cao hơn thịt nạc 2 lần, cao gấp 4 lần so với trứng gà, 2 lần so với sữa bò.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong đậu vàng còn chứa chất giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm lượng cholesterol trong thành huyết quản, làm mềm các huyết mạch, có tác dụng tốt đối với những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu đường...
Đậu tương
Đậu tương có chứa một số lượng lớn lecithin và một loại các vitamin, đó là rất có lợi cho cơ thể con người. Các chất dinh dưỡng có trong đậu nành có thể cải thiện bệnh tim mạch, các triệu chứng mãn kinh, tăng ham muốn tình dục của phụ nữ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer... Đậu nành giàu protein, được biết đến như là một loại thịt thực vật. Tuy nhiên, đậu nành khó tiêu hóa hơn gạo và bột. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, nếu không nó sẽ gây ra buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Đậu Hà Lan
Đậu hà Lan có tác dụng bổ tì ích khí, lợi tiểu. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu ăn nhiều loại đậu này có thể tăng thêm lượng sữa. Ngoài ra, đậu Hà Lan còn giàu chất carotin, sau khi ăn có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có tác dụng làm đẹp da, những người da khô nên ăn nhiều loại thực phẩm này. Nhưng ăn nhiều đậu Hà Lan cũng dễ gây trướng bụng, những người tiêu hóa không tốt không nên ăn nhiều.
Ai nên ăn đậu đỗ?
Do giá trị dinh dưỡng cao nên đậu đỗ là thức ăn bổ dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt cho người già vì đậu đỗ có hàm lượng cholesterol không cao, không gây tác hại cho hệ tim mạch người già; đậu đỗ có hàm lượng đạm cao, có nhiều chất béo chưa no, rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Lưu ý: Mặc dù đậu đỗ giàu đạm, nhưng thiếu 1 số axit amin chứa lưu huỳnh cần thiết như: methinin, xystein, nhưng lại giàu lysin. Ngược lại, ngũ cốc nghèo lysin, nhưng nhiều methinon và xystin, do đó, đậu đỗ phối hợp với ngũ cốc sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Trong thực tế, đậu đỗ phối hợp đậu đỗ với ngũ cốc để chế biến nhiều món ăn ngon, như: sôi đỗ, cháo đỗ; bánh chưng, bánh dày; giá đỗ được sử dụng phổ biến trong bữa cơm... Những món ăn chế biến phối hợp này vừa ngon, vừa làm tăng giá trị dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Theo Vnmedia
7 đối tượng sau tuyệt đối không nên ăn nhiều sốt mayonnaise Mayonnaise là thực phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng. Song không nên ăn nhiều bởi nó có thể mang lại những tác hại không ngờ. Những đối tượng mắc bệnh sau không nên lạm dụng mayonnaise: 1. Bệnh tim Tiêu thụ mayonnaise thường xuyên khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như đối mặt với các cơn đau tim....