10 điều mẹ không nên nói với trẻ
Có những câu nói hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ra cảm xúc tiêu cực, không tốt cho trẻ.
Mẹ hãy chú ý và ghi nhớ 10 điều sau đây không nên nói với con:
1. “Con giỏi quá”
Việc cha mẹ thường xuyên khen con mình sẽ khiến con trở nên phụ thuộc vào sự công nhận đó hơn là động lực từ bản thân. Hãy diễn tả bằng ý tương tự như: thay vì khen “Con chơi giỏi ghê”, bạn có thể nhận xét “Con và đồng đội rất ăn ý” hay “Đó là sự trợ giúp rất đắc lực!”
2. “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Càng chú tâm làm việc gì đó thì các kỹ năng của con càng được cải thiện. Tuy nhiên, lại có thể khiến con gánh chịu áp lực phải chiến thắng, hoặc nếu trẻ mắc lỗi sẽ nghĩ rằng mình đã không chăm chỉ luyện tập. Hãy khuyến khích con luyện tập chăm chỉ theo một cách khác để con có thể phát triển và cảm thấy tự hào về bản thân.
3. “Không sao đâu”
Khi con bị thương và bật khóc, bạn sẽ động viên rằng con không sao cả, như vậy có thể khiến con cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn nên giúp con trấn an cảm xúc bản thân chứ không phải là coi nhẹ nó. Hãy dành cho con một cái ôm và hiểu được cảm giác của con bằng những câu như: “Thật là một cú ngã đáng sợ!”
4. “Nhanh lên nào”
Giục con nhanh lên trong khi con vẫn từ từ thưởng thức bữa sáng, có thể làm tăng thêm stress. Bạn có thể nhỏ nhẹ nói với con “Chúng ta hãy nhanh lên nào!”. Như vậy con sẽ cảm thấy bạn và con đang ở cùng một đội. Bạn cũng có thể biến hành động thúc giục thành trò chơi, chẳng hạn như: “Sao chúng ta không thi xem ai sẽ nhanh hơn?”
Có những câu nói hằng ngày tưởng chừng như vô hại lại gây ra cảm xúc tiêu cực ở con trẻ hơn bạn tưởng. (ảnh minh hoạ)
5. “Mẹ đang ăn kiêng nhé”
Video đang HOT
Khi hằng ngày thấy bạn kêu ca mình đang béo lên, trong đầu con có thể phát triển một hình ảnh cơ thể không khỏe mạnh. Tốt hơn nên nói rằng: “Mẹ đang tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh vì điều đó khiến mẹ cảm thấy rất tốt”. Hay đừng nói rằng “Mẹ phải tập thể dục”. Hãy nói rằng “Bên ngoài thời tiết rất đẹp. Mẹ sẽ đi dạo một chút”. Câu nói này sẽ giúp con có hứng thú đi bộ cùng bạn.
6. “Chúng ta không đủ tiền mua đâu”
Câu nói này có thể khiến con nghĩ rằng bạn không thể kiểm soát được tài chính. Hãy dùng cách khác để truyền đạt, chẳng hạn như “Chúng ta sẽ không mua món đồ này vì chúng ta đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn”. Nếu con đòi thảo luận về vấn đề này, bạn sẽ có cơ hội để trò chuyện với con về cách chi tiêu và quản lý tiền bạc.
7. “Không được nói chuyện với người lạ”
Khi trẻ gặp một người không quen, trẻ sẽ không nghĩ đó là người lạ nếu người đó đối xử tốt với mình. Thay vì cảnh báo trẻ như vậy, hãy dựng lên một kịch bản như “Con sẽ làm gì nếu một người đàn ông con không biết cho con kẹo và muốn chở con về nhà?”. Hãy lắng nghe câu trả lời, và hướng dẫn con cách hành xử hợp lý.
8. “Cẩn thận đấy”
Nói câu này khi con đang chơi thăng bằng trong sân có thể khiến con té ngã. Vì câu nói của bạn làm con phân tâm và mất tập trung.
9. “Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh”
Câu nói này khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và giảm hẳn cảm giác ngon miệng. Thay vì vậy, hãy nhắc con rằng: “Đầu tiên chúng ta ăn bữa tối, sau đó mới đến tráng miệng”. Sự thay đổi từ ngữ, dù rất nhỏ, cũng có thể tác động tích cực đến con.
10. “Để mẹ giúp”
Khi trẻ đang chơi giải câu đố, bạn sẽ muốn giúp đỡ trẻ. Đừng làm như vậy! Vì sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của trẻ, bé sẽ luôn trông đợi vào câu trả lời của người khác. Thay vì đó, hãy đặt các câu hỏi giúp trẻ giải quyết vấn đề như “Liệu có nên đặt miếng lớn và miếng nhỏ này ở phần dưới chân không con? Sao con lại nghĩ vậy? Con hãy thử xem sao”.
Theo Phununews
13 lời khuyên giúp con nghe lời răm rắp
Dưới đây là 13 lời khuyên hữu ích giúp bạn dạy con biết vâng lời.
1. "Khi nào... thì"
"Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình". Từ "khi nào" ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ "nếu".
2. "Chân trước, miệng sau"
Thay vì đứng ở xa, hét lên: "Tắt tivi đi Mít, đến giờ cơm rồi", bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lí sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.
3. Hãy cho bé lựa chọn
"Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước" hoặc "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?".
4. Đừng hỏi khó
Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: "Sao con làm thế?" (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: "Kể cho mẹ xem con đã làm gì?".
5. Trực tiếp
Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ.
6. Gọi tên
Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cái cốc".
7. Nguyên tắc từng câu một
Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc". Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện.
8. Hãy đơn giản
Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.
9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ
Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
10. Đưa lợi ích để bé không từ chối
Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ.
11. Hãy tích cực
Thay vì nói: "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi".
12. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"
Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống"; thay vì:"Hãy cho Sam mượn đồ chơi", bạn nói: "Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi". Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
13. Sử dùng "Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì..."
Chẳng hạn: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc".
Theo Pháp luật xã hội
Sai lầm có thể gây chết trẻ khi cho uống thuốc Đối với trẻ em, liều dùng một số loại thuốc dựa vào trọng lượng cơ thể trẻ. Vì vậy, không bao giờ được đoán trọng lượng để dùng thuốc hoặc ước liều của người lớn. Để tránh tình trạng cho trẻ uống quá ít hoặc quá liều thuốc, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý: Sai lầm có thể gây...